Trang chủ Liên hệ Sách viết Ngân hàng Bài báo Công nghệ Vi tính Bài viết Rao vặt Phim ảnh Thư giãn Đăng nhập
Tin Mới
Tìm bài viết
Bài viết
<May 2024>
SuMoTuWeThFrSa
2829301234
567891011
12131415161718
19202122232425
2627282930311
2345678
5 - VÌ SAO TA CHƯA LỌAI TRỪ ĐƯỢC LẠM PHÁT CAO HƠN CÁC NƯỚC

Trong cuộc họp hội nghị Tài chính ngày 3-12-2008, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhận khuyết điểm là để lạm phát của Việt Nam cao hơn các nước. Nhưng vì sao lại như vậy quả là vấn đề cần thiết phải làm sáng tỏ. Đọc lại bài “ Có mấy loại lạm phát ? của tác giả Phan Lê trên tạp chí Công Nghệ Ngân hàng số 33 tháng 12-2008 tôi mới thấy hé mở vấn đề: Vì sao ta chưa loại trừ được lạm phát cao? Trước hết là do nhiều nhà kinh tế nước ta chỉ mới nêu tên loại lạm phát mà chưa đi sâu tìm hiểu những quan điểm khác nhau nói lên bản chất của từng loại lạm phát. Như tác giả Phan Lê, từng tham gia lãnh đạo ban biên tập tạp chí Ngân hàng nhưng cũng chỉ nêu tên đủ loại lạm phát như lạm phát cầu kéo, lạm phát chi phí đẩy, lạm phát nhập khẩu … qua việc trích dẫn từ những bài báo viết về lạm phát của nhiều tác giả khác mà không phân biệt rõ là chỉ có hai loại lạm phát chính là lạm phát tiền giấy và lạm phát giá cả. Còn những loại lạm phát cầu kéo, lạm phát chi phí đẩy chỉ là nhưng phân loại nhò của loại lạm phát giá cả; và lạm phát nhập khẩu chỉ là một trường hợp đặc biệt của lạm phát tiền giấy nẩy sinh do chế độ tỷ giá cố định trong chế độ tiền tệ BrettonWoods khi tất cả các nước không có đủ vàng để đảm bảo cho giấy bạc ngân hàng nước mình, đành chịu phục tùng chế độ tiền tệ Bretton Woods gắn chặt với đồng USD có vàng đảm bảo. Để neo đồng tiền nước mình vào đồng USD, đồng tiền duy nhất còn có vàng đảm bảo, các nước phải nhất nhất tuân theo một tỷ giá cố định ± 1% giữa đồng tiền của mình với USD. Nếu tỷ giá nội tệ của 1 nước thấp hơn tỷ giá chính thức 1% (-1%), nước này phải mua USD vào cho tới khi tỷ giá được kéo lên ngang tỷ giá chính thức. Ví dụ Anh có tỷ giá cố định là 2,8 bảng/USD. Mỹ lạm phát USD để cung ứng đủ đôla giấy cho các nước nên đôla mất giá nhanh làm tỷ giá USD ngày càng xuống như bảng sau:

Năm 1960 1961 1962 1963 1964 1965 1966 1967 1968 1969 1970
Tỷ gía chính thức 2.8 2.81 2.8 2.8 2.79 2.8 2.79 2.4 2.38 2.4 2.39
Tỷ già thị trường 2.8 2.8 2.8 2.8 2.8 2.8 2.8 2.77 2.4 2.4 2.4

 Nguồn: Thống kê Tài chính Quốc tế của IMF Như năm 1967 tỷ giá chỉ còn 2,4 bảng/USD hay âm (-15%) vượt quá ngưỡng -1%. Nước Anh phải mua USD vào để nâng giá USD lên. Thực chất là tốc độ lạm phát USD ngày càng tăng, Mỹ dựa vào chế độ Bretton Wood để xuất khẩu lạm phát sang các nước tham gia chế độ tiền tệ Bretton Wood và hậu quả là các nước phải in thêm tiền giấy để mua USD và nhập khẩu lạm phát vào nước mình. Tổng Thống Pháp De Gaulle có tinh thần độc lập dân tộc cao đã phá chế độ tỷ giá bất công này bằng cách tung khối USD mua bằng tiền lạm phát ra mua vàng để khỏi lệ thuộc vào cách bán vàng nhỏ giọt của Mỹ và không theo cam kết là giá vàng theo đúng chế độ Bretton Woods phải là 35 USD troy ounce. Phản ứng của Pháp được nhiều nước noi theo nên đến năm 1972, Nixon, tổng thống Mỹ, phải tuyên bố ngưng bán vàng theo giá quy định cho chính phủ các nước và chế độ tiền tệ Bretton Woods sụp đổ, chấm dứt ảo tưởng về duy trì một chế độ bản vị vàng què quặt có thể đảm bảo bằng vàng (!) cho tất cả các đồng tiền nếu bám vào USD. Giá vàng nhanh chóng tăng vọt và lên tới đỉnh cao 800 USD/troy ounce. Vì vậy nói đến nhập khẩu lạm phát là phải tìm ra nước nào hay chế độ tiền tệ nào xuất khẩu lạm phát. Về khái niệm phải thấy lạm phát nhập khẩu không phải là một loại lạm phát mà chỉ là hành động dại dột rước lạm phát từ ngoài vào trong nước. Các nhà thống kê của ta khăng khăng giữ quan điểm riêng của mình không dùng CPI trừ năng lượng và lương thực thực phẩm như tất cả các nước phát triển và rất nhiều nước đang phát triển đã dùng, nên CPI hiện nay là công cụ nhập khẩu lạm phát chi phí đẩy khi giá dầu tăng lên và tạo CPI âm khi giá dầu xuống đột ngột làm cho có người lầm là đã hết lạm phát tiền giấy (CPI = 0) và chuyển sang thiểu phát (CPI âm). Nhầm lẫn này cũng là do Gs Paul A. Samuelson đã có một nhận định cực đoan: “Lạm phát là kẻ thù kinh tế số một” [1]. Để chứng minh cho nhận định này trong mục Những tác động tới hiệu quả kinh tế, Gs Paul A. Samuelson đã viết : “Nếu lạm phát tăng 20% hay 30% một tháng thì các cửa hàng thay đổi giá niêm yết thường xuyên đến mức đến mức những thay đổi trong giá tương đối không còn nhận ra được nữa” . Đây có lẽ là một nhầm lẫn do đãng trí vì ngay trong mấy trang trước (397 tới 399) Gs Paul A. Samuelson đã phân lọai 3 cấp độ của lạm phát: “Lạm phát vừa phải đặc trưng bằng giá cả tăng chậm và có thể dự đoán trước được…” “Lạm phát phi mã trong phạm vi hai chữ số hoặc ba chữ số, như 20, 100 hay 200 phần trăm một năm” và “ Siêu lạm phát ở Đức đến 100 tỷ lần trong 3 năm” Gs Paul A. Samuelson đã lẫn lạm phát vừa phải với lạm phát phi mã với ví dụ nếu lạm phát tăng 20% hay 30% một tháng và quên mất thực tế là với mức gía tăng như vậy không cửa hàng nào niêm yết giá nữa. Thứ hai là do một số chuyên gia tư vấn cho chính phủ chưa đọc về lạm phát giá cả của Gs Paul A. Samuelson nên không thấy được CPI của các nhà thống kê đang dùng là số cộng của tỷ lệ lạm phát tiền giấy và tỷ lệ lạm phát giá cả tạo thành thứ lạm phát đúp làm sai lệch qúa lớn tỷ lệ lạm phát thực tế của Việt Nam. Như vậy là trái với mục 3 (trong điều 4). Thống nhất về chỉ tiêu, biểu mẫu, phương pháp tính, bảng phân loại, đơn vị đo lường, niên độ thống kê và bảo đảm tính so sánh quốc tế. So sánh làm sao được khi CPI của Việt Nam khác với cách tính CPI của các nước do không trừ năng lượng và lương thực thực phẩm là các nhóm hàng biến động thất thường theo cung cầu nguyên nhiên liệu truyền thống (trong đó nổi lên là dầu lửa) và theo thiên tai thời tiết. Bảng thống kê sau cho thấy sự khác biết quá xa về tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam so với các nước: từ gấp đôi đến gấp năm so với Mỹ, gấp 2,2 đến 2,8 lần so với mức bình quân của thế giới: B ảng 1. Tình hình lạm phát ở Mỹ và ở các nước

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Mỹ 1,77 1,79 1,83 1,89 1,95 2,01 2,57
Việt Nam 0,8% 4% 3% 9,5% 8,4% 7,4% 12,56
Trung bình các nước * 4,05% 3,36% 3,64% 3,35% 3,6% 3,51%  
V.N so với Mỹ  ** 45% 223% 164% 502% 430% 368% 489%
V.N so với các nước 19,7% 119% 83% 283% 233% 227%  

Nguồn: * Thống kê Tài chính quốc tế của IMF, ** từ: http://www.inflationdata.com/inflation/inflation Theo chỉ số lạm phát cơ bản mà TCTK phải công bố thì tỷ lệ lạm phát tiền giấy chỉ chiếm khoảng 60% - 70% của CPI, như vậy CPI năm 2008 là 12,53% (tính lại theo trung bình nhân chỉ còn 8,3%) thì tỷ lệ lạm phát tiền giấy chỉ còn khoảng 5% - 6%. Năm 2006 TCTK mới chỉ điều chính nhóm hàng lương thực từ hơn 47% xuống 42% mà đã kéo CPI xuống 7,4%. Đáng tíếc là TCTK không tiếp tục điều chỉnh CPI theo thông lệ quốc tế để phản ánh đúng tỷ lệ lạm phát thật nên ban điều hành lạm phát đã qúa lo sợ lạm phát cao dẫn đến những giải pháp kiềm chế lạm phát gây sốc cho kinh tế. Thứ ba là do tác giả Phan Lê chi kê tên loại lạm phát mà chưa phân tích bản chất của từng loại lạm phát để kê ra đúng thang thuốc chữa nên không giúp ích gì cho việc hạ thấp tỷ lệ lạm phát của ta so với các nước. Điển hình là cuối cột một trang 53, ông Phan Lê đã viết: “ Việc đưa ra các lọai lạm phát như “lạm phát giá cả” lạm phát cầu kéo” “lạm phát chi phí đẩy”, “nhập khẩu lạm phát” theo tôi là ngụy biện, không có những loại lạm phát ấy”. Hạ một từ ngụy biện mà không có một câu nào giải thích nguy biện ở chỗ nào thì e rằng không có sức thuyết phục. Nếu kê ra thang thuốc chữa lạm phát ông Phan Lê chắc sẽ thấy ngay là lạm phát tiền giấy có nhiều vị thuốc chữa như thắt chặt tiền tệ, như lãi suất thực dương, như dự trữ bắt buộc. Trái lại lạm phát giá cả do nhầm lẫn cũ của Gs Paul A. Samuelson chả có phương thuốc nào do Gs viết ra trong cuốn Kinh tế học nổi tiếng của mình. Ông Phan Lê đã trích quan điểm của tác giả Tuấn Nghĩa đăng trên tạp chí Kinh tế & Dự báo số 2-2008: “ Quan niệm về sự tồn tại “lạm phát giá cả” đã làm nẩy sinh nhiều quan niệm không đúng về lạm phát tiền tệ, dẫn đến hiện diện của “ lạm phát cầu kéo” “lạm phát chi phí đẩy” mà không thấy lập luận của ông Tuấn Nghĩa sát thực tế của Việt Nam hơn. Đó là một số nhà Kinh tế và chuyên gia không thấy lạm phát giá cả là cơn sốc dầu lửa được Gs Paul A. Samuelson cho đội lốt lạm phát nên một số giải pháp kiềm chế lạm phát đã gây sốc cho nền kinh tế Việt Nam vì đã chống luôn cả lạm phát tiền giấy và lạm phát giá cả được lồng trong CPI không trừ năng lượng và lương thực thực phẩm như tất cả các nước phát triển đã làm. CPI không theo thông lệ quốc tế như vậy mà chỉ theo quan điểm riêng của các nhà thống kê, đã tạo ra lạm phát đúp gồm tỷ lệ lạm phát tiền giấy cộng tỷ lệ lạm phát giá cả nên nống tỷ lệ lạm phát của Việt Nam cao hơn hẳn tỷ lệ lạm phát của các nước chỉ có tỷ lệ lạm phát tiền giấy. Tóm lại tôi rất đồng tình với tác giả Phan Lê đã kết lại bài viết với kiến nghị: - NHNN Việt Nam và các học giả kinh tế nước ta cần xác định có mấy loại lạm phát (tôi bỏ tính từ cao) cho phù hợp với nguyên lý. Ý kiến của tôi là chỉ có duy nhất một loại lạm phát là lạm phát tiền giấy mà Mác đã định nghĩa là: “lạm phát là thừa tiền cho lưu thông, cụ thể là khi khối tiền thực tế lưu thông Ms (Money supply) vượt quá khối tiền cần cho lưu thông Md (Money demand) theo quy luật: Md = PQ/V[2]. mà Mác đã viết rất rõ: Tổng số giá cả hàng hóa đưa ra lưu thông = Khối lượng tiền làm chức năng số vòng quay của những đồng tiền cùng tên gọi phương tiện lưu thông Trong khi trích dẫn bài của PGS.TS Nguyễn Thị Nhung ô Phan Lê cũng không thấy quan điểm rất chính xác về lạm phát giá cả theo lý luận Mác-Lênin như trên đây đã là cơ sở để PGS.TS bác bỏ quan điểm lạm phát giá cả vì nó nguy hiểm cho điều hành tiền tệ. Nghị quyết của Ban chấp hàng TW Đảng đã quy định rõ phải lấy lý luận Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng lý luận để xây dựng các chính sách kinh tế - xã hội cho nên không thể xa rời lý luận Mác- Lênin đến mức không rõ vì sao lạm phát ở Việt Nam lại cao hơn các nước./. ________________________________________ [1] Paul A. Samuelson và William D. Nordhaus, Kinh tế học tập II, Nhà xuất bản Chính tri6 Quốc giá năm 1997, trang 389. và 1b trang 402 [2] Các Mác, Tư bản, Nhà xuất bản Tiến Bộ Mat-scơva và Sự thật Hànội năm 1988 trang 158

373
270323
Germany Contact Bank Technology Hội Viên
Định cư
Restaurant
Vũ Ngọc Trí
Contact
Forum
News
Pearls's Blog
Bank
Reports
Brave's Blog
Technology
Computer
Vũ Ngọc An
Vũ Ngọc Bình
Võ Ngọc Hạnh
Hội thảo
Hỗ trợ
Engineer Vũ Ngọc Dũng
HP: 0903918144
vudzung57@gmail.com
---------
Nếu quý vị thấy website hữu ích. Xin ủng hộ số tiền tùy hỷ gửi vào tài khoản sau:
Ngân hàng: VietinBank
Số tài khoản: 106004126294
Chủ tài khoản: Vũ Ngọc Dũng
Truy vấn
Xin chào Quý Khách !
Đã xem 422909
Đang xem 187
Copyright © 2008 -  Information Technology Bank - Designed by VND