Trang chủ Liên hệ Sách viết Ngân hàng Bài báo Công nghệ Vi tính Bài viết Rao vặt Phim ảnh Thư giãn Đăng nhập
Tin Mới
Tìm bài viết
Bài viết
<May 2024>
SuMoTuWeThFrSa
2829301234
567891011
12131415161718
19202122232425
2627282930311
2345678
50 - SAO LẠI CẤM VIẾT BÁO GÓP Ý HAY VỚI CHÍNH PHỦ?
 
VÌ SAO CÓ LOẠI BÀI BÁO BỊ CẤM ĐĂNG
Nhóm nghiên cứu về những nhầm lẫn cũ của Gs. Samuelson có một bài được đăng tháng 10-2007. Nhưng sang năm 2008 những bài báo cùng loại viết về lạm phát giá cả gửi nhiều báo mà không được đăng. Chúng tôi đem thắc mắc này hỏi một tổng biên tập quen thuộc thì được trả lời là khi gửi lên bộ có liên quan đến bài báo, bộ trưởng cho biết là không nên cho đăng vì sẽ rối việc lên. Ý kiến không nên cho đăng bỗng nhiên thành ra lệnh kiểm duyệt báo chi trái với luật báo chí hiện hành: bộ trưởng tự mình trao cho mình quyền được cấm đăng bài báo nào mà mình không thích chả cần trao đổi với Ban Văn hóa Tư tưởng TW Đảng.
Xin gửi tới các bạn đến với trang web này bài báo đó để khách quan xem. Các bạn chỉ cần Ctrl-click lên dòng ViệtNamnet trên tờ tài liệu tra cứu từ Google kèm theo sẽ thấy bài báo này. Xin chép lại đây để các bạn đọc và suy ra những gì ẩn dấu sau hành động của vị bộ trưởng không muốn cho đăng loại bài như vậy. Phải chăng hành lang an tòan cho báo chí là trường phái Kinh tế. Viết về trường phái kinh tế này thì được, còn viết về trường phái kinh tế khác là không được? Như vậy thì làm sao khuyến khích được những bài báo góp ý với cấp bộ sửa những nhầm lẫn của bộ cho công việc tốt hơn? Trong khi chính vị bộ trưởng đó lại xa rời tư tưởng chính thống của chủ nghĩa Mác Lê Nin đi theo trường phái lạm phát giá cả có những nhầm lẫn ảnh hưởng xấu tới điều hành tiền tệ toàn thế giới.
Trong bài báo “Một số giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô” trên Tạp chí Cộng Sản số tháng 7-2008, đã trích dẫn về lạm phát xa lạ với lý luận Mác-Lênin và kinh tế học hiện đại: “Lạm phát được đánh giá bằng cách so sánh giá cả của cùng 1 loại hàng hóa vào hai thời điểm khác nhau, với giả định chất lượng hàng hóa không đổi”. Trích dẫn này hòan toàn sai với định nghĩa của Mác về lạm phát: “ Lạm phát xẩy ra khi khối tiền lưu thông vượt qua nhu cầu lưu thông hàng hoá”. Vị bộ trưởng này chắc cũng không ngờ mình đã vô tình định nghĩa theo trường phát lạm phát giá cả với quan niệm cứ giá cả chung tăng lên là lạm phát. Như vậy là giá dầu tăng lên, giá thực phẩm tăng lên do dịch heo tai xanh, do lũ lụt… đều là lạm phát cả. Chịu khó suy nghĩa một chút sẽ thấy ngay chả có phương thuốc nào chữa loại lạm phát giá cả này. Nên thặt chặt tiền tệ, nâng lãi suất đều là nhầm thuốc và thực tế nó có hạ được giá dầu từ thị trường quốc tế để làm giảm lạm phát giá cả đâu.
Đọc qua bài báo “vượt hành lang an toàn” này bạn sẽ thấy nó giúp Chính phủ dừng bước trước những hành lang không an toàn cho kinh tế nước nhà: xông vào chống lạm phát giá cả trong khi chả có cuốn sách Kinh tề học nào viết về bài thuốc d0ặc trị cholọai lạm phá này.

Lạm phát giá cả: Bù lỗ không phải là thuốc chữa
12:56' 10/10/2007 (GMT+7)
Vốn quen với khái niệm lạm phát do đồng tiền mất giá nên khi gặp lạm phát giá cả, thuốc chữa lại xem ra chưa hiệu quả.
Từ năm 2004, lạm phát giá cả bùng phát trên thế giới do giá dầu lửa tăng đột ngột từ 24 USD/thùng (2003) lên 50 USD/thùng và năm 2005 tăng tiếp lên 70 USD/thùng. Tỉ lệ lạm phát năm 2004 của nước ta bỗng vọt lên 9,5%, trong khi tỉ lệ bình quân của cả thế giới chỉ có 3,55%.

Nhầm "thuốc"?
 
BTC chi tới 27.000 tỉ đồng để bù lỗ cho Tổng Công ty Xăng dầu nhưng chỉ hạ được giá dầu trong nước. Ảnh: VNN
Chúng ta đã gặp lạm phát phi mã năm 1985-1988, mà tốc độ mất giá tới 20% - 30%/tháng hay 500% đến 800%/năm, làm tiền lương của cán bộ từ mức tối thiểu 18 đồng đến trên 200 đồng "bốc hơi" mạnh, khiến lương cán bộ chỉ đủ ăn, (chưa nói đến mặc) trong một tuần.

Lạm phát phi mã đã để lại một đồng lương không đủ ăn mà mãi tới nay ta gỡ bằng cải cách tiền lương vẫn chưa xong. Cú sốc lạm phát do giá dầu gây ra năm 2004 đã tấn công kinh tế và đời sống nhân dân.

Đó là loại lạm phát giá cả với giá tăng của dầu lửa đẩy chi phí các DN lên nên còn gọi là lạm phát chi phí đẩy. Với lạm phát tiền tệ làm giá cả chung tăng lên do tiền giấy mất giá, cách chữa đã có sẵn: Đó là nâng lãi suất lên, nghĩa là NH mua tiền giấy cao hơn mức lạm phát tiền tệ.

Người đứng tuổi ai cũng nhớ năm 1989, NHTƯ nâng lãi suất lên 12%/tháng rồi hạ xuống 9% - 7%, làm người dân xếp hàng gửi tiền vào NH và HTXTD, biến bội chi liên miên của NH Nhà nước trong lạm phát phi mã thành bội thu và góp phần chấm dứt lạm phát phi mã trong năm 1989 hào hùng đó.

Nhưng nâng lãi suất ở nước ta hiện nay không thể hạ giá dầu tăng từ thị trường thế giới, đó là điều ai cũng biết, nghĩa là không thể dùng thuốc chữa lạm phát tiền tệ để chữa lạm phát giá cả.

Nhưng vì trong sách kinh tế học viết giá tăng gây lạm phát (không nói rõ là lạm phát tiền tệ hay lạm phát giá cả), nên Bộ Tài chính đã chi tới 27.000 tỉ đồng để bù lỗ cho Tổng Công ty Xăng dầu, chữa đúng nguyên nhân (cơn sốc dầu lửa) của lạm phát giá cả.

Nhưng 27.000 tỉ đồng chỉ hạ được giá dầu trong nước, nên ngân sách chảy máu theo dòng xăng buôn lậu qua biên giới và trở thành nguồn bao cấp bù giá xăng cho người tiêu dùng các nước.

Nên loại dần lạm phát giá cả ra khỏi CPI

Lạm phát giá cả do dầu lửa gây ra thực chất là cung thấp hơn cầu, nên việc này phải để cho thị trường tự điều chỉnh. Các nước sử dụng công cụ tài chính mới (new financial instrument): Các Quỹ bảo vệ giá (hegde funds) thông qua việc bán các hợp đồng bảo vệ giá (Future agreement- FA) để bảo vệ người mua, người bán dầu khỏi những biến động quá lớn của giá dầu.

Chính việc bảo vệ giá (hedging) đã kìm mức tăng quá nhanh của giá dầu. Các NH thương mại của ta cũng bán FA, nhưng chỉ làm đại lý cho các NH và quỹ bảo vệ giá của nước ngoài và hưởng hoa hồng, nên không dùng nó để kìm bớt giá dầu được.

Một cách làm khác được nhiều nước sử dụng là dùng chỉ số giá (CPI) trừ giá năng lượng và thực phẩm (CPI excluding energy and food) để CPI phản ánh đúng mức lạm phát tiền tệ. Chính vì vậy mà tỉ lệ lạm phát của họ thấp hơn ta, dân chúng không lo sợ lạm phát.

Singapore đã kéo tỉ trọng thực phẩm trong rổ hàng hoá dùng để tính CPI từ 30% năm 1993 xuống còn 28% năm 1998 rồi 23% năm 2004, trong khi của ta mới kéo từ 47% xuống 42%. Tương tự như vậy, ở Singapore, dầu lửa chỉ còn chiếm tỉ trọng 0,01% và gas chỉ tính trong nhóm hàng nhà ở, nên chỉ chiếm 0,63% .

Khi thấy rõ thực chất của lạm phát giá cả do cú sốc dầu lửa gây ra, các cơ quan chức năng phải để tâm đến việc loại trừ lạm phát giá cả ra khỏi CPI. Báo chí cũng sẽ thôi căn cứ vào CPI có cả lạm phát giá cả để dùng những từ như giá tăng phi mã (20%-50%/ tháng như hồi 1985-1988) để nói về lạm phát vừa phải hiện nay, khiến lòng dân không yên vì quá lo sợ lạm phát.

Cách tính CPI cũng cần được xem xét lại để thấy rõ nguy cơ của lạm phát giá cả. Nên sớm loại bỏ những giải pháp mà ta đặt vào đấy những kỳ vọng không tưởng và quá tốn kém, như "hy sinh" ngân sách gần 1 tỉ USD (15.000 tỉ đồng) qua việc giảm thuế để chỉ hạ được giá xăng trong nước mà không tránh được lạm phát giá cả.

Các nước tránh lạm phát giá cả như tránh bão, còn ta lại xông vào, hy vọng chặn đứng được cơn bão dầu lửa đang đe doạ cả thế giới và đã từng gây suy thoái nặng ở Mỹ?

Chúng ta cũng nên ngó sang các nước láng giềng xem họ làm ra sao, vì Lào và Campuchia hiện nay cũng chỉ có tỉ lệ lạm phát là 4% và 2,5%. Nhận dạng đúng lạm phát giá cả, sẽ kéo đất nước ra khỏi sự tàn phá của nó.
(Theo Lao động)

 

Thời gian đã trả lời là vì theo trường phái lạm phát giá cả bị phê phán trong bài báo “ Lạm phát giá cả. bù lỗ không phải là thuốc chữa” này mà Tổng Cục thống Kê (TCTK) đã báo cáo sai tình hình lạm phát thế giới lên chính phủ khiến nhiều giải pháp kiềm chế lạm phát đã gây sốc cho kinh tế và đẩy nước ta tới bờ vực của suy thoái mà bộ trưởng bộ Tài chính đã lên tiếng cảnh báo trong phỉên họp chất vấn thành viên Chính phủ được truyền hình trực tiếp tháng 6 vừa qua.
Một bài báo góp ý xây dựng như vậy lại bị cấm đăng khi bước vào qúy II-2008. Nó cho thấy vị bộ trưởng đó vì thiếu tri thức cần thiết về các loại lạm phát và xa rời chủ nghĩa Mác Lênin nên đã góp phần đẩy nước ta vào cơn suy thoái mà chắc gì vị bô trưởng đó đã đọc lại kinh tế chính trị học Mác Lê Nin và sách kinh tế học để nhận biết chính xác nó là gì và kịch bản xấu nhất là điều mà Gs. Samuelson đã viết khi thay đổi quan điểm về lạm phát chi phí đẩy :
Chính sách kinh tế trong cuộc suy thoái 1982
Một trong những chính sách kinh tế to lớn và bất ngờ nhất xảy ra ở Mỹ khi Fed quyết định giảm lạm phát thời kỳ 1979-1982. Kết quả là khối tiền tệ cung ứng giảm mạnh…và suy thoái như thập niên 1930. Thất nghiệp hơn 10%”.
Rất mong ai chưa biết về những nhầm lẫn cũ của Gs. Samuelson nên tìm hiểu xem để không giẫm chân vào vết xe đổ của Fed trong trích dẫn trên đây./.
xin đính kèm trang sau để bạn đọc ctrl-click tìm ra bài này
Có phải bạn muốn tìm: CPI including energy and food

Core CPI: Excluding Food, Energy . . . and Used Cars? Richard W. Peach and Karen Alvarez. Although used car prices represent only a small portion of the ...
papers.ssrn.com/sol3/Delivery.cfm/SSRN_ID1001239_code658905.pdf?abstractid=1001239&mirid=1 - Các trang tương tự

SSRN-Core CPI: Excluding Food, Energy...And Used Cars? by Richard Peach, Karen Alvarez.
papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=1001239 - Các trang tương tự

... Series: CPILFESL, Consumer Price Index for All Urban Consumers: All Items Less Food & Energy ... Understanding the CPI: Frequently Asked Questions ...
research.stlouisfed.org/fred2/series/CPILFESL - 14k - Đã lưu trong bộ nhớ cache - Các trang tương tự

For this reason, many measures of "core" inflation have been developed from the basic price indexes, such as the CPI excluding food and energy, the median ...
www.clevelandfed.org/research/inflation/us-inflation/cpi.cfm - 26k - Đã lưu trong bộ nhớ cache - Các trang tương tự

By Richard W. Peach and Karen Alvarez; Abstract: Although used car prices represent only a small portion of the consumer price index, their extreme ...
econpapers.repec.org/article/fipfednci/y_3A1996_3Ai_3Aapr_3An_3Av.2no.4.htm - 10k - Đã lưu trong bộ nhớ cache - Các trang tương tự

Although used car prices represent only a small portion of the consumer price index, their extreme volatility has had a major impact on the measured ...
www.newyorkfed.org/research/current_issues/ci2-4.html - 30k - Đã lưu trong bộ nhớ cache - Các trang tương tự

Một cách làm khác được nhiều nước sử dụng là dùng chỉ số giá (CPI) trừ giá năng lượng và thực phẩm (CPI excluding energy and food) để CPI phản ánh đúng mức ...
vietnamnet.vn/kinhte/2007/10/748636/ - 18k - Đã lưu trong bộ nhớ cache - Các trang tương tự

Canada, CPI excluding Food, Energy and Indirect Taxes, CPI excluding 8 most volatile items ... Spain, CPI excluding energy and unprocessed food (IPSEBENE) ...
www.nscb.gov.ph/stats/cpi/primer/default.asp - 29k - Đã lưu trong bộ nhớ cache - Các trang tương tự

Downloadable ! Author(s): Richard W. Peach & Karen Alvarez. 1996 Abstract: Although used car prices represent only a small portion of the consumer price ...
ideas.repec.org/a/fip/fednci/y1996iaprnv.2no.4.html - 9k - Đã lưu trong bộ nhớ cache - Các trang tương tự

Monthly growth in the core retail price measures was mixed: The CPI excluding food and energy rose 1.8% (annualized rate), whereas the median CPI was up a ...
www.nabe.com/graphweek/gw060416.html - 5k - Đã lưu trong bộ nhớ cache - Các trang tương tự

Có phải bạn muốn tìm: CPI including energy and food
Tài liệu thứ 6 là bài báo nhóm tôi viết cho Báo Lao Động ngày 10- 10-2007, cứ mở internet rồi contr-click vào tên bài báo là thấy hiện lên ngay.
373
270302
Germany Contact Bank Technology Hội Viên
Định cư
Restaurant
Vũ Ngọc Trí
Contact
Forum
News
Pearls's Blog
Bank
Reports
Brave's Blog
Technology
Computer
Vũ Ngọc An
Vũ Ngọc Bình
Võ Ngọc Hạnh
Hội thảo
Hỗ trợ
Engineer Vũ Ngọc Dũng
HP: 0903918144
vudzung57@gmail.com
---------
Nếu quý vị thấy website hữu ích. Xin ủng hộ số tiền tùy hỷ gửi vào tài khoản sau:
Ngân hàng: VietinBank
Số tài khoản: 106004126294
Chủ tài khoản: Vũ Ngọc Dũng
Truy vấn
Xin chào Quý Khách !
Đã xem 422887
Đang xem 164
Copyright © 2008 -  Information Technology Bank - Designed by VND