Trang chủ Liên hệ Sách viết Ngân hàng Bài báo Công nghệ Vi tính Bài viết Rao vặt Phim ảnh Thư giãn Đăng nhập
Tin Mới
Tìm bài viết
Bài viết
<May 2024>
SuMoTuWeThFrSa
2829301234
567891011
12131415161718
19202122232425
2627282930311
2345678
51 - CẦN PHÂN TÍCH SAI LẦM CỦA TỔNG CỤC THỐNG KÊ
 
Thanh Ngọc
Trên thế giới nước nào cũng biết là CPI khác với tỷ lệ lạm phát vì vậy họ đều công bố chỉ số lạm phát cơ bản (coreinflation) là chỉ số đã loại trừ những yếu tố dễ biến động để làm công cụ đo chính xác hơn tỷ lệ lạm phát. Vì vậy chỉ số lạm phát cơ bản thường chỉ bằng 60% - 70% của CPI. Như thí dụ của Mỹ sau đây:

Bảng 1. CPI của Mỹ[1]

 

Tháng năm

 
9-07
10-07
11-07
12-07
1-08
2-08
12-07
12-08
Toàn bộ CPI
0.4
0.3
0.9
0.4
0.4
0
3.1
4
CPI -nănglượng & hàng ăn (a)
0.2
0.2
0.2
0.2
0.3
0
2.3
2.3
(a)So với toán bộ CPI
50.0%
3 66.6%
22.2%
50%
75%
#DIV/0!
74.2%
57.5%

Như vậy CPI trừ năng lượng và hàng ăn của Mỹ so với CPI chưa trừ chiếm có 74,2 % năm 2007 và ước năm 2008 chỉ chiếm 57,5%. Theo tỷ lệ tương quan này thì nếu ta dùng CPI trừ năng lượng và lương thực thực phẩm thì tỷ lệ lạm phát của ta chỉ khoảng 5% - 6% (ví dụ năm 2006 CPI là 7,4% thì tỷ lệ lạm phát chỉ có 5,47% nều nhân với 74.2% và 4,2% nếu nhân với 57,5%).
Khi tôi trực tiếp lên gặp TCTK theo phiếu chuyển văn bản số 229 của Văn phòng Chính phủ với hy vọng thuyết phục được việc dùng CPI trừ năng lượng và hàng ăn để phản ảnh chính xác hơn tỷ lệ lạm phát của Việt Nam, tôi đã hoàn toàn thất vọng vì sự không hiểu biết về hai loại lạm phát đang tấn công cả thế giới của Vụ Thương Mại, Giá cả và Dịch vụ (từ đây xin được gọi tắt là VTM). Lạm phát tiền giấy mà Mác đã khẳng định là do lượng tiền lưu thông nhiều hơn lượng tìền cần cho lưu thông khớp với nhu cầu lưu thông hàng hoá và dịch vụ. Lạm phát giá cả do nhầm lẫn cũ của Gs. Samuelson với quan niệm cứ gía tăng là lạm phát.Vì vậy cơn sốc dầu lửa đã được Gs. Samuelson gọi là lạm phát chi phí đẩy. Như vậy không có công cụ nào của chính sách tiền tệ có thể hạ được giá dầu để chữa từ nguyên nhân của cái gọi là lạm phát chi phí đẩy như Gs. Samuelson đã viết trong trang 557 cuốn kinh tế học của giáo sư xuất bản lần thứ 17 mà tôi tạm dịch như sau:
Chính sách tiền tệ trong cuộc suy thoái 1982
Một trong những chính sách kinh tế to lớn và bất ngờ nhất xảy ra ở Mỹ khi Fed quyết định giảm lạm phát thời kỳ 1979-1982. Kết quả là khối tiền tệ cung ứng giảm mạnh…và suy thoái như thập niên 1930. Thất nghiệp hơn 10%”.
Vấn đề đầu tiên tôi nêu lên để thảo luận là CPI của Việt Nam vừa phản ảnh lạm phát tiền tệ và lạm phát giá cả. Do không đọc lại về hai loại lạm phát này nên VTM đã không trả lời thẳng có hay không chuyện phản ảnh ôm đồm đó mà đã trả lời lạc đề là TCTK tính CPI theo sách của tổ chức Lao Động quốc tế. Tôi đã kiên trì giải thích thế nào là lạm phát tiền tệ và lạm phát giá cả nhưng VTM đều né tránh không ghi vào bản ghi nhớ chứng tỏ là VTM không đọc lại lý luận Mác Lênin về tiền tệ được giảng ở Môn kinh tế chính trị Mác-Lênin năm đầu học đại học và ở các lớp trung cao cấp ở các trường Đảng và cuốn kinh tế học của Gs. Samuelson đã được hầu hết các trường đại học dùng để giảng môn kinh tế học.
Mặt khác, TCTK đã qua gần 4 năm làm việc với Ngân hàng trung ương về những nhóm hàng mặt hàng cần loại trừ để tính ra chỉ số lạm phát cơ bản nhưng vẫn chưa công bố chỉ số này như các nước để Chính phủ có được một thước đo chính xác về tỷ lệ lạm phát. Tra cứu bất kỳ trang Web nào nói về lạm phát và lạm phát cơ bản đều có thể thấy được những khái niệm cơ bản về lạm phát cơ bản (primer coreinflation dịch theo từ điển là khái niệm vỡ lòng). Một thái độ khó hiểu nữa là TCTK chỉ tra cứu những trang Web của các nước có tỷ lệ lạm phát cao hơn hoặc bằng ta như Lào, Campuchia và hoàn tòan không tham khảo các trang web của các nước có tỷ lệ lạm phát thấp hơn ta như tất cả các nước phát triển và nhiều nước đang phát triển. Trong khi lập bảng ghi nhớ, tôi đã đề nghị lấy tỷ lệ lạm phát trên trang Web www.imf.org của IMF, anh Hùng, thư ký, đã tra cứu ngay và thấy tỷ lệ lạm phát ở Mỹ và vài nước có tỷ lệ lạm phát thấp hơn ta, chỉ khoảng trên dưới 2,4%, nhưng anh Thắng, Vụ phó đã lảng tránh không ghi vào bản ghi nhớ mà anh ấy soạn thảo và truyền sang máy vi tính của anh Hùng.
TCTK đã cung cấp thông tin sai về tỷ lệ lạm phát của Việt Nam vì vậy đáng lẽ Việt Nam không cần chống lạm phát vì với tỷ lệ lạm phát đúng chỉ là 5-6%, Việt Nam vẫn nằm trong loại lạm phát vừa phải còn được gọi là lạm phát lành mạnh vì cái lợi của nó lớn rất nhiều so với cái hại. Cái lợi của nó là 43.033.784 tỷ đồng GDP tăng trưởng từ 1990 đến 2006 do chính sách tiền tệ kích cầu đem lại.
Như vậy có thể tóm lại là TCTK đã phản ảnh sai tình hình tỷ lệ lạm phát của nước ta vì đã không đọc lại lý luận Mác-Lênin và kinh tế học hiện đại để hiểu đúng về lạm phát tiền giấy và và nhất là về lạm phát giá cả. Cần trao đổi kỹ trên nền tảng lý luận mà Đảng ta đã khẳng định là lý luận Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Khi TCTK thầy ra những nhầm lẫn của của Gs. Samuelson chỉ cần báo cáo lại lên Chính phủ tình hình thực tế là lạm phát của các nước thấp hơn ta là TCTK đã tạo cơ sở thông tin đúng về lạm phát trên thế giới cứu nước ta khỏi cơn suy thoái nặng mà Gs. Samuelson đã cảnh báo trong đoạn trích dẫn ở trang 557 nói trên.
Hiện nay tình hình lạm phát đã gỉảm theo giá dầu xuống dưới mức 120USD/thùng, chỉ đọc những tin đó chắc TCTK đã hiểu để lạm phát trong nước biến động theo giá dầu là đẩy nước ta giẫm vào vết xe đổ của Fed trong vụ suy thoái 1979-1982 mà chính Gs. Samuelson đã viết trong trang 557 trích dẫn ờ trên. Mong TCTK sớm cống bố chỉ số lạm phát cơ bản và điều chỉnh quyền số các nhóm hàng theo CPI trừ năng lượng và lương thực thực phẩm để nước ta gỡ được những giải pháp gây sốc cho kinh tế do dùng nhầm thuốc đặc trị lạm phát tiền giấy tưởng rằng có thể chữa được lạm phát giá cả ./.
 

[1] Nguồn: trang web của bộ Lao Động Mỹ
Xin bổ sung thêm là giá dầu hiện nay (10-2008) xuống dưới ngưỡng 90 USD/thùng làm CPI của TCTK trở thành âm. Như vậy càng chứng tỏ CPI cũ hoàn toàn không phản ảnh trung thực mức lạm phát tiền giấy, thứ rất cần để điều hành tiến tệ. Chả lẽ giá dầu nhét trong CPIcó thể biến lạm phát thành thiểu phát (deflation)?
373
270373
Germany Contact Bank Technology Hội Viên
Định cư
Restaurant
Vũ Ngọc Trí
Contact
Forum
News
Pearls's Blog
Bank
Reports
Brave's Blog
Technology
Computer
Vũ Ngọc An
Vũ Ngọc Bình
Võ Ngọc Hạnh
Hội thảo
Hỗ trợ
Engineer Vũ Ngọc Dũng
HP: 0903918144
vudzung57@gmail.com
---------
Nếu quý vị thấy website hữu ích. Xin ủng hộ số tiền tùy hỷ gửi vào tài khoản sau:
Ngân hàng: VietinBank
Số tài khoản: 106004126294
Chủ tài khoản: Vũ Ngọc Dũng
Truy vấn
Xin chào Quý Khách !
Đã xem 422971
Đang xem 249
Copyright © 2008 -  Information Technology Bank - Designed by VND