Trang chủ Liên hệ Sách viết Ngân hàng Bài báo Công nghệ Vi tính Bài viết Rao vặt Phim ảnh Thư giãn Đăng nhập
Tin Mới
Tìm bài viết
Bài viết
<May 2024>
SuMoTuWeThFrSa
2829301234
567891011
12131415161718
19202122232425
2627282930311
2345678
55 - HY VỌNG Ở QUỐC HỘI
 
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 16 tháng 12 năm 2008
Kính gửi Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Phú Trọng
Tôi là Vũ Ngọc Nhung, nguyên chủ nhiệm khoa Tiền tệ Tín dụng trường Đai học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh đã hưu, kính trình Chủ tịch về nguy cơ suy thoái đang đe doạ nước ta nhưng e rằng không được quan tâm bàn về kế họach ngăn ngừa trước. Nhóm bạn bè của tôi đã nghiên cứu từ năm 1991 những sai lầm của Gs. Samuelson về tiền tệ nên thấy rất rõ một số vấn đề xin phép trình bày với chủ tịch:
1. Có bộ trưởng đã xa rời lý luận Mác-Lênin, đi theo trường phái lạm phát giá cả gây sốc cho kinh tế
Trường phái này là của Gs. Samuelson được giải thưởng Nobel kinh tế, với quan điểm sai lầm cho rằng cứ giá cả chung tăng lên là lạm phát, đến lần xuất bản thứ 17 của sách Kinh tế học của ông, Gs đã thay đổi quan đỉểm này. Đi theo quan điểm này tất không hiểu biết bản chất của lạm phát theo Chính trị kinh tế học Mác-Lênin. Dẫn chứng là ông Vũ Văn Ninh trong bài “một số giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô” đăng trên Tạp chí Cộng Sản số 2-2008: ” đã đưa ra định nghĩa như sau: “Lạm phát được đánh giá bằng cách so sánh giá cả của cùng 1 loại hàng hóa vào hai thời điểm khác nhau, với giả định chất lượng hàng hóa không đổi”. Như vậy là ông Ninh đã không theo Kinh tế chính trị học Mác-Lênin nên đã không hiểu lạm phát là tình trạng tiền lưu thông nhiều hơn nhu cầu lưu thông hàng hoá và dịch vụ theo quy luật lưu thông tiền tệ Md = PQ/V với Md (Money demand) là khối tiền cần cho lưu thông P là giá cả hàng hoá và dịch vụ, Q là lượng hàng hoá dịch vụ đưa ra lưu thông và V là tốc độ lưu thông tiền tệ. Nếu Ms (Money supply) khối tiền thực tế lưu thông lớn hơn Md là lạm phát; ngược lại Ms < Md là thiểu phát (deflation) với CPI âm như hai tháng nay.
Ông bộ trưởng chắc không để ý đến sự khác biệt ngược nhau giữa quan điểm của Mác và quan điểm của trường phái lạm phát giá cả. Mác khẳng định chỉ có lạm phát tiền giấy (còn giấy bạc ngân hàng không có lạm phát vì được đảm bảo bằng vàng, in nhiều giấy bạc đưa ra lưu thông người dân sẽ đổi ngay ra tiền vàng). Là đảng viên, thấy sự khác nhau này là phải nghiên cứu xem đúng sai như thế nào. Nhưng bộ trưởng đã can thiệp thẳng với tổng biên tập một tờ tạp chí không được đăng những bài viết về lạm phát giá cả. Vì theo trường phái giá cả nên ông bộ trưởng lấy 27.000 tỷ để bù lỗ cho Tổng Công ty Xăng Dầu tưởng rằng sẽ hạ được giá dầu ở thị trường thế giới nhưng thực tế chỉ hạ được giá xăng trong nước thấp hơn các nước xung quanh khiến tiền ngân sách chẩy theo dòng xăng buôn lậu qua biên giới bao cấp giá xăng rẻ cho cả người tiêu dùng ở nước ngoài.
Chính vì đi theo trường phái lạm phát giá cả nên ông Vũ Văn Ninh là tác giả của nhiều giải pháp gây sốc cho kinh tế và tạo lỗ hổng cho khủng hỏang kinh tế thế giới xâm nhập vào Việt Nam. Đó là việc đem gửi vào các ngân hàng quốc doanh 52.000 tỷ đồng tiền của kho bạc, không gửi vào ngân hàng trung ương theo đúng chế độ. Các ngân hàng quốc doanh đã lấy số tiền gửi đó cho các ngân hàng nhỏ vay. Các ngân hàng nhỏ này đã cho vay gấp 4- 5 lần số vốn huy động được vào chứng khoán và bất động sản; khi phải trả nợ số tiền đã vay qua thị trường liên ngân hàng họ đã nâng lãi suất lên cực cao để hút tiền gửi của các ngân hàng lớn về. Các ngân hàng lớn buộc phải nâng lãi suất tiền gửi lên để chống bị hút vốn tiền gửi. Tiền gửi đã đem cho vay nếu bị hút mất, người gửi đến rút không thể đòi tiền cho vay về trước hạn để có tiền trà cho người gửi là mất khả năng thanh khoản ngay. Cuộc đua lãi suất suất này đã đẩy ngân hàng đến bờ vực của việc mất khả năng thanh khoản nên ông Lê Xuân Nghiã, Vụ trưởng Vụ Chiến lược Tiền tệ ngân hàng trung ương đã trả lời phỏng vấn báo chí là "phải bảo vệ bằng được khả năng thanh khoản của ngân hàng" vào tháng 7-2008.
Vì lý do đó, đã xuất hiện tình trạng cổ phiếu ngân hàng giảm đồng loạt và ngành ngân hàng hiện đang thừa 50.000 tỷ tiền gửi không đem cho vay ra được. người vay ngân hàng không chịu đựng được nổi lãi suất cho vay của ngân hàng. Đó là báo hiệu cho thấy rõ ngân hàng có thể là lỗ thủng để khủng hỏang kinh tế thế giới xâm nhập vào nước ta. Nhưng nguy hiểm là trong cuộc hội thảo về ảnh hưởng của khủng hỏang kinh tế thế giới tới Việt Nam do trường đại học kinh tế tổ chức đã có ý kiến không cần lập qũy cứu trợ trong khi Mỹ đã dùng tới 700 tỷ USD, Trung Quốc 586 tỷ để lập qũy này. Việc một vài ngân hàng mất khả năng thanh khỏan dễ xẩy ra nhưng khả năng đổ vỡ theo kiểu domino vẫn phải được phòng bị và lập qũy bảo trợ là để cứu gỡ cho tình hình xấu nhất này.
2. Việc không hiểu biết về sự khác nhau giữa lạm phát và suy thoái sẽ không đối phó kịp với suy thoái
Tháng 3-2008, tôi đã gửi thư lên chủ tịch nước trình bày về việc nước ta có thể bị suy thoái vì giẫm vào vết xe đổ của FED dùng thắt chặt tiền tệ và nâng quá cao lãi suất tới 20%/năm để chống lạm phát giá cả nên đẩy nước Mỹ vào hai cuộc suy thoái rợn tóc gáy mà cuộc thứ hai đã làm 25.000 doanh nghiệp phá sản và 10 triệu người thất nghiệp (hơn 10% lực lượng lao động)[1]. E rằng vì không có cơ chế bắt buộc thư ký phải chuyển mọi thư đóng góp của người dân vào việc nước, lên lãnh đạo nên thư đã không đến tay chủ tịch nước. Tháng 6-2008 dấu hiệu suy thoái đã bắt đầu với Thị trường chứng khoán từ 927 điểm xuống 332 điểm và gần đây là thông tin của hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) cảnh báo có tới 20% DNVVN có nguy cơ phá sản, hay tin về ngành dệt may không xuất hàng sang Mỹ được dù hợp đồng xuất khẩu đã ký nên đã kêu cứu sắp phá sản…
Trên báo đã xuất hiện vài ý kiến muốn vẫn "ưu tiên kiềm chế lạm phát song song với việc chủ động chống suy thoái" như vậy e rằng đã không thấy suy thoái và lạm phát là hai căn bệnh kinh tế trái ngược nhau như lạm phát đòi hỏi phải thắt chặt tiền tệ và nâng lãi suất ngân hàng nhưng suy thoái lại cần phải nới lỏng tiền tệ và hạ lãi suất ngân hàng như Mỹ đã hạ xuống tới mức 1%, Nhật 0%. Suy thoái ở mức nặng theo Mác là khủng hỏang kinh tế sản xuất thừa của chủ nghĩa tư bản vì vậy tất cả các nước tư bản từ năm 1936 tới thập niên 1970 đã dùng lạm phát để chống khủng hỏang kinh tế có hiệu quả tốt biểu hiện là đã chấm dứt khủng hỏang kinh tế thế giới, làm cho cuộc khủng hỏang kinh tế 1929- 1932 trở thành cuộc khủng hỏang kinh tế thế giới cuối cùng. Nới lỏng tiền tệ và hạ lãi suất trong chống suy thoái là để tăng sức mua của ngừơi dân nhằm tiêu thụ hết hàng hoá do các doanh nghiệp sản xúât ra mà không tiêu thụ được, chấm dứt sản xuất thừa. báo chi đã thông tin về sức mua giảm sút 30-50% trong thực phầm, 25% trong hàng điện tử, 20% trong ngành thời trang. Điều này chứng tỏ rằng phải hạ lãi suất mạnh hơn, nới lỏng tiền tệ nhiều hơn mới tạo ra sức mua tránh giảm sút nhu trên, để chống suy thoái.
Trứơc tình hình như trên tôi kính đề nghị Chủ tịch tăng cường giám sát tình hình cán bộ nhất là bộ trưởng xa rời lý luận Mác Lênin đi theo trường phái lạm phát giá cả gây ra một số giải pháp kiềm chế lạm phát quá mạnh gây sốc cho kinh tế và cản trở việc kịp thời ngăn ngừa suy thoái từ tháng 3 khi suy thoái được cảnh báo là sẽ xẩy ra. thời gian ngăn ngừa đáng lẽ có thể bắt đầu từ tháng 4 – 2008, đến nay đã gần hết. Ngăn ngừa tốt hơn nhiều việc để xẩy ra rồi mới chạy thuốc.
Thiết tha mong chủ tịch tổ chức đối thoại về vấn đề chống suy thoái. Nếu có gì cần hỏi rõ thêm tôi xin sẵn sàng. Hy vọng rằng đối thoại như Chủ tịch đã tiến hành trong phiên chất vấn thành viên Chính phủ vừa qua sẽ làm sáng tỏ nguy cơ suy thoái và giải pháp ngăn ngừa và chống lại có hiệu quả. Chủ tịch còn là trưởng Ban nghiên cứu lý luận của Đảng . Rất hy vọng chủ tịch sẽ ngăn được tình trạng theo trường phái lạm phát giá cả gây hại cho đất nước.
Kính chúc Chủ tịch mạnh khỏe./.


[1] Frederix S. Mishkin, Tiền tệ,Ngân hàng và Thị trường Tài chính, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật 1994, trang 29 
373
270283
Germany Contact Bank Technology Hội Viên
Định cư
Restaurant
Vũ Ngọc Trí
Contact
Forum
News
Pearls's Blog
Bank
Reports
Brave's Blog
Technology
Computer
Vũ Ngọc An
Vũ Ngọc Bình
Võ Ngọc Hạnh
Hội thảo
Hỗ trợ
Engineer Vũ Ngọc Dũng
HP: 0903918144
vudzung57@gmail.com
---------
Nếu quý vị thấy website hữu ích. Xin ủng hộ số tiền tùy hỷ gửi vào tài khoản sau:
Ngân hàng: VietinBank
Số tài khoản: 106004126294
Chủ tài khoản: Vũ Ngọc Dũng
Truy vấn
Xin chào Quý Khách !
Đã xem 422867
Đang xem 144
Copyright © 2008 -  Information Technology Bank - Designed by VND