Trang chủ Liên hệ Sách viết Ngân hàng Bài báo Công nghệ Vi tính Bài viết Rao vặt Phim ảnh Thư giãn Đăng nhập
Tin Mới
Tìm bài viết
Bài viết
<May 2024>
SuMoTuWeThFrSa
2829301234
567891011
12131415161718
19202122232425
2627282930311
2345678
18 - CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẬY ĐAI HỌC KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM CÓ VẤN ĐỀ
Khủng hoảng kinh tế thế giới và việc thừa nhận khuyết điểm để lạm phát năm 2008 ở Việt Nam cao hơn thế giới là những tín hiệu báo động chất lượng giảng dậy kinh tế học ở đại học Việt Nam và thế giới có vấn đề ảnh hưởng nặng tới mức kiến thức của các nhà điều hành kinh tế và tiền tệ. Quả là chuyện rất lớn vì vậy xin bắt đầu từ những ví dụ thực tế để mọi nhà kinh tế cùng tham gia thảo luận vào từng mục. 1. Học thuyết Keynes bị hạ bệ thập niên 1970 là do tổng thống J.Carter không biết những công cụ của chính sách tiền tệ. Vì vậy suốt từ năm 1970 tới 1979 lãi suất âm đã tồn tại làm cho tỷ lệ lạm phát cao hai con số như bảng sau đây: Bảng lạm phát ở Mỹ thời tổng thống J.Carter Năm 1970 1971 1972 1973 1974 1975 1976 1977 1978 1979 Tiền 229 242 259 284 301 308 322 342 376 412 % tăng 3.15% 5.68% 7.02% 9.65% 5.99% 2.33% 4.55% 6.21% 9.94% 9.57% Lãi suất chiết khấu 6 5.5 4.5 4.5 7.5 7.75 6 5.25 6 9.5 Ls tín fiếu Kho bạc 6.69 6.44 4.34 4.07 7.03 7.87 5.82 4.99 5.27 7.22 Ls chứng chỉ tiền gửi a 7.56 5.01 4.67 8.42 10.24 6.44 5.27 5.64 8.22 11.23 Chỉ số giá b 21.29 22.55 23.51 24.29 25.8 28.64 31.26 33.05 35.2 37.89 Lãi suất âm (a/b) 35.5% 22.2% 19.9% 34.7% 39.7% 22.5% 16.9% 17.1% 23.4% 29.6% Nguồn: Thống kê Tài chính Quốc tế của IMF Như vậy chắc chắn là J.Carter đã được đạo tạo tồi ở bậc Đại học vì không biết lãi suất âm luôn làm cho giá tăng nhanh hơn tiền. Chúng ta có thể kiểm chứng ở tất cả các nước có lãi suất âm đều có tỷ lệ lạm phát cao hơn mức lạm phát vừa phải (với tỷ lệ lạm phát < 10%). Ví dụ ở Venezuela hiện nay lạm phát trên dưới 20%. Không biết đến các công cụ của chính sách tiền tệ là phương thuốc chữa lạm phát tiền giấy (trong đó lãi suất dương là cực kỳ quan trọng) tổng thống J.Carter đã làm hỏng việc dùng lạm phát để chống suy thoái với mức lạm phát từ 17,1% tới 35.5%. Chính phủ các nước khác cũng theo ông ta mà từ bỏ học thuyết Keynes và nhiều tờ báo cũng chẳng biết gì những điểu cơ bản về kinh tế tiền tệ, đã đăng bài đó là cái chết thứ hai của Keynes, cái chết của học thuyết Keynes. Đó là hiện tượng riêng của kinh tế học: Người đi sau hạ bệ người đi trước chứ trong khoa học tự nhiên chẳng hề có chuyện Einstein hạ bệ Newton vì thuyết tương đối của Einstein tổng quát hơn trong khi luật vạn vật hấp dẫn của Newton chỉ là trường hợp cụ thể. J.M.Keynes được tôn vinh là nhà cách mạng trong kinh tế học. Trong cuốn “Lý thuyết tổng quát về Việc làm, Lãi suất và Tiền tệ” của ông xuất bản năm 1936, ông đã cho rằng: tiền giấy là lý tưởng vì nó cho phép con người có thể đưa ra lưu thông số tiền phù hợp với quy luật lưu thông tiền tệ, sao cho tiền tệ lưu thông đem lại lợi ích kinh tế cao nhất. So với chế độ bản vị vàng mà Keynes cho là tàn tích của thời kỳ man rợ vì giấy bạc ngân hàng bị lệ thuộc vào lượng vàng dự trữ nên luôn luôn gây ra thiểu phát khi lượng trữ kim giảm sút gây suy giảm kinh tế. Không có nhà kinh tế nào đã đóng góp cho nhân loại lớn như Keynes vì cuốn sách trên của ông đã biến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới chu kỳ 1929-1933 là cuộc cuối cùng. Cũng vì bội bạc với Keynes mà một số nhà kinh tế nổi tiếng ở Mỹ như ông Greenspan, chủ tịch Fed đã tạo ra khủng hoảng tài chính khi thả cho các chứng khoán phái sinh tạo ra các khoản vay dưới chuẩn làm các bất động sản thế chấp cho các khoản vay mua nhà trả góp sụt gía thảm hại đến mức một ngôi nhà 30.000 – 40.000 USD thê chấp cho ngân hàng được các ngân hàng rao bán có 500USD để thu hồi nợ tí chút còn hơn là mất trắng. Dốt nát mà nhiều nhà lãnh đạo kinh tế - tiền tệ - tài chính vẫn cho mình là tài giỏi quả thật là tai họa kinh khủng cho nhân loại! Mọi người đều bàng hoàng khi thấy một cá nhân có thể tạo ra khủng hoảng tài chính cho cả thế giới dẫn tới một cuộc khủng hoảng kinh tế khác hẳn khủng hoảng kinh tế sản xuất thừa 1929-2932. Trung Quốc đã khôi phục lại học thuyết Keynes tìm ra sự phù hợp của mức lạm phát đủ để tăng trưởng nhanh là lạm phát ở mức 10,15% để tăng trưởng hai chữ số 14,96% trong 14 năm từ 1984 tới 1997. Việt Nam ta trong đổi mới cũng đã tìm ra được một tỷ lệ còn hay hơn là giữ được mức lạm phát tiền giấy thời kỳ 1993 - 1997 bình quân có 6,26% mà tăng trưởng GDP bình quân 8,79%. Thời kỳ 1998-2001 do theo lời giám đốc ngân hàng trung ương châu Âu cho rằng tỷ lệ lạm phát tốt nhất là 4%, ta đã kéo tỷ lệ lạm phát xuống số âm hay gần bằng 0 nên tỷ lệ tăng trưởng tụt xuống còn 4,77% tới 6,93% và hai năm 2007 và 2008 CPI vọt tới 12,56% và 22,97% nên tỷ lệ tăng trường tụt xuống còn 8,48% % và xin Quốc hội cho hạ xuống 5 % 2. Tỷ lệ lạm phát tăng cao từ 2005 ở một số nước là do giảng dạy ở nhiều trường đại học không thấy ra sự khác biệt giữa Chính trị Kinh tế Mác-Lênin với một số trường phái kinh tế khác Rõ rệt nhất là sự khác biết rất căn bản về định nghĩa lạm phát. Các Mác, Milton Friedman, J.M.Keynes , Irving Fisher đã định nghĩa lạm phát là khối tiền giấy lưu thông (M) nhiều hơn khối hàng hóa và dịch vụ lưu thông (PQ) trong công thức MV=PQ của Fisher, biểu hiện quy luật lưu thông tiền tệ. Mác cũng có công thức tương tự khi tách M thành Md (Money demand) và Ms (Money supply) và gọi là quy luật số tiền cần cho lưu thông Md = PQ/V. Cách tách M này cho định nghĩa về cả hai phía: Lạm phát là trường hợp Md < Ms và thiểu phát là Md > Ms với tỷ lệ lạm phát là số âm. M. Friedman đã có câu nổi tiếng: “Lạm phát ở đâu và bao giờ cũng là hiện tượng tiền tệ”, nghĩa là không có lạm phát giá cả (price inflation). Trường phái lạm phát giá cả có định nghĩa ngược lại: “Lạm phát biểu thị một sự tăng lên trong mức giá cả chung ” . Quả thật người dân không học về kinh tế tiền tệ dễ chấp nhận định nghĩa này vì nó có vẻ đơn giản và “phù hợp với thực tế”, nhưng giảng viên đại học có thể thấy nói thế chả khác gì nói quả trứng đẻ ra con gà. Cứ giá cả tăng lên là lạm phát sẽ nhầm lẫn giữa quy luật lưu thông tiền tệ và quy luật cung cầu, như cứ giá dầu lên kéo nhiều sản phẩm chiết xuất từ dầu lửa tăng lên theo mà gọi là lạm phát thì không có thuốc chữa hay dễ dùng nhầm thuốc như tăng lãi suất là thuốc chữa lạm phát tiền giấy đem dùng để chữa lạm phát giá cả sẽ nguy hiểm như dùng thuốc cảm cúm chữa ho lao vì thấy thân nhiệt hai bệnh nhân này đều tăng cả. Tăng lãi suất ở Việt Nam mà tưởng có thể hạ giá dầu ở thị trường thế giới để chữa từ nguyên nhân gây lạm phát giá cả thì nhầm to. Cho nên “bác sỹ kinh tế” mà nhầm lạm phát tiền giấy với lạm phát giá cả sẽ chả khác gì bác sỹ tốt nghiệp y khoa mà nhầm cảm cúm với lao phổi do chỉ nhìn vào nhiệt kế (giống như CPI là nhiệt kế của kinh tế). Các trường đại học kinh tế chắc cũng phân vân suy nghĩ phần trách nhiệm do đào tạo chưa khoa học đến đâu mới dẫn tới nhầm lẫn trong kiềm chế lạm phát giữa lạm phát tiền giấy và lạm phát giá cả. Mời các giảng viên giảng kinh tế học nhất là giảng kinh tế tiền tệ đọc tạp chí Cộng Sản xem định nghĩa lạm phát do một cán bộ khá nổi tiếng viết như sau: “Lạm phát được đánh giá bằng cách so sánh giá cả của cùng 1 loại hàng hóa vào hai thời điểm khác nhau, với giả định chất lượng hàng hóa không đổi”. Như vậy là vừa sai về cấu tạo của chỉ số giá tiêu dùng gồm trên mười nhóm hàng và gần 500 mặt hàng (loại hàng là cung bậc giữa nhóm và mặt hàng hay sao?) vừa sai vừa trái với định nghiã về lạm phát tiền giấy mà Mác đã viết trong cuốn Tư bản: "lạm phát là khối tiền lưu thông vượt quá nhu cầu lưu thông hàng hóa." Tiền (M) nhiều hơn hàng (PQ) tất nhiên thuốc chữa là thắt chặt tiền tệ, là tăng dự trữ bắt buộc là nâng lãi suất cao hơn tỷ lệ lạm phát để ngân hàng mua tiền giấy với giá cao hơn độ mất giá. Viết sai như thế chả khác gì bác sĩ có băng cấp mà viết sai tên bệnh và tất nhiên là bốc nhầm thuốc cho kiềm chế lạm phát. Bác sỹ cho thuốc là biết cơ chế chữa bệnh của loại thuốc đó ; còn “bác sỹ kinh tế” ra đơn thuốc lãi suất mà không biết cơ chế lãi suất cao hút tiền thừa vào ngân hàng qua lãi suất tiền gửi hấp dẫn (cao hơn tỷ lệ lạm phát tiền giấy), sẽ giảm tiền thừa cho lưu thông. Tưởng rằng lãi suất tăng ở Việt Nam có thể hạ giá dầu quốc tế chữa luôn lạm phát giá cả là cái vỏ bọc nguy trang cho cơn sốc dầu lửa bằng lạm phát chi phí đẩy, quả thật là còn dốt hơn lang băm. Soát lại sách kinh tế học và kinh tế tiền tệ đang giảng sẽ thấy ngay những đoạn chép theo những những nhầm lẫn cũ của trường phái lạm phát giá cả trước khi trường phái này thay đổi quan điểm về lạm phát chi phí đẩy năm 2002 trong lần xuất bản thứ 17 (bản tiếng Anh). Như trong giáo trình KINH TẾ HỌC VĨ MÔ của bộ Giáo dục và Đào tạo đã viết: “Lạm phát xẩy ra khi mức giá chung thay đổi” tương tự như trường phái lạm phát giá cả.Chắc các đồng chí hiệu trưởng sẽ thấy ngay cần sửa bỏ những chỗ đó để “bác sỹ kinh tế” khỏi bốc nhầm thuốc. Mong rằng các trường đại học kinh tế chúng ta sẽ hội thảo về kinh tế học để nâng tầm giảng dậy theo kịp những đòi hỏi ngăn chặn suy thoái toàn cầu./.
373
270339
Germany Contact Bank Technology Hội Viên
Định cư
Restaurant
Vũ Ngọc Trí
Contact
Forum
News
Pearls's Blog
Bank
Reports
Brave's Blog
Technology
Computer
Vũ Ngọc An
Vũ Ngọc Bình
Võ Ngọc Hạnh
Hội thảo
Hỗ trợ
Engineer Vũ Ngọc Dũng
HP: 0903918144
vudzung57@gmail.com
---------
Nếu quý vị thấy website hữu ích. Xin ủng hộ số tiền tùy hỷ gửi vào tài khoản sau:
Ngân hàng: VietinBank
Số tài khoản: 106004126294
Chủ tài khoản: Vũ Ngọc Dũng
Truy vấn
Xin chào Quý Khách !
Đã xem 422927
Đang xem 205
Copyright © 2008 -  Information Technology Bank - Designed by VND