Trang chủ Liên hệ Sách viết Ngân hàng Bài báo Công nghệ Vi tính Bài viết Rao vặt Phim ảnh Thư giãn Đăng nhập
Tin Mới
Tìm bài viết
Bài viết
<May 2024>
SuMoTuWeThFrSa
2829301234
567891011
12131415161718
19202122232425
2627282930311
2345678
62 - VÀI KỶ NIỆM THỂ HIỆN PHONG CÁCH
 
Chủ blog thường hay giới thiệu về mình như thích cái gì, sở trường, sở đỏan ra sao. Tôi cũng không ngoại lệ và xin bắt đầu bằng kể vài kỷ niệm xưa
Dám phản đối ý kiến chuyên gia Trung Quốc
Năm 1951 khi mới về Tổng Hàng ở An Toàn Khu Việt Bắc, tôi được phân vào bộ phần Nghiệp Vụ Thường chuyên nghiên cứu về tiền gửi, chuyển tiền, dùng séc v.v…(anh em thường gọi đùa là tổ Nghiệp vụ xoàng).
Còn nhớ  trong tổ khi đó có ông Hoàng Thanh Tùng là hàng binh Nhật làm ở Ngân hàng Nhật trước khi đi lính nên được phân về tổ. Ông hay dịch cuốn tạp chí ngân hàng của Trung Quốc những bài liên quan tới nghiệp vụ của tổ. Sau này về nước ông là chủ tịch hội hữu nghị Nhật -Việt và nhiều lần sang Việt Nam đều tới thăm lãnh đạo Ngân hàng nhà nước và ghé thăm tôi.
Một lần, tôi soạn xong Nghị định về công tác chuyển tiền đưa Phó Thống Đốc Lê Viết Lượng ký xong rồi, tôi soạn tiếp thông tư giải thích nghị định trình lên thì bị ách lại, Hỏi ra mới biết cố vấn Trung Quốc góp ý là sao lại bỏ vốn ra làm chuyển tiền cho tư sản. Tôi bèn chứng minh là ngân hàng không phải bỏ tiền ra mà trái lại còn tạo thêm vốn cho mình vì người chuyển đi phải nộp tiền vào ngân hàng A sau thời gian bưu điện gửi giấy chuyển tiền tới ngân hàng B, người nhận tiền mới đến lĩnh. Trong thời gian đó, ngân hàng có số tiền gửi chờ thanh toán. Ông Trịnh Văn Phú, người đã viết báo Le Travail (Lao Động) trong thời kỳ 1936, lúc đó làm Vụ Trưởng Vụ Kế tóan, cũng phải gật gù khen đúng sau khi tranh luận.
Tranh luận với ông Lê Viết Lượng suốt cả buổi chiều
Ông Vũ Duy Hiệu, Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ khi đó trao cho tôi việc trình bày thông tư chuyển tiền trực tiếp với ông Lượng. Tôi không ngờ một nhân viên mới vào ngành lại được trao việc đó nên chuẩn bị tài liệu khá kỹ. Ông Lượng rất chăm lo tới việc học của cán bộ trong ngành và đã được dựng tượng ở Học Viên Ngân hàng vì mọi người nhớ ơn ông đã xây dựng hệ thống trường Trung Cao Cấp Ngân hàng.
Cán bộ nhiều người sợ tính nóng của ông. Tôi vừa nói được 10 phút thì ông đã giải thích cho tôi cả nửa tiếng và la tôi là cán bộ vụ Nghiệp vụ hay nói lý thuyết. Tôi chờ ông nói xong, lại trình bầy nhưng chỉ được 5 phút là ổng lại nói cả nửa tiếng. Tới lúc giờ ăn cơm anh chị em đi qua khua bát đũa ầm ĩ ra hiệu cho tôi,  tôi mới xin phép nghỉ.
Xuống tới nhà ăn tập thể anh em kêu tôi sao mà gan thế, tôi nói phải trình bày cho hết ý để ông còn nói lại với cố vấn Trung Quốc chứ.
Kết quả thông tư đã được ký.
 
Hội đồng chấm luận văn mời giáo viên hướng dẫn tham dự
Còn nhớ có lần một sinh viên ở trường Đại học tổng hợp (sau này là trưởng Đại học Nhân Văn Xã hội) nhờ tôi hướng dẫn viết một luận văn về tỷ giá. Tôi nói đề tài này nhậy cảm lắm lại trái với quan điểm của nhiều thầy, cậu có dám viết không? Sinh viên này quả quyết dù có bị điểm 5 em cũng viết. Thích tính em này dám bảo vệ quan điểm riêng, tôi nhận lời. Hôm bảo vệ luận văn tôi nhận được giấy mời tham dự Hội đồng chấm luận văn không theo thông lệ là không mời giáo viên hướng dẫn. Tôi biết các thầy muốn chiến thắng dứt điểm quan điểm của tôi nên dặn sinh viên đó chuẩn bị nhớ thật kỹ các số liệu chứng minh.
Qủa nhiên khi hỏi sinh viên đến câu: "phá giá tiền tệ có gây lạm phát không?" các thầy bồi thêm: nếu không trả lời được nhờ thầy hướng dẫn trả lời giúp. Tin tưởng ở sinh viên, tôi hỏi tiếp trong đó có một câu gợi ý. Năm 1991 tiền ta mất giá 103,1%, vậy tình hình lạm phát năm sau ra sao?
Khi sinh viên trả lời: "năm 1991 giá USD tăng gấp đôi, hay phá giá 103%, tỷ lệ lạm phát là 64,6% thì năm 1992 tỷ lệ lạm phát giảm thấp chỉ còn 17,36%. Như vậy thực tế đã chứng minh không phải cứ phá giá tiền tệ là lạm phát tăng". Cuối cùng sinh viên đó đã được điểm 9. (trong lúc điểm 10 hầu như chưa baogiờ có).
Sau này khi đi làm, cậu sinh viên này lại gặp khó khăn. Tôi chỉ đành than người học giỏi có khi không may như vậy. Tôi vẫn giữ nhiều luận văn của sinh viên do tôi hướng dẫn. Mãi đến khi dọn nhà đầu năm 2007 mới đành lọc bớt tủ sách. Trí nhớ của tôi về tên người rất kém; nhớ từng chi tiết hỏi đáp nhưng tên thì quên. Chỉ mong bạn sinh viên đó đọc được bài này và liên hệ với tôi cùng chung sức nghiên cứu nâng cao tính chính xác khoa học của kinh tế học ./..
373
270311
Germany Contact Bank Technology Hội Viên
Định cư
Restaurant
Vũ Ngọc Trí
Contact
Forum
News
Pearls's Blog
Bank
Reports
Brave's Blog
Technology
Computer
Vũ Ngọc An
Vũ Ngọc Bình
Võ Ngọc Hạnh
Hội thảo
Hỗ trợ
Engineer Vũ Ngọc Dũng
HP: 0903918144
vudzung57@gmail.com
---------
Nếu quý vị thấy website hữu ích. Xin ủng hộ số tiền tùy hỷ gửi vào tài khoản sau:
Ngân hàng: VietinBank
Số tài khoản: 106004126294
Chủ tài khoản: Vũ Ngọc Dũng
Truy vấn
Xin chào Quý Khách !
Đã xem 422897
Đang xem 174
Copyright © 2008 -  Information Technology Bank - Designed by VND