Trang chủ Liên hệ Sách viết Ngân hàng Bài báo Công nghệ Vi tính Bài viết Rao vặt Phim ảnh Thư giãn Đăng nhập
Tin Mới
Tìm bài viết
Bài viết
<May 2024>
SuMoTuWeThFrSa
2829301234
567891011
12131415161718
19202122232425
2627282930311
2345678
34 - KHỦNG HOẢNG NGÂN HÀNG Ở CHÂU ÂU
 
Nguyễn Xuân
Tờ Newsweek ngày 9-3 có bài “ Nỗi buồn sông Danube của Châu Âu” mô tả tình hình gay cấn của nhiều ngân hàng Châu Âu. “Giống như các khoản nợ dưới chuẩn ở Mỹ nó khởi sự với hàng trăm tỷ tiền vay lãi cao nhưng rủi ro lớn mà các ngân hàng Tây phương cho cac thị trường Đông Âu vay… giờ đây khi suy thoái toàn cầu mở phơi toàn bộ những dấu vêt sai lầm, các ngân hàng Tây phương phải xoay xở từ 100 đến 300 tỷ trong số 1,7 ngàn tỷ USD nợ khó đòi ở thị trường Đông Âu
Liên hệ với Việt Nam e rằng chúng ta không nhìn thẳng vào sự thật là ngành ngân hàng đã bị những động tác ngược chiều từ năm 2008 với vụ vừa bán xong tín phiếu ngân hàng thu hút về được 23.000 tỷ thì đã phải phát ra lưu thông 39.000 tỷ để cứu cho một số ngân hàng khỏi bị mất khả năng thanh khoản. Không phải là vô cớ mà ông Lê Xuân Nghĩa, Ngân hàng trung ương đã trả lời phỏng vấn báo chí: “ phải bảo vệ bằng được khả năng thanh khoản của ngân hàng” từ tháng 7-2008. Liền sau đó là cổ phiếu ngân hàng giảm đồng loạt.
Bác sỹ y khoa chữa bệnh cho con người thấy hiện tượng lạ như lúc táo bón lúc té re là phải xét nghiệm lại ngay rồi hội chẩn nhiều khoa. Nhưng “bác sỹ kinh tế” lại vô cảm đến mức nhìn triệu chứng bệnh đến vậy vẫn như chả có chuyện gì. Thậm chí đến tên bệnh còn chưa rành như lạm phát có hai loại chính là lạm phát tiền giấy và lạm phát giá cả cũng không phân biệt nổi. Bác sỹ kinh tế chuyên khoa là Thống đốc ngân hàng nhiệm kỳ trước đã công bố trên báo là nguyên nhân tiền tệ chỉ có 5,8% còn lại là nguyên nhân không phải tiền tệ nhưng các nhà thống kê vẫn khăng khăng tỷ lệ lạm phát 9,5% năm 2005 là đúng chả khác gì nhiệt kế đo thấy thân nhiệt tới 45o mả cũng không thấy là chuyện lạ, lại còn cãi lại theo quan điểm riêng mà tôi có quyền không thay đổi CPI này là nhiệt kế của kinh tế theo thông lệ quốc tế.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là nhiệt kế đo sức khỏe của kinh tế được tất cả các nước phát triển vả hầu hết các nước đang phát triển dùng là loại CPI trừ năng lượng và lương thực thực phẩm có khả năng đo chính xác lạm phát tiền giấy, loại trừ được lạm phát nhập khẩu do giá dầu lửa thao túng tăng gấp đôi và đẩy CPI cũ kỹ lên gấp đôi luôn. Các nước cũng dùng chỉ số lạm phát cơ bản (core inflation) và nhà kinh tế nào cũng hiểu đó là công cụ để loại trừ các loại nhiễu về giá cả do thiên tai hay do cung cầu dầu lửa gây ra mà các nhà thống kê Việt Nam coi quan điểm riêng cao hơn sự thật khoa học đã khăng khăng viết bài báo “ Không có chuyện thay đổi CPI” từ đầu năm 2008 để đủng đỉnh chờ đến 2009 mới công bố.
Đáng tiếc là Quốc Hội đã quên không chất vấn thành viên chính phủ về vấn đề này dù Chính phủ đã nhận khuyết điểm là để lạm phát ở Việt Nam năm 2008 cao hơn các nước mà không đi sâu xem nguyên nhân tại sao, nên đến giờ vẫn không xem đến thống kê của IMF ghi rõ là từ năm 2005, khi cơn sốc dầu lửa bùng nổ, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam đã cao gấp 4 – 5 lần của Mỹ, cao gấp 2 – 3 lần mức lạm phát trung bình toàn cầu. Các nhà thống kê đã ém nhẹm thông tin này và làm theo quan điểm riêng là chỉ thích so sánh lạm phát của Việt Nam với những nước có tỷ lệ lạm phát thấp hơn Việt Nam như Lào và Campuchia.
Do dùng CPI cũ kỹ như vậy, nhiều loại thuốc chữa lạm phát bốc gấp đôi liều lượng và hậu quả là năm nay ngành ngân hàng dù đã giảm mạnh lãi suất quá liều lượng nhưng đang bị những triệu chứng như cho vay bù lãi suất 144.312 tỉ đồng nhưng dư nợ toàn ngành chỉ tăng mươi tỷ chứng to phần lớn khoản vay đã được dùng để đảo nợ. Đảo nợ là khoản nợ đẵ qua hạn không được vay tiếp nhưng người vay nợ vay nóng tới 10% tháng thậm chí tới 1% từ tín dụng chợ đen để trả nợ hết nợ, độ một tuần sau sẽ được ngân hàng cho vay tiếp sẽ lấy nợ “mới” để trả tín dụng chợ đen.
Với số nợ xấu do vay đảo nợ mới gây ra liệu có dám tin chắc rằng không thể nào diễn lại việc cần phải bảo vệ bằng được khả năng thanh khoản của các ngân hàng. Vậy phải đặt vấn đề nên chăng thêm một qũy hỗ trợ để làm việc này?
Bài báo còn viết tiếp: Còn gì nữa? Cơn dịch bệnh này có nguy cơ lây nhiễm từ đông sang đến trung tâm Châu Âu. Từ mấy tuần nay, các nhà đầu tư đã vất vả cố giữ trái phiếu – trước những nguy cơ phải bù lỗ cho việc không trả nổi nợ từ Áo, Hy Lạp, Ý và Ireland, chủ yếu vì tình trạng tài chính những nước này đang xầu đi mạnh mẽ, cộng thêm vời những vấn đề đang đẩy ải các ngân hàng. Họ còn phải bỏ chạy khỏi đồng Euro, vốn đã mất giá 22% so với đồng mỷ kim .”
Như vậy còn là khủng hoảng tài chính. Nước ta đã phát hành trái phiếu trên thị trường quốc tế, giá nó lên xuống như thế nào? Có bài báo đã viết nước ta có hai ngân hàng trung ương. Bộ Tài chính, là ngân hàng trung ương thứ hai, có trình bầy lên Thủ tướng xin lập qũy cứu trợ đề phòng chuyện vài ngân hàng có thể mất khả năng thanh khoản như đã phải cứu trợ trong nửa đầu năm 2008. Đó là nỗi lo của nhà kinh tế không phải là chuyên gia của các bộ./.
Ý kiến của bạn
·         Trông người phải ngẫm đến ta
·         Nhân khuyết điểm mà không tìm nguyên nhân gây ra, sợ thật
·         Không có ý kiến

 

 
373
270452
Germany Contact Bank Technology Hội Viên
Định cư
Restaurant
Vũ Ngọc Trí
Contact
Forum
News
Pearls's Blog
Bank
Reports
Brave's Blog
Technology
Computer
Vũ Ngọc An
Vũ Ngọc Bình
Võ Ngọc Hạnh
Hội thảo
Hỗ trợ
Engineer Vũ Ngọc Dũng
HP: 0903918144
vudzung57@gmail.com
---------
Nếu quý vị thấy website hữu ích. Xin ủng hộ số tiền tùy hỷ gửi vào tài khoản sau:
Ngân hàng: VietinBank
Số tài khoản: 106004126294
Chủ tài khoản: Vũ Ngọc Dũng
Truy vấn
Xin chào Quý Khách !
Đã xem 423062
Đang xem 8
Copyright © 2008 -  Information Technology Bank - Designed by VND