Trang chủ Liên hệ Sách viết Ngân hàng Bài báo Công nghệ Vi tính Bài viết Rao vặt Phim ảnh Thư giãn Đăng nhập
Tin Mới
Tìm bài viết
Bài viết
<May 2024>
SuMoTuWeThFrSa
2829301234
567891011
12131415161718
19202122232425
2627282930311
2345678
46 - BẢN THAM LUẬN HỘI THẢO VỀ LẠM PHÁT
 
NHẬN RA NGUY CƠ CỦA LẠM PHÁT GÍA CẢ ĐỂ CHỌN RA
CÁC GIẢI PHÁP KIỀM GIÁ ĐÚNG QUY LUẬT
I. NHỮNG NHẦM LẪN CỦA Gs. SAMUELSON, tác giá chính của trường phái lạm phát gía cả
1. Cho rằng có cả lạm phát vàng
- với định nghĩa: “Lạm phát biểu thị một sự tăng lên trong mức giá cả chung” Gs. Samuelson đã đảo lộn nhân quả biến giá cả chung (CPI) tăng lên là kêt quả của lạm phát tiền tệ thành nguyên nhân của lạm phát gía cả.
- Do quan niệm cứ CPI tăng lên là lạm phát nên Gs. Samuelson đã cho rằng ở nước Anh khi tiêu tiền vàng là có lạm phát vàng và khi tiêu tiền giấy là có lạm phát tiền tệ.
2. Nhầm lẫn trong định nghĩa lạm phát cầu kéo
- với định nghỉa “Lạm phát cầu kéo diễn ra khi tổng cầu tăng nhanh hơn tiềm năng sản xuất của một nước, kéo gía cả lên để làm cân đối tổng cung và tổng cầu” Gs. Samuelson đã coi các cù sốc giá cả (như sốc dầu lửa hiện nay) là lạm phát dù đã khoác cái tên là lạm phát cầu kéo.
- Nguyên nhân của lạm phát cầu kéo là do tổng cầu lớn hơn tổng cung do quy luật cung cầu chi phối, nhưng Gs. Samuelson đả không nghĩ ra được phương thuốc đặc trị chữa đúng nguyên nhân của lạm phát cầu kéo, mà đã mặc nhiên dùng các công cụ của chính sách tiền tệ, vốn là phương thuốc đặc trị lạm phát tiền tệ để chữa lạm phát cầu kéo.
3. Nhầm lẫn giữa cung < câu dầu lửa với cung < cầu về tiền tệ trong định nghĩa lạm phát chi phí đẩy
-Với định nghĩa: “Lạm phát xẩy ra do chi phí tăng lên trong những giai đoạn thất nghiệp cao và mức huy động nguồn lực yếu ớt được gọi là lạm phát chi phí đẩy ” Gs. Samuelson đã nhầm lẫn coi các cú sốc dầu lửa là lạm phát.
- nguyên nhân là do chi phí tăng lên, nhưng Gs. Samuelson cũng chẳng nghĩ ra được phương thuốc nào để hạ chi phí cho doanh nghiệp nên học trò của ông ta, FED đã thắt chặt tiền tệ và nâng lãi suất lên 20%/năm gây ra hai cuộc suy thoái rợn tóc gáy cho nước Mỹ, kết quả là hơn 10 triệu người mất việc làm (hơn 10% lực lượng lao động) và 25.000 doanh nghiệp Mỹ phá sản. Sau đó 1000 ngân hàng tiết kiệm bị vỡ nợ [1] Số liệu lịch sử của IMF ghi lại như sau:
Năm 1973 -1975 tiển tệ đã được thắt chắt từ 9,41% xuống còn 6,1% rồi 2,41% và 4,47%.Năm 1980 – 1982 tiền tệ cũng bị thắt chặt từ 9,42% xuống còn 4,86% - 4,88% và 7,41%, thêm vào đó FED còn nâng lãi suất tới mức kỷ lục 20%/năm, gấp 3 đến 4 lần các nước công nghiệp khác, nên dẫn tới GDP giảm còn -0,23% rối -1,94% gấp gần 4 lần cuộc suy thoái thứ nhất
Bảng 1. Tình hình hai cuộc suy thoái rợn tóc gáy ở Mỹ thời kỳ 1973-1982

Năm
1972
1973
1974
1975
 
1979
1980
1981
1982
% tăng tiền
9,41%
6,1%
2,41%
4,47%
 
9,42%
4,86%
4,88%
7,41%
Chỉ số giá
3,32%
6,22%
11,01%
9,15%
 
11,27%
13,5%
10,32%
6,16%
%tăngGDP
5,29%
5,76%
-0,5%
-0,19%
 
3,16%
-023%
2,52%
-1,94%

Đây rõ ràng là dùng nhầm thuốc chữa lạm phát tiền tệ để chữa lạm phát chi phí đẩy . Việc dùng nhầm thuốc này đã gây ra hai cuộc suy thoai rợn tóc gáy mà cuộc thứ hai nặng hơn.
4. Không dựa vào qui luật lưu thông tiền tệ để luận giải về lạm phát gía cả
Tuy Gs. Samuelson đã biến MV = PQ thành MV ≡ PQ nhưng đã không có đoạn nào luận giải về các công cụ của chính sách tiền tệ có thể hạ được giá dầu lửa, nguyên nhân cú lạm phát chi phí đẩy.
II. ẢNH HƯỞNG CỦA GS. SAMUELSON Ở VIỆT NAM
1. Theo nhầm lẫn của Gs. Samuelson coi cơn sốc dầu lửa là lạm phát nên làm cho lạm phát tăng vọt năm 2004 và 2005
Sách Kinh tế học của Gs. Samuelson được dịch và xuất bản và tái bản ở Việt Nam tới 5 lần từ năm 1989 tới nay. Vỉ vậy ảnh hưởng rất lớn, làm CPI của ta vẫn để lẫn lạm phát gía cả với lạm phát tiền tệ, cho nên cứ giá dầu tăng lên là CPI tăng lên biểu lộ lạm phát tăng cao, không như các nước vẫn giữ đuợc lạm phát thấp như bảng số liệu sau:
Bảng 2. Tình hình lạm phát ở các nước trước sau năm 2004 vẫn giữ nguyên:

Tỷ lệ lạm phát
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Ở Việt Nam
0,8%
4%
3%
9,5%
8,4%
7,4%
Trung bình thế giới*
4,05%
3,36%
3,64%
3,35%
3,6%
3,51%

* số liệu toàn thế giới do IMF công bố
2. Không thấy lạm phát gía cả song song với lạm phát tiền tệ tấn công nền kinh tế nước ta, nên dùng những giải pháp kìm gía vô hiệu lại hại cho ngân sách
Vì nhầm lẫn cơn sốc dầu lửa là lạm phát chi phí đẩy nên Gs. Samuelson không tìm ra phương thuốc đặc trị chữa lạm phát gía cả để mặc cho người đọc như FED, hiểu là có thể dùng các công cụ của chính sách tiền tệ là thuốc đặc trị lạm phát tiền tệ để chữa lạm phát gía cả. Ở nước ta do bộ Tài Chính không nhận ra nhầm lẫn của Gs. Samuelson nên nghĩ ra các liệu pháp sốc “hy sinh” ngân sách để hạ giá dầu, tưởng hạ được giá dầu thế giới chống được lạm phát gía cả, nhưng thực tế chỉ hạ được gia xăng trong nước thấp hơn giá xăng các nước khiến tiền chi ngân sách chẩy theo dòng xăng buôn lậu qua biên giới. Thế là chi ngân sách nước ta cho việc bao cấp giá xăng rẻ cho cả ngưởi nước ngoài. Bộ Tài Chính không có lỗi gì trong việc không hiểu thực chất lạm phát gía cả. Nhưng điều đáng buồn là đã thấy tiền ngân sách bao cấp cho người tiêu dùng nước ngoài nhưng không tìm hiểu xem vì sao giá xăng nước ngoài lại rẻ hơn của ta?
Nếu bộ Tài Chính tìm hiểu việc này sẽ hiểu ngay ra là các nước dùng CPI trừ gía năng lượng và thực phẩm (CPI excluding energy and food) nên CPI của họ không có lạm phát gía cả và tỷ lệ lạm phát của họ vẫn giữ thấp như trước năm 2004 theo bảng 2 trên đây. Luật ngân sách nhà nước và khả năng của bộ Tài Chính cũng không cho phép dùng chi ngân sách cho những giải pháp sốc “hy sinh Ngân sách như vậy.
3. Không thấy các nước họ giải quyết cơn sốc dầu lửa đúng quy luật hơn ta
Thực chất lạm phát chi phí đẩy là cuộc khủng hoảng nguyên nhiêu truyền thống (dầu lửa,kim loại v.v…) khiến cung < cầu về dầu lửa đẩy giá dầu lửa tăng hơn 200% hai năm 2004-2005. Các nước để thị trường tự giải quyết tình trạng mất cân đối cung cầu này. Ngân hàng vá các Qũy bảo vệ giá (hedge fund) dùng các hơp đồng tương lai bảo vệ cho người mua dầu được mua theo giá trong hợp đồng (strike price) khi gia thị trường cao hơn. Họ cũng bảo vệ cho người bán dầu được bán theo gia trong hợp đồng khi giá dầu thị trường thấp hơn. Vì vậy giá dầu không dao động quá mạnh và các nước đã giữ được giá dầu thấp hơn ta.
Bộ Tài Chính của họ không tự phong cho mình khả năng can thiệp hành chính vào thị trường để biến cung < cầu dầu lửa thành cung = cầu dầu lửa và họ cũng biết rõ bộ Tài Chính không có qũy riêng để làm việc đó và “hy sinh” ngân sách, thực chất là hy sinh tiền thuế của dân vào những việc không kết quả, lại thâm hụt vào ngân sách.
4. Không hiểu lạm phát tiền tệ có các công cụ của chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát tiền tệ có hiệu quả, nhưng lạm phát gía cả không có thuốc đặc trị
Gs. Samuelson không quan tâm nên không tìm ra phương thuốc đặc trị lạm phát gía cả, khiến nước Mỹ bị đẩy đến hai cuộc suy thoái rợn tóc gáy như bảng 1 trên.
Thực tế không có phép mầu cho bất cứ bộ nào hạ được chi phí đẩy thay cho các giám đốc doanh nghiệp để họ cứ ung dung không lo bỏ vốn và chất sám ra để tiết kiệm chi phí khác thay cho chi phí nhiên liệu và nguyên liệu truyền thống đang bị khủng hoảng. Lãi suất có thể kìm hảm có hiệu quả đà mất giá của tiền giấy lạm phát, nhưng không có tác dụng hạ được giá dầu như lãi suất hạ độ mất giá của tiền giấy.
III KIẾN NGHỊ
1. Dùng CPI loại trừ giá năng lượng và thực phẩm như mức độ các nước đã làm để đưa tỷ lệ lạm phát của Việt Nam xuống thấp như các nước
- Theo kinh nghiệm của Singapo giá dầu chỉ chiếm tỷ trọng 0,01%. Giá gas chỉ chiếm 0,61% trong rổ hàng hoá dùng để tính CPI, giá thực phẩm điều chỉnh từ 30% xuống 23%. TCTK nên thấy CPI là để giúp cho điếu hành tiền tệ chứ không phải đơn thuần để bù gia. Chỉ cần đổi cách tính CPI là lập tức tỷ lệ lạm phát của Việt Nam thấp như các nước và loại trừ lạm phát gía cả khỏi Việt Nam.
- Chọn thêm những mắt hàng giảm giá mạnh như điện thoại di động, đồ điện tử v.v…để cân bằng với các mặt hàng tăng giá và thể hiện rõ tình hình mới về tiền tệ là giá tăng chậm hơn tiền: Ở ta tiền tăng 7% giá mới tăng 1%. Ở Mỹ, tiền tăng 4% giá mới tăng 1% v.v…
2. Chú trọng sửa nhanh những giải pháp sốc không theo lý thuyết và văn bản luật nào làm mất nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng nhanh và ngân sách không đủ sức chi cho cải cách tiền lương theo mức 38% tháng 1-2003 - 20,7% tháng 10/2005 và 28,6% vào tháng 10/2006. Chỉ cần bỏ mức “ hy sinh” Ngân sách 15.000 tỷ đồng là đủ tiền cho cải cách tiến lương.
3. Dùng báo chí đả thông cho dân vá các nhà kinh tế hiểu chính sách dùng lạm phát để kích cầu làm tăng thu nhập hàng tỷ USD/năm và khoảng 350.000 tỷ trong 15 năm từ 1989 tới 2006 tương đương khoảng 29 tỷ USD, tính ra khoảng 55,4 tỷ VND đầu người.Thay đổi chính sách này là buộc mỗi người hy sinh 55,4 tỷ cho thành tích thổi phồng là giá cả ổn định.Thực ra người có tiền mất khi mua hàng sẽ được khi bán hàng. người làm công ăn lương vẫn được đảm bảo là mức tăng lương cao gấp đôi tỷ lệ lạm phát.
Chỉ có loại lạm phát chi phí đẩy là ngược đời vì nó làm tăng giá đầu vào đẩy chi phí lên nhưng không làm tăng giá đầu ra như trong lạm phát tiền tệ.
4. Tách chi ngân sách để bù giá do tiền giấy mất giá với trợ cấp thiên tai đối với giá thực phẩm tăng tới 15,03% do thiên tai (cúm gia cầ,, heo tai xanh).
Các nước đã trừ giá thực phẩm ra khỏi CPI nên họ không phải bù gía thực phẩm. Còn ta chót bù giá 3 năm 2004-2006 và 10 tháng đầu năm 2007 nên vẫn tiếp tục nhưng ghi vào mục trợ giá thiên tai.
Tât cả những điều chưa ổn trong biện pháp kiềm giá đếu là vì chưa thấy thực chất lạm phát gía cả là gì, do bị loá vỉ giải thưởng Nobel kinh tế mà Gs. Samuelson được nhận vì công lao đưa toán học vào kinh tế học (chứ không phải từ mảng tiền tệ). Cho nên hội thảo này có trọng tâm là tìm hiểu, tranh luận về lạm phát gía cả và những ảnh hưởng tai hại của nó.
 

[1] Frederic S. Mishkin, Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường Tài chính, Nhà xuất bản Khoa học & Kỹ thuật 1994, trang 29
373
270399
Germany Contact Bank Technology Hội Viên
Định cư
Restaurant
Vũ Ngọc Trí
Contact
Forum
News
Pearls's Blog
Bank
Reports
Brave's Blog
Technology
Computer
Vũ Ngọc An
Vũ Ngọc Bình
Võ Ngọc Hạnh
Hội thảo
Hỗ trợ
Engineer Vũ Ngọc Dũng
HP: 0903918144
vudzung57@gmail.com
---------
Nếu quý vị thấy website hữu ích. Xin ủng hộ số tiền tùy hỷ gửi vào tài khoản sau:
Ngân hàng: VietinBank
Số tài khoản: 106004126294
Chủ tài khoản: Vũ Ngọc Dũng
Truy vấn
Xin chào Quý Khách !
Đã xem 422997
Đang xem 276
Copyright © 2008 -  Information Technology Bank - Designed by VND