Trang chủ Liên hệ Sách viết Ngân hàng Bài báo Công nghệ Vi tính Bài viết Rao vặt Phim ảnh Thư giãn Đăng nhập
Tin Mới
Tìm bài viết
Bài viết
<May 2024>
SuMoTuWeThFrSa
2829301234
567891011
12131415161718
19202122232425
2627282930311
2345678
10 - VÌ SAO TÔI DỰ ĐÓAN ĐƯỢC NHỮNG ĐIỀU ÍT AI NGỜ TỚI?
Nhiều khi tôi tự hỏi vì sao trong đời viết báo của tôi có nhiều dự đóan rất nhiều người không ngờ mà sau đó thực tế lại chứng minh là đúng. Xin nêu một số ví dụ để tiện bàn luận và rút kinh nghiệm: 1. Năm 1988 tôi dự đóan cần có những giải pháp đúng quy luật lưu thông tiền tệ mới chống lạm phát phi mã thành công. Trong khi thực tế chỉ dùng những giải pháp theo sách của Liên Xô, không dùng những công cụ của chính sách tiền tệ như lãi suất dương. Về khách quan phải nói là tôi may mắn được chuyển công tác vào miền Nam năm 1976 và tiếp súc với kinh tế học tư bản nên khi giảng dậy các học viên đã tốt nghiệp đại học làm việc tại các ngân hàng họat động từ trước 1975 tại các lớp được gọi tên là lớp trí thức mà học viên đều được đào tạo theo kinh tế học tư bản. Tôi lại được trường kinh tế thành phố Hồ Chí Minh mời làm phó khoa Ngân hàng và được giảng lớp sinh viên trường luật trước 1975 chuyển sang, trong đó có nhiều con em cán bộ tập kết ra Bắc nên rất thông cảm với nhau. Họ được học theo kinh tế học tư bản nhưng rất ngưỡng mộ chế độ XHCN đã có sức mạnh chiến thắng cả hai nước đế quốc lớn. Kỳ đó, nước Pháp tổ chức triển lãm sách Pháp; ban tổ chức cuộc triển lãm phô tô sách bán cho bạn đọc không đủ tiền mua sách theo giá bìa. Tôi mua được một số sách chuyên đề về tiền tệ tín dụng rất phù hợp với phạm vi tôi đang giảng mà sách của Liên Xô không đề cập tới. Tôi lại hay tổ chức thảo luận lớp về những thắc mắc mà sinh viên nêu lên. Đặc biệt là sinh viên lớp trí thức, nhiều ngưới có học vị tiến sỹ tại Mỹ hay Pháp. Tôi đã chọn cách phải trau dồi kiến thức về các trường phái kinh tế khác nhau để có thể làm tốt trách nhiệm giảng dậy. Tôi đã mời các giảng viên đại học thành phố Hồ chí Minh, Đà Lạt, Hà Nội về lần lượt giảng cho giảng viên trong khoa Tiền tệ Tín dụng và thấy rõ các giáo sư đào tạo từ Pháp thường giảng theo học thuyết Keynes. Giáo sư ở thành phố Hồ Chí Minh giảng theo các cuốn Economics của Mỹ. Số phận đã cho tôi may mắn được sống ở nơi giao thoa giữa kinh tế học XHCN và tư bản chủ nghĩa nên đã sớm nhận ra con đường để tìm ra chân lý khoa học là phải kiểm chứng những điều viết trong sách qua thực tế điều hành kinh tế của nước ta và các nước để tìm ra sự thật khoa học.  Vì thế tôi đã cẩn thận theo rõi trên báo, trên báo cáo thường niên của Ngân hàng nhà nước và trên Thống kê tài chính quốc tế của IMF số liệu thống kê về những diễn biến kinh tế tiền tệ. Tôi rất cảm ơn anh Vũ Quang Việt tuy chỉ quen biết nhau trên báo chí, nhưng khi tôi viết thư cho anh nhờ tạp chí Kinh tế và Dự báo chuyển giúp đề nghị anh ấy tìm giúp quyển Thống kế Tài chính Quốc tế của IMF năm 1970 và 1975 vì Việt Nam chỉ mới gia nhập IMF vào thập niên 1990 nên không có. Trong một chuyến về Việt Nam công tác, anh Việt đã mang đến tận nhà cho tôi 2 quyển đó. Nhờ đó tôi dựng lại được số liệu về việc chấm dứt lạm phát phi mã kỳ diệu chỉ trong nửa đầu năm 1989 và dựng lại cuộc lạm phát phi mã 1985 - 1988 với sự chấm dứt kỳ diệu năm 1989. 2. Năm 1990, tôi dự đóan trường phái lạm phát giá cả sẽ ảnh hưởng xấu tới việc đìều hành tiền tệ của Việt Nam. Gây sốc nhất cho tôi thời kỳ này là cuộc hội thảo về HTXTD tổ chức ở trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh năm 1990. Ông phó tổng giám đốc ngân hang Việt Nam Thương tín trước 1975, rất được giới sinh viên hâm mộ đã yêu cầu cho sinh viên tham dự hội thảo và đã giảng cho sinh viên khái niệm “mới” về lạm phát: “ cứ phồng giá là lạm phát” trong khi tôi giảng cho sinh viên:”lạm phát là tình trạng khối tiền giấy lưu thông quá nhiều so với nhu cầu lưu thong hàng hóa theo quy luật khối tiền cần cho lưu thông (Md, Money demand) của Mác theo công thức: Md = PQ/V khi Ms ( Ms, money supply) lớn hơn Md.” Cú sốc này thôi thúc tôi đọc và tìm hiểu về cuốn kinh tế học của Gs Paul A.Samuelson. Việc kiểm chứng trong thực tế để xem những điều viết trong sách đúng hay sai đã giúp tôi viết bài “lạm phát giá cả là gì?” được đăng trên tạp chí Cộng Sản tháng 8/1991. Tôi nghĩ có nhiều người theo quan điểm “cứ phồng giá là lạm phát” sẽ viết bài tranh luận, nhưng không có bài nào. Một số nhà kinh tế và giáo sư đọc bài này trong cuốn sách tiền tệ và ngân hàng của tôi xuất bản năm 1995, tập hợp những bài báo hay của tôi, đã nhận xét tôi cả gan tranh luận với những tác giá lớn như Gs Paul A. Samuelson. Khi tôi hỏi lại: “anh thấy đúng sai như thế nào?” Họ nói thật: “anh dựa vào thực tế như vậy cũng khó mà bác bẻ lại “. 3. Năm 1997, tôi dự đóan khủng hỏang tài chính ở Thái Lan sẽ lan rộng vì có nhiều nước lên giá nội tệ giống như Thái Lan, nước đã giữ tỷ giá USD cố định 11 năm dù Thái Lan có tỷ lệ lạm phát cao hơn Mỹ nhiều, nghĩa là tiền giấy ở Thái Lan mất giá nhiều hơn đồng USD giấy. Thái Lan đã bắc ghế cho đồng Bạt đứng lên cho cao bằng đồng USD, nghiã là lên giá nội tệ khỏang 30% và khoe với với các nước là Thái Lan đã giữ ổn định tỷ giá đồng Bạt trong 20 năm (cũng là phóng đại từ con số thực là 11 năm). George Soros, người đã bẻ gậy cột sống đồng Bảng Anh năm 1991 khi Anh hé lộ ý định phá giá đổng Bảng, thấy ngay cơ hội đánh sụp đồng Bạt. Ngay từ 15-5-1997, qũy đầu cơ (hedge fund) của Soros đã cùng với các qũy đầu cơ khác tung váo Thái Lan những cú đầu cơ tới lớn 2 tỷ USD/phi vụ. Họ đã dùng những hợp đồng tỷ giá tương lai (FRA) vốn là để bảo vệ tỷ giá cho nhà nhập khẩu khỏi bị lỗ khi giá USD thị trường tương lai tăng lên. Nhà nhập khẩu chỉ phải chi phí khỏang 4% giá trị hàng nhập khẩu để mua số FRA tương ứng với khối hàng nhập khẩu và sẽ được mua USD theo giá USD ghi trong hợp đồng (strike price) để trả cho nhà xuất khẩu tránh được lỗ do phải mua theo giá thị trường đã tăng lên khi tới hạn thanh tóan. Họ chỉ bỏ 80.000USD chi phí để tạo ra một phi vụ đầu cơ 2 tỷ USD, trong khi chính phủ Thái Lan muốn đối phó với một phi vụ đầu cơ lớn cỡ đó phải bỏ ra 2 tỷ USD. Thật đúng như dùng vũ khí thông thường để chống vũ khi nguyên tử trên trận địa tiền tệ. Các quỹ đầu cơ đã mua khống các FRA như vậy để phá thị trường ngọai tệ của nước nào ham lên giá nội tệ cho nó oai. Nói mua khống là vì các qũy đầu cơ này chả có một USD hàng nhập khẩu nào mà vẫn cứ mua FRA. Các bạn hãy tưởng tượng với những FRA cỡ 2 tỷ USD như vậy, nhà đầu cơ như Soros có thể mua 2 tỷ USD theo giá thấp hơn thị trường để bán ra và mua vào 255 tỷ Bạt theo giá chính thức của Chính phủ Thái Lan lúc đó. Tác động của việc bán USD và mua Bạt với cỡ lớn như vậy sẽ đẩy tỷ giá Bạt/USD lên mạnh đến như thế nào? Thực tế là chỉ tới tháng 7-1997 tỷ giá này đã tăng 212% (54 Bạt/1USD so với tỷ giá chính thức 25,5 Bat/USD trước khủng hỏang). Chỉ 15 cú đầu cơ cỡ 2 tỷ USD như vậy đã bốc hơi tòan bộ 30 tỷ USD qũy dự trữ ngọai tệ của Thái Lan trong vòng 1,5 tháng và tháng 7-1997 khủng hỏang tài chính Thái Lan đã nổ ra. Các qũy đầu cơ đã kiếm 8 tỷ USD lợi nhuận đen từ sự sụp đổ kinh tế Thái Lan do khủng hỏang tài chính. Thấy quá ngon ăn, các qũy đầu cơ đã liên tục tấn công các nước Đông Á khác và gây ra khủng hỏang tài chính Đông Á. Singapor lên giá nội tệ ít (khỏang dưới 5%) nên khủng hỏang nhẹ hơn. Tôi đã có dự đóan này do kinh nghiệm chống việc lên giá tiền ta 3 năm ròng để đạt tới kết quả hạ ngay nhập siêu 1593,2 triệu USD năm 1996. Do biết kiểm chứng trong thực tế những gì viết trong sách báo, tôi đã đúc kêt được từ khủng hỏang tài chính Đông Á hai điểm: một là thủ phạm gây ra khủng hỏang là các qũy đầu cơ, trong đó có Soros mà thủ tướng Malyxia, tiến sỹ Mohamed Mahathir, đã thẳng thừng phê phán trên tờ báo NewYork times. Hai là phương thuốc chống khủng hỏang tài chính mà thủ tướng Malayxia đã áp dụng là cầm công dân nước này gửi nội tệ, tiền Ringghit ở các ngân hàng nước ngòai. Điều này làm cho các qũy đầu cơ không thể mua đồng Ringghit ở thị trương ngoại hối quốc tế mà vào thị trường trong nước sẽ bị các ngân hàng Malayxia phát hiện và ngăn chặn ngay việc đầu cơ bằng FRA. Sinh viên các trường luôn luôn là nguồn động viên tôi. Hội sinh viên trường đại học Ngọai thương đã tổ chức cho tôi nó chuyện khủng hỏang tài chính Đông Á trước hơn 1000 sinh viên. 4. Đầu năm 2001 khi mới mở Sở Giao dịch Chứng khóan Hồ Chi Minh, qua chỉ số P/E tăng vọt bất thường, tôi dự đóan bong bóng tài chính đang nổ ra nên đã liên tục viết báo cảnh báo tình trạng này. Các báo liên tục mời tôi viết bài. Có tháng tôi thu tới 1 triệu đồng tiền nhuận bút. Nhưng Tổng biên tập nhiều báo đăng bài của tôi vẫn nói với tôi “anh chỉ lý thuyết suông chứ thực ra ngừời chơi chứng khóan lãi cả tỷ đồng, bạn tôi bán nhà được 600 triệu đồng, đem chơi chứng khóan lãi tới 800 triệu”. Tổng giám đốc một số công ty chứng khóan mà tôi đến hỏi tin tức cũng kêu tôi là theo sách, không thực tế. Nhưng 7 tháng sau bong bóng chứng khóan sì hơi sau khi VN.Index vọt tới đỉnh 571 điểm vào ngày 25/6/2001 với tốc độ nhanh mà thế giới chưa từng có và rớt xuống điểm thấp nhất 203 điểm vào ngày 5/10/2001 mới ngóc lên từ từ tới 225 điểm sang 15/1/2001. 5. Tháng 1-4-2008 tôi đã dự đóan sẽ có suy thóai kinh tế trong thư gửi chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết dựa trên email của ông Vũ Quang Việt nói rằng nếu không thận trọng Việt Nam có thể bị lạm suy như nước Mỹ năm 1979-1982 và dựa vào những phát hiện của tôi về những cách dùng công cụ của chính sách tiền tệ, thuốc đặc trị cho lạm phát tiền giấy, để chữa lạm phát giá cả. Tháng 6-2008 những dấu hiện suy thóai đã xuất hiện như ngân hàng TW vừa phát hành 20.300 tỷ tín phiếu ngân hàng để rút tiền về đã phải tung 39.000 tỷ ra lưu thông để cứu các ngân hàng bị mất khả năng thanh khỏan. Các nhà điều hành tiền tệ và các nhà kinh tế, kể cả chuyên gia của hội đồng chính sách tiền tệ cũng không thấy được điều lạ trong việc vừa hút tiền vào đã phải tung tiền ra nhiều hơn. Những bài báo “Việt Nam có hai ngân hàng trung ương” hay trả lời phỏng vấn báo chí của ông Lê Xuân Nghiã, vụ trưởng vụ chiến lược ngân hàng “phải cứu bằng được khả năng thanh khỏan của các ngân hàng” đập vào mắt tôi như những tín hiệu của suy thóai, lại hòan tòan không được các chuyên gia và nhà kinh tế dự hội thảo về lạm phát, phát biểu để Chính phủ nghe ra. Đó là điều tôi không thể hiểu được; chả lẽ đất nước gặp vận rủi đã tạo ra những làn sóng lạ bịt tai bịt mắt các các nhà điều hành tiền tệ, vì có vị như phó chủ nhiệm ủy ban Kinh tế và ngân sách phụ trách phần tiền tệ khóa trước đã nói: “tôi không tranh luận với anh về những nhầm lẫn của của Gs Paul A. Samuelson” trong khi ông phó ủy ban đó phụ trách về Tài chính lại rất thích thú và coi trọng công trình của tôi phân tích những nhầm lẫn của Gs. Qua 5 việc trên tôi nghiệm ra: Trước hết là do tôi ham mê tìm ra những điểm khác nhau giữa các học thuyết kinh tế và kiên trì tìm ra lời giải cái gì là đúng, cái gì là sai qua kiểm nghiệm trong thực tế ở Việt Nam và các nước. Cái gì đúng, qua thực tế ở nhiều nước đều đem lại hiệu quả tốt cho kinh tế, cái gì sai sớm muộn cũng gây hại cho kinh tế như giải pháp chống lạm pháp đúng quy luật có thể chấm dứt lạm phát phi mã ở tất cả các nước đã ứng dụng nó. Ngược lại lãi suất âm có ở nước nào là nước đó có tỷ lệ lạm phát cao như Venezuela lạm phát đến 20%. Tôi tin chắc rằng khi các nước đó chuyển từ lãi suất âm sang lãi suất dương, tỷ lệ lạm phát sẽ hạ thấp ngay. Thứ hai là công tâm, viết báo là vì lợi ích đất nước không vì lợi ích cá nhân. Như khi tôi viết báo chống việc lên giá tiền ta, tôi hòan tòan không nghĩ tới việc buôn USD. Bạn bè có người biết và chê tôi không biết dùng khả năng dự đóan USD sẽ tăng hơn 20% để cao hơn tỷ giá thực, mua USD để bán lại tăng thu nhập. Sau này khi các nghiên cứu về những người có khả năng đặc biệt tìm được mộ cho đồng đội cho các gia đình liệt sỹ, cũng chỉ ra người nào lợi dụng lấy tiền của gia đình liệt sỹ đều mất dần khả năng đặc biệt này. Khi sọan bài này để đưa lên blog, tôi suy nghĩ đến tương lại của trang blog này và lại muốn dự đóan về các kịch bản có thế xẩy ra: Kịch bản tốt nhất là các nhà điều hành tiền tệ khi thấy suy thóai diễn ra theo đúng như dự đóan của tôi, sẽ nhận ra thiện chí tôi viết blog là để góp ý đúng quy luật với lãnh đạo trong những sai lầm do xa rời lý luận Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Như vậy chính người làm sai đứng ra sửa cái sai của mình sẽ là tốt đẹp nhất cho đất nước vì công tư lưỡng lợi: đất nước thóat được kịch bản suy thóai xấu và cá nhân các nhà điều hành tiền tệ sẽ tự gỡ được nguyên nhân từ tư duy xa rời lý luận kinh điển và trưởng thành vượt bậc. Kịch bản xấu nhất là Bộ Thông tin Truyền thông dựa vào văn bản quản lý blog trái với luật báo chí, đưa tôi ra trước pháp luật. Trong cái rủi đó tất sẽ có cái may là tôi được tranh luận công khai có ghi âm theo luật tố tụng hình sự. Tôi tin rất chắc chắn rằng khi đó đại diện Bộ sẽ không thể nào bác bỏ được các đề xuất khoa học của tôi vì lý lẽ khoa học như 2 x 2 = 4, chả ai có thể chứng minh được 2 x 2 = 5 được. Bộ Thông tinTruyền thông không đọc kỹ luật báo chí chắc chắn sẽ đuối lý. Thông thường có thể có những kịch bản khác nằm giữa hai kịch bản này nhưng sa đà vào đó dễ thành đóan mò./.
373
270329
Germany Contact Bank Technology Hội Viên
Định cư
Restaurant
Vũ Ngọc Trí
Contact
Forum
News
Pearls's Blog
Bank
Reports
Brave's Blog
Technology
Computer
Vũ Ngọc An
Vũ Ngọc Bình
Võ Ngọc Hạnh
Hội thảo
Hỗ trợ
Engineer Vũ Ngọc Dũng
HP: 0903918144
vudzung57@gmail.com
---------
Nếu quý vị thấy website hữu ích. Xin ủng hộ số tiền tùy hỷ gửi vào tài khoản sau:
Ngân hàng: VietinBank
Số tài khoản: 106004126294
Chủ tài khoản: Vũ Ngọc Dũng
Truy vấn
Xin chào Quý Khách !
Đã xem 422915
Đang xem 193
Copyright © 2008 -  Information Technology Bank - Designed by VND