Trang chủ Liên hệ Sách viết Ngân hàng Bài báo Công nghệ Vi tính Bài viết Rao vặt Phim ảnh Thư giãn Đăng nhập
Tin Mới
Tìm bài viết
Bài viết
<May 2024>
SuMoTuWeThFrSa
2829301234
567891011
12131415161718
19202122232425
2627282930311
2345678
80 - ĐỪNG QUÊN VIỆC KHẮC PHỤC TIỀN TA LÊN GIÁ 1996
Gần đây có nhiều bài báo viết về hạ giá tiền ta để giảm nhập siêu. Một số ý kiến phân vân không quyết vì nghi ngờ mặt được không bù lại mặt mất, không có đáp số nào trọn vẹn cho cả đôi bên. E rằng nguyên nhân của tình trạng này là do ta đã quên mất kinh nghiệm đấu tranh chống lên giá tiền ta 3 năm 1993-1996, kết thúc bằng việc phá giá nhẹ tiền ta vào tháng 10 năm 1996 giảm nhanh nhập siêu như biểu đồ sau đây: Như vậy chỉ cần tăng giá USD lên dần bắt đầu từ 5% là nhập siêu đã giãm ngay 1593.2 triệu USD năm 1997 và đến năm 1999 nhập siêu chỉ còn 139 triệu USD năm 1999. Tôi còn nhớ rất rõ đã 3 năm liền nhiều tác giả viết báo tranh luận về sai lầm nâng gía tiền ta lên tới 23% từ năm 1993 đến 1996. Những bài viết bênh vực việc lên giá tiền tới 23% do cố định ở mức 11.000đ/USD trong khi tỷ giá thực tính theo so sánh sức mua PPP (Power Purchasing Parity) lên tới 13.000đ/USD. Năm 1995, tác giả Thanh Ngọc được tham dự hội nghị các doanh nghiệp Việt Nam do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chủ trì, đã đề nghị nâng giá USD lên, Phó Thủ tướng Phan Văn Khải đã đồng ý ngay. Các bài báo muốn lên giá tiền ta bị đuối lý vì theo quy luật khi tính tỷ giá giữa hai đồng tiền phải dựa vào độ mất giá qua lạm phát tiền giấy của hai đồng tiền đó, nên tỷ giá thực được tính theo công thức: Tỷ giá thực = Tỷ giá danh nghĩa x Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam ` ` Tỷ lệ lạm phát của Mỹ năm 1993, tỷ giá thực được tính như sau: 10200 đ x 123.8% = 13726 đ/USD 108.7% Việt Nam lạm phát cao hơn VND phải mất giá hơn USD Thấy là đuối lý rồi nên các tác giả theo quan điểm lên gía tiền ta lại viết một cách lủng củng là “không lên giá cũng không phá giá tiền ta” nghe có vẻ trung dung dàn hòa cho cả hai bên; nhưng đứng về khoa học thì không lên giá là phải tăng giá USD lên ngang bằng với tỷ giá thực 13.726đ chứ không phải cứ giữ tỷ giá 11.000 đ như thông báo hàng ngày của ngân hàng trung ương cho các ngân hàng thương mại lúc đó. Còn có chuyện rất hay nữa là giữa năm 1996 đồng chí Nguyễn Sinh Hùng khi đó là bộ trưởng bộ Tài chính, đã chủ trì từ đầu chí cuối một cuộc hội thảo do Viện Khoa học Tài chính mời, việc hiếm thấy ngày đó. Hai người được mời từ phía Nam có tác giả Thanh Ngọc đã đề nghị nâng gìa USD lên là vấn đề được coi là nhậy cảm ngày đó. Có báo đã phê phán lãng phí vì một ý kiến đóng góp từ đại biều phía Nam lên tới 3 triệu đồng tiền đài thọ vé máy bay. So kết quả nhập siêu giảm ngay 1593,2 triệu USD (bằng 17.523000 triệu VND) 3 triệu bằng mấy phần vạn, để mất 17,523 tỷ đồng giảm nhấp siêu sẽ lãng phí cho đất nước ra sao. Bên cạnh đó, kinh nghiệm phá giá mạnh của Trung Quốc: ngày 1-1-1994 với giá USD từ chỗ 1 USD giá 5,7 NDT đã tăng ngay tới 8,7 NDT, tỷ lệ phá giá là 34,5%. Từ năm đó, Trung Quốc luôn luôn xuất siêu sang Mỹ cho đến mấy năm gần đây Mỹ mới gây sức ép đòi Trung Quốc phải hạ giá đồng NDT. Trung Quốc mới đầu từ chối thẳng thừng sau mới đáp ứng một phấn yêu cầu hợp lý của Mỹ. Còn nhớ tháng 6-1996 họp hội nghị giám đốc ngân hàng toàn quốc, tác giả Thanh Ngọc đã tiếp tực góp ý kiến về nguy lên giá tiền ta, các bạn cùng quan điểm đã can: “nói 3 năm không lắng nghe nói làm gì nữa cho mệt”. Tác giả Thanh Ngọc đã khẵng định nếu hơn 300 đại biểu không ai phản biện đủ sức mạnh khoa học làm tôi cứng lưỡi thì ngân hàng trung ương nên có phương án giải quyết nguy cơ tiềm ẩn là lên giá tiền ta trái quy luật. Đồng chí Cao Sỹ Kiêm khi đó đã cho tác giả Thanh Ngọc bảo lưu ý kiến dù theo đồng chí đa số thấy tỷ giá hiện nay là hợp lý rồi. Sau đó, đồng chí Lê Đức Thúy lúc đó là phó Thống đốc, báo đến nhà thăm, tác giả Thanh Ngọc chuẩn bị một xấp dày nhưng tài liệu và biểu đồ để bảo vệ quan điểm của mình nhưng đồng chí Thúy đã xua tay nói ngay: tôi đồng quan điểm với anh nên đến để bàn với anh phá giá nhẹ như thế nào để khỏi gây sốc cho nền kinh tế, tác gỉa Thanh Ngọc trình bày nếu lên giá ngay 23% như độ lên giá tiền tệ sẽ gây sốc và đề nghị lên dần 1%/tháng. Cũng may là đồng chí Kiêm rất lắng nghe đã trình bầy lên trên nên tháng 10/1996 đã tăng giá USD lên 5% lập tức nhập siêu hạ ngay 1.593 triệu USD. Ngày nay so với 5 lý do không nên phá giá trong đó có lý do: Thứ năm, Thủ tướng chính phủ và thống đốc ngân hàng nhà nước đã công bố rõ ràng không có chủ trương phá giá VND, mà điều hành linh hoạt nghe như quên cả kinh nghiệm tăng giá USD của Việt Nam và Trung Quốc thấp kỷ 1990. Thực tế Thống đốc Ngân hàng trung ương đã nới biên độ dao động của giá USD tới ± 5% có nghĩa là ngân hàng thương mại nâng giá USD lên +5% là đã phá già nhẹ VND 5% Đưa lý do đó vào, chả khác gì phủ định việc nới biên độ dao động lên ± 5% là đã cho phép ngân hàng thương mại phá giá VND theo cơ chế thị trường. Mặt khác có ngân hàng thương mại bắt bí khách hàng được mua USD nhập nguyên liệu làm hàng xuất khẩu lúc xuất khẩu được, phải bán USD theo giá lúc mua, nghĩa là phải chịu lỗ. Lợi ích hạ nhập siêu bằng cách tăng xuất khẩu là giúp doanh nghiệp tránh được phá sản trong suy thoái hiện nay và mỗi USD tăng lên bao nhiêu là doanh nghiệp xuất khẩu lãi thêm bấy nhiêu có thêm vốn để hạ giá thành và tiêu thụ được hàng Việt Nam sản xuất cho xuất khẩu. Cho nên đừng nhân lúc giá USD tăng để kiệm lời trên lưng nhà xuất khẩu, nghĩ lơi riêng mà bỏ quên lợi ích chung rất lớn là giàm nhập siêu./
373
270350
Germany Contact Bank Technology Hội Viên
Định cư
Restaurant
Vũ Ngọc Trí
Contact
Forum
News
Pearls's Blog
Bank
Reports
Brave's Blog
Technology
Computer
Vũ Ngọc An
Vũ Ngọc Bình
Võ Ngọc Hạnh
Hội thảo
Hỗ trợ
Engineer Vũ Ngọc Dũng
HP: 0903918144
vudzung57@gmail.com
---------
Nếu quý vị thấy website hữu ích. Xin ủng hộ số tiền tùy hỷ gửi vào tài khoản sau:
Ngân hàng: VietinBank
Số tài khoản: 106004126294
Chủ tài khoản: Vũ Ngọc Dũng
Truy vấn
Xin chào Quý Khách !
Đã xem 422940
Đang xem 218
Copyright © 2008 -  Information Technology Bank - Designed by VND