Trang chủ Liên hệ Sách viết Ngân hàng Bài báo Công nghệ Vi tính Bài viết Rao vặt Phim ảnh Thư giãn Đăng nhập
Tin Mới
Tìm bài viết
Bài viết
<May 2024>
SuMoTuWeThFrSa
2829301234
567891011
12131415161718
19202122232425
2627282930311
2345678
4 - LỜI BÌNH NĂM 2009
Năm 2002, trong thời gian giữa phiên xử sơ thẩm và phúc thẩm vụ án Ngân hàng Việt Hoa, theo lời khuyên của luật sư Trương Thị Hòa: “ nên phát huy nghị lực phi thường của một công tác viên báo chí có hàng ngàn bài báo” tôi đã cùng anh Hồ Ngọc Cẩn xuất bản kịp cuốn 144 câu hỏi đáp về thị trường chứng khoán Việt Nam phát hiện ra nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á là do các nhà đầu cơ như George Soros (mà ông Camdessus đã bốc lên tít trời xanh, tôn vinh thế kỷ XXI là thế kỷ của Soros ngang với Bill Gate). Soros đã dùng qũy đầu cơ (Hedge fund, đúng nghĩa là qũy mua bán rào đề phòng bị lỗ, nhưng tôi dịch là qũy đầu cơ cho đúng bản chất của nó) của ông ta để tạo ra những phi vụ đầu cơ trị giá 2 tỷ USD/phi vụ, cùng với các qũy đầu cơ khác từ ngày 15-5-1997, tung ào ạt vào Thái Lan phá thị trường ngoại tệ của nước này. Chỉ cần 15 phi vụ đầu cơ như vậy đã làm bốc hơi 30 tỷ USD qũy dự trữ ngoại tệ của Thái Lan trong 1,5 tháng. Do vậy đến tháng 7-1997 Ngân hàng trung ương Thái Lan không còn USD để bảo vệ tỷ giá Bạt/USD nữa, tỷ giá tăng vọt 212% (từ 25,5 Bạt/USD vọt lên 54 Bạt /USD và khủng hoảng tài chính Đông Á nổ ra do các quỹ đầu cơ mở rộng tấn công sang thị trường tiền tệ của các nước Đông Á khác. IMF hoàn toàn không thấy nguyên nhân này của khủng hoảng tài chính Đông Á nên đổ lỗi cho bộ trưởng bộ Tài chính Thái Lan mà không thấy rằng vì trình độ thấp kém của giám đốc điều hành Camdessus. Bộ trưởng Thái Lan làm thế nào để chống đỡ lại các quả bom nguyên tử về tiền tệ lần đầu tiên được ném vào đất nước mình. Muốn chống lại một phi vụ đầu cơ như vậy, Bộ Tài chính Thái lan phải bỏ ra 2 tỷ USD tương đương 51 tỷ Bạt để chống lại một phi vụ đầu cơ 2 tỷ USD/phi vụ. Cuôc đầu cơ tỷ giá của các quỹ đầu cơ vô lương tâm đã kiếm 8 tỷ USD lãi đen trên sự sụp đổ của riêng kinh tế Thái Lan. Nguyên nhân của khủng hoảng tài chính Đông Á được phát hiện ra qua 2 câu hỏi đáp số 9 (trang 19) và 10 (trang 21) trong cuốn sách này như sau: 9. Công cụ tài chính mới được thực hiện như thế nào để bảo vệ rủi ro … Ví dụ nhà nhập khẩu A, ngày 15-2-2001 ký hợp đồng nhập khẩu 1.000.000 USD hàng hóa mà ngày nhận hàng và thanh toán là 15-5-2001. Nhà nhập khẩu sợ giá USD đền lúc đó sẽ tăng và sẽ gây lỗ nên mua một call option, nghĩa là một quyền chọn mua 1.000.000 USD của ngân hàng B với giá 14.600 đ/ 1USD. Ông A chỉ cần phải trả 145 triệu đồng (1% của 1.000.000 USD) cho việc này. Đến ngày 15-5-2001 nếu giá USD giảm xuống chỉ còn 14.000 đ ông A sẽ không thực hiện quyền mua theo giá 14.600 đ và mua ở ngoài thị trường. Nếu giá USD tăng lên tới 15.000 đ, ông A chỉ việc thực hiện quyền mua 1.000.000 USD tại ngân hàng B theo giá 14.600 đ tránh được khoản lỗ mỗi USD là 400 đ, tổng cộng là 400 x 1.000.000USD = 400 triệu đồng. … Các hợp đồng tương lai (Future) là những hợp đồng trong đó người bán cam kết giao cho người mua một số cứng khoán ngoại tệ theo một giá định trước tại một ngày nhất định trong tương lai. Giá ấn định trước là giá để bảo vệ người mua tránh được rủi ro trong tương lai. Ví dụ người mua hợp đồng tương lai sợ giá sụt sẽ lỗ nên ấn định già bằng hay cao hơn hiện tại; ngược lại người định mua chứng khoán hay ngoại tệ sẽ định giá bằng hay thấp hơn hiện tại. Giá cả này được thỏa thuận giữa người bán và người mua, bằng đấu giá công khai trong phòng giao dịch của sở Giao dịch trong thị trường các hợp đồng tương lai có tổ chức (Pháp gọi là Thị trường của các công cụ tài chính mới MATIF, Marché À Terme des Instruments Fiananciers). Để đảm bảo hợp đồng hai bên đều phải ký quỹ. … Ví dụ: Một nhà đầu tư A ngày 15-2-2001 mua một hợp đồng tương lai 100 cổ phiếu theo giá 15.000.000 đ thời hạn đến tháng 12-2001. Ông ta có thể bù đắp hợp đồng tương lai bằng cách bán một hợp đồng tương lai cũng 100 cổ phiếu X nhưng giá có 12.200.000 đ. Đến tháng 12-2001 giá cổ phiếu X là 14.000 đ một cổ phiếu. Ông A phải bù cho Hợp đống tương lai thứ nhất 1.000.000 đ (15.000.000 đ – 14.000.000 đ) nhưng lại thu lãi hợp đồng tương lai thứ hai 1.000.000 đ (14.000.000 đ – 12.200.000 đ), thực lãi là 800.000 đ. Như vậy ta thấy ngay hầu hết các hợp đồng tương lai chỉ là trò cờ bạc có tính toán đến biến động thị giá trong tương lại. Đóan trúng thì lãi to, đoán trật sẽ thua đậm….Các hợp đồng tương lai này đã được tiêu chuẩn hóa cho dễ mua bán và thanh toán. Ví dụ ở Mỹ là 100.000 USD. 10. Công cụ tài chính mới đã bị lợi dụng để trở thành công cụ đầu cơ như thế nào? Khi các nhà đầu cơ không có nhu cầu thực tế về USD để thanh toán hàng nhập khẩu hay trả nợ nước ngoài, không có chứng khoán, cũng mua bán các công cụ tài chính như trên, họ sẽ đầu cơ với chi phí rất thấp. Lấy ví dụ ông D không có tiền để mua hàng nhập khẩu cũng mua một quyền chọn lựa tương tự như nhà nhập khẩu A nói trên. Đến 15-5-2001 giá USD tăng lên như trên, nhà đầu cơ thực hiện quyền mua 1.000.000 USD theo giá 14.600 đ tại ngân hàng B và đem bán ra thị trường thu lãi 400 triệu – 145 triệu = 255 triệu, gấp 1,7 lần số vốn đã bỏ ra. Bỏ ra có 1% (145 triệu đồng tương đương 10.000 USD) nhà đầu cơ đã tạo ra một nhu cầu khống, “nhu cầu” đầu cơ về mua USD gấp 100 lần, tới 1.000.000 USD. Những “nhu cầu đầu cơ” đó đẩy giá USD lên mức nào? Thực tế ở Thái Lan đã cho thấy đó là 212%, ở Indonexia là 600%. Trong ví dụ ông D ở trên, giá USD chỉ tăng 2,75% mà ông D đã lãi 176%. Các quỹ bảo vệ giá (hedge fund, nay còn được gọi là quỹ đầu cơ) tập trung mua bán các quyền chọn này và các hợp đồng tương lai, nên khi cần đầu cơ lớn (Ví dụ như ở Anh năm 1992, ở Thái Lan năm 1997) họ có thể bán khống trong một phi vụ 200 hợp đồng với chi phí 20 triệu USD để tạo thành một phi vụ bán khống trị giá 2 tỷ USD, giá USD tăng 22% trong ngày 2-7-1997 họ lãi ngay 220 triệu USD gấp hơn 20 lần chi phí đã bỏ ra để mua các hợp đồng tương lai. Như vậy là IMF không hiểu thủ phạm của khủng hoảng tài chính Đông Á là các quỹ đầu cơ mà nổi bật lên là George Soros, nên đã đặt tên thế kỷ XXI là thế kỷ của Soros (!) đặt bên cạnh Bill Gate là nhà tỷ phủ giầu nhất và nổi tiếng nhất về CNTT. IMF cũng không biết chính Thủ Tướng Malayxia Mohamed Mahathir đã tìm ra phương thuốc hiệu nghiệm ngăn chặn các quỹ đầu cơ bán khống các hợp đồng tương lai để lũng đoạn tỷ giá gây ra khủng hoảng tài chính. Các công dân Malayxia không gửi đồng Ringghít ( đồng tiền Malayxia) ở các ngân hàng nước ngoài. Các quỹ đầu cơ muốn thực hiện các phi vụ đầu cơ tỷ giá không thể mua USD bán đồng Ringghít ở các ngân hàng nước ngoài mà phải vào thị trường tiền tệ trong nước, nơi mà ngân hàng trong nước sẽ phát hiện ngay kiểu bán khống và đưa ra pháp luật trừng trị. Không biết những khái niệm căn bản về các hợp đồng tương lai và khả năng bán khống các công cụ đó để phá giá đồng Bảng Anh bẻ gẫy cột sống của đồng bảng Anh năm 1992 rồi hạ gục đồng Bạt năm 1997, vậy mà IMF đòi quyền nhiếp chính trên toàn cầu như vậy chả khác gì một tên ngốc đòi làm tổng thống thế giới. Không biết Camdessus đọc được bài này có dám tranh luận trực tiếp với tôi như ông Michael Bell không? Chắc là không, vì lỡ tôi hỏi ông ta nhà nhập khẩu mua được USD theo giá ghi trong hợp đồng tương lai như trong ví dụ là 14.600 đ trong câu 9, sao lại chỉ được trả USD đó cho nhà xuất khẩu để đỡ lỗ 400 triệu đồng. Theo quy định về các công cụ tài chính mới, ông ta tất phải nói là để bù đắp rủi ro tỷ giá. Tôi chỉ cần hỏi thêm vậy sao IMF lại cho phép George Soros bán USD ra thị trường để phá giá đồng bạt tới 212%, ông ta sẽ hiểu đó là lỗ hổng để Soros tạo ra khủng hoảng tài chính Đông Á. ________________________________________ [*] Đoạn trên nền vàng này dùng cho lời bình thứ hai sau khi chúng tôi nghiên cứu về nguyên nhân của khủng hoảng tài chính Đông Á trong cuốn sách 144 câu hỏi đáp về thị trường chứng khoán Việt Nam, NXB Văn Lang 2002, tái bản tháng 3 – 2007 trang 21 câu hỏi 10.
373
270342
Germany Contact Bank Technology Hội Viên
Định cư
Restaurant
Vũ Ngọc Trí
Contact
Forum
News
Pearls's Blog
Bank
Reports
Brave's Blog
Technology
Computer
Vũ Ngọc An
Vũ Ngọc Bình
Võ Ngọc Hạnh
Hội thảo
Hỗ trợ
Engineer Vũ Ngọc Dũng
HP: 0903918144
vudzung57@gmail.com
---------
Nếu quý vị thấy website hữu ích. Xin ủng hộ số tiền tùy hỷ gửi vào tài khoản sau:
Ngân hàng: VietinBank
Số tài khoản: 106004126294
Chủ tài khoản: Vũ Ngọc Dũng
Truy vấn
Xin chào Quý Khách !
Đã xem 422930
Đang xem 208
Copyright © 2008 -  Information Technology Bank - Designed by VND