Trang chủ Liên hệ Sách viết Ngân hàng Bài báo Công nghệ Vi tính Bài viết Rao vặt Phim ảnh Thư giãn Đăng nhập
Tin Mới
Tìm bài viết
Bài viết
<May 2024>
SuMoTuWeThFrSa
2829301234
567891011
12131415161718
19202122232425
2627282930311
2345678
47 - HỘI NGHỊ TW 7 LÀM KỸ VỀ LẠM PHÁT SẼ TRÁNH ĐƯỢC
 
Thanh Ngọc
Nghe tin Hội Nghị TW 7 chưa bàn ngay về lạm phát chúng tôi rất lo lắng nhưng cũng hy vọng một cuộc kéo pháo ra trong mặt trận kinh tế sẽ lại tạo ra một trận Điên Biên Phủ về kinh tế, kéo đất nước ta ra khỏi sự đe doạ cơn suy thoái như thời kỳ 1979 – 1982 ở Mỹ. Việc kiểm điểm về lạm phát không đòi hỏi kiểm tra sâu về các giải pháp kiềm chế lạm phát vì tình thế đã thể hiện rõ trên mặt báo, những lúng túng như chính phủ nâng lãi suất lên để kiềm chế lạm phát nhưng sau lại đưa ra trần lãi suất để không chế việc tăng lãi suất, như thị trường chứng khóan thủng sàn liên tiếp, được 10 phiên giá tăng rồi lại đỏ sàn. Ngay Ngân hàng trung ương cũng lo lắng có Ngân hàng sẽ mất khả năng thanh khoản muốn sát nhập các Ngân hàng nhỏ gây ra cuộc đua lãi suất nhưng làm không nổi v.v… chỉ cần phân tích sâu sắc nguyên nhân mà lâu nay có nói qua nhưng quá ít người để ý nên không đề ra sửa chữa được.
Nguyên nhân sâu sa nhất dẫn tới suy thoái là do xa rời lý luận Mác Lênin
Cái chúng tôi hy vọng nằm ở điều kỳ diệu là Gs. Samuelson đã thay đổi quan điểm về lạm phát chi phí đẩy với lòng dũng cảm khoa học tuyệt với: Có giải thương Nobel kinh tế đầu tiên của nước Mỹ mà Giáo sư đã thẳng thắn nhận ra nhầm lẫn của mình về lạm phát chi phí đẩy, vượt lên chính mình để góp phần xứng đáng vào việc nâng cao tính chính xác khoa học của Kinh tế học một cách tuyệt vời.
May mắn cho chúng tôi là được bạn bè biếu một cuốn sách Kinh tế học của Gs. Samuelson xuất bản lần thứ 17 trong đó ông đã viết một đoạn ở trang 557 mà chúng tôi tạm dịch ngắn gọn như sau: “Chính sách tiền tệ trong cuộc suy thoái 1979-1982: Lãi suất tăng dẫn tới suy thoái sâu sắc như thập niên 1930. Chính sách thắt chặt tiền tệ đi quá xa... thất nghiệp trên 10%...”[1].
Trong phiên họp Quốc hội chất vấn thành viên Chính phủ, ông Vũ Văn Ninh, bộ trưởng bộ Tài chính đã phát biểu Việt Nam có thể bị suy thoái. Bây giờ Gs. Samuelson đã cho chúng ta thấy kịch bản xấu nhất có thể xẩy ra trong suy thoái là như vậy. Đảng ta tất phải nghĩ ra giải pháp ngăn chặn theo đúng lý luận Mác-Lênin. Đứng vững đôi chân trên nền tảng lý luận của kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, mà nghị quyết của TW Đảng đã khẳng định là lý luận Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Hội nghi TW 7 chỉ cần phân tích những câu nói điển hình mà Phó Thủ Tướng Nguyễn Sinh Hùng đã cảnh báo trên báo Lao Động ngày 19-11-2007: “Nếu không thận trọng, tăng giá và tác động tăng giá sẽ vượt ngòai tầm kiểm soát và kinh tế có thể sụp đổ”.
Câu này đã gây cho chúng tôi nhiều điều khó hiểu và lo lắng khi nó xuất hiện. Sau này báo chi không nói đến nữa nhưng những giải pháp kiềm chế lạm phát gây sốc cho kinh tế đã xúât hiện như là báo hiệu điều cảnh báo trên đã xúât hiện và đẩy kinh tế đến bờ vực của suy thoái mà không thấy có giải pháp nào ngăn chặn hay làm cho kịch bản xấu nhất không thể xẩy ra. Tại sao kinh tế có thể sụp đổ mà không nêu lên bàn bạc ở phiên họp chính phủ dù đã thấy dấu hiệu sụp đổ như ủy ban chứng khoán nhà nước kêu cứu, ngân hàng trung ương lo có Ngân hàng sẽ mất khả năng thanh khoản mà chưa giải quyết được.
Ông Vũ Văn Ninh, luôn như người phát ngôn của Chính Phủ đã tuyên bố tiếp theo “tăng giá là bất khả kháng” như đổ dầu vào lửa khuyến khích bọn đầu cơ tăng giá trong khi tăng giá do hai nguyên nhân do tiền tệ và không do tiền tệ. Tất cả là do hai ông này đã xa rời chủ nghĩa Mác Lênin với định nghĩa về lạm phát là do số tiền thực tế lưu thông quá nhiều so với số tiền cần thiết cho lưu thông theo công thức Md = PQ/V. Fisher cũng có công thức tương tự về qui luật lưu thông tiền tệ MV = PQ. Nhu vậy hiểu đúng lý luận Mác-Lênin thì hoàn toàn không thể chấp nhận những nguyên nhân tăng giá không do tiền tệ.
Gần đấy nhất, ông Vũ Văn Ninh đã viết một bài “Một số giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô” trên Tạp chí Cộng Sản số tháng 7-2008, với trích dẫn về lạm phát xa lạ với lý luận Mác-Lênin: “Lạm phát được đánh giá bằng cách so sánh giá cả của cùng 1 loại hàng hóa vào hai thời điểm khác nhau, với giả định chất lượng hàng hóa không đổi”. Như vậy chắc là ông Ninh không ngờ là mình trích dẫn theo định nghĩa sai lầm của trường phái lạm phát giá cả, đảo lộn nhân quả lấy tăng giá là kết quả của lạm phát tiền giấy biến thành nguyên nhân của lạm phát giá cả chẳng khác gì nói mưa sinh ra mây.
Trích dẫn định nghĩa lạm phát như vậy nên đã điều hành lạm phát không theo lý luận Mác-Lênin mà hoàn toàn theo những nhầm lẫn của trường phái lạm phát giá cả mà chính tác giả Gs. Samuelson, đã nhận ra và thay đổi quan điểm. Ông Ninh không có lỗi trong việc trích dẫn này vì các trường đại học của ta vẫn giảng theo những nhầm lẫn đó do Gs. Samuelson quá nổi tiếng: sách xuất bản trước năm 2001 vẫn còn nguyên những nhầm lẫn đã được tái bản tới 6 lần ở Việt Nam ta. Và quan điểm cứ giá cả chung tăng lên là lạm phát ngự trị trên cả thế giới. Chỉ những người luôn hoài nghi khoa học đào sới từng chữ hơn mười năm và cẩn thận so sánh thấy ra những khác biệt với lý luận Mác-Lênin mới phát hiện ra. Nhưng những nhầm lẫn của Gs. Samuelson mới tranh luận trên vài ba tạp chí nên quá ít người biết tới.
Vì thế hầu như các chuyên gia tiền tệ của ta cũng chấp nhận sai lầm cứ tăng giá là lạm phát như giá thịt gà tăng do cúm gia cầm, giá dầu tăng do sốc dầu lửa cũng gọi là lạm phát rồi lấy các công cụ của chính sách tiền tệ ra để sửa chữa nhưng thực tê nâng lãi suất cao ở Việt Nam không hạ được giá dầu tăng trên thị trường thế giới đã làm cho chúng ta tỉnh ngộ dần ra là đã dùng nhầm thuốc như Gs. Samuelson đã thay đổi quan điểm trong đoạn trích dẫn nói trên nhận ra rằng Fed đã nhầm lẫn khi nâng lãi suất quá cao (theo số liệu của IMF là 20%/năm) khi đi quá xa trong thắt chặt tiền tệ.
Chúng ta bằng kinh nghiệm bản thân trong điều hành lạm phát dần hiểu ra là trộn lẫn cả nguyên nhân do tiền tệ và nguyên nhân không do tiền tệ để sử lý giá cả là không đúng quy luật kinh tế khách quan. Giá cả do lạm phát tiền giấy có đặc trưng không thể trộn lẫn được là giá tăng do tiền giấy mất giá mà thế giới đã có lý luận vững chắc về các công cụ của chính sách tiền tệ và có kinh nghiệm lâu năm về chữa trị như lãi suất dương lớn hơn tỷ lệ mất giá của tiền giấy là giá các Ngân hàng mua tiền giấy cao hơn mức mất giá của chúng để rút bớt chúng khỏi lưu thông. Năm 1989, ta dùng lãi suất cao tới 12%/tháng rồi sau đã điều chỉnh xuống 7% vẫn thu hút người dân xếp hàng gửi tiền vào Ngân hàng chấm dứt ngay lạm phát phi mã với chỉ số giá cả lên tới 500% -700% ngay trong nửa đầu của năm 1989 với tỷ lệ lạm phát chỉ còn 34,4%/năm.
Giá tăng do lạm phát giá cả lại do quy luật cung cầu chi phối, cụ thể là cung < cầu về dầu lửa nên dùng các công cụ của chính sách tiền tệ để chữa “lạm phát chi phí đẩy” (một loại lạm phát giá cả) do cơn sốc dầu lửa gây ra là dùng nhầm thuốc nên bệnh nặng hơn như Gs. Samuelson đã nói trong Mục “Chính sách tiền tệ trong cuộc suy thoái 1979-1982” trích dẫn trên đây. Chính việc xa rời lý luận Mác Lênin và không đọc các sách kinh tế học giảng ở năm thứ nhất các trường Đại học và các trường Đảng trong môn kinh tế chính trị học Mác Lênin đã dẫn đến việc nước ta lao vào chống đồng thời cả hai loại lạm phát làm rối việc điều hành lạm phát.
Vì thế hội nghị TW 7 cần bản thảo sâu về những điểm khác nhau giữa lý luận Mác Lênin với trường phát lạm phát giá cả mới bóc ra được những nhầm lẫn trong điều hành lạm phát và giải quyết việc kiểm điểm những sai sót trong điều hành lạm phát dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác Lênin. Từ đó mới mổ sẻ được việc điều hành lạm phát mà những giải pháp gây sốc cho kinh tế là nguyên nhân dẫn đến suy thoái. Chỉ cần hỏi rõ câu cảnh báo của phó Thủ Tương Nguyễn Sinh Hùng là sẽ làm rõ dần những giải pháp kiềm chê lạm phát gây sốc cho kinh tế dẫn đến suy thoái, như vậy mới có chuyển trọng tâm từ chống lạm phát sang chống suy thoái, kẻ thù nguy hiểm gấp bội lạm phát.
Đó là con đường xây dựng nền tảng lý luận vững chắc hơn cho việc đối mặt lịch sử với chu kỳ suy thoái và cả khủng hoảng có tính toàn cầu đang được báo chí nước ngoài cảnh báo ngày càng nhiều hơn và rõ ràng hơn. Làm rõ ý kinh tế có thể sụp đổ do phó Thủ Tướng Nguyễn Sinh Hùng đã cảnh báo là cách tiếp cận khoa học nhất gíup cho việc chuẩn bị những vũ khí khoa học cho ta đối mặt với diễn biến khủng hoảng và suy thoái toàn cầu đang hiện ra ngày càng gần hơn mà việc xa rời lý luận Mác Lênin là cực kỳ nguy hiểm cho Đảng ta.
Một lĩnh vực cần nghiên cứu kỹ là lĩnh vực tiền tệ vốn có nhiều phức tạp như Gs. Samuelson đã từng nhầm lẫn lạm phát là kẻ thù số một của kinh tế khi viết: “Các cuộc trưng cầu dân ý thường cho thấy, lạm phát là kẻ thù kinh tế số một[2] Nhưng khi giải thích ý này lại có sự nhầm lẫn giữa lạm phát vừa phải và lạm phát phi mã khi Gs viết: “Nếu lạm phát tăng 20% hay 30% một tháng (tôi gạch dưới) thì các cửa hàng thay đổi giá niêm yết thường xuyên đến mức những thay đổi trong giá tương đối không còn nhận ra được nữa” 2b. Như vậy là đã có sự nhầm lẫn giữa lạm phát vừa phải với lạm phát phi mã có tỷ lệ cao gấp vài chục lần đến hàng trăm lần lạm phát vừa phải. Đáng lo là một số báo chí nước ta cũng nhầm lẫn như vậy với vài bài báo thổi phồng lạm phát lên bằng những cái tít giật gân như “giá tăng phi mã” “cơn lộc giá” làm lòng dân không yên như là lạm phát phi mã tới nơi rồi.
Hiện nay tại Việt Nam những nhà điều hành tiền tệ cũng lầm lẫn như vậy vì trước khi chuyển trọng tâm vào kiềm chế lạm phát, tỷ lệ lạm phát chính xác của Việt Nam đo theo chỉ số lạm phát cơ bản chỉ là trên 5% nhưng Tổng Cục Thống kê đã không học tập các nước có tỷ lệ lạm phát thấp hơn ta nên đã báo cáo sai lên Chính phủ tỷ lệ lạm phát lên tới 9,5% và tệ nhất là tới 12,56% năm 2007 dẫn tới việc hoảng hốt tuyên bố tăng giá là bất khả kháng làm lòng dân không yên. TCTK đã nhiều lần tuyên bố trên báo chí “không có chuyện điều chỉnh chỉ số giá tiêu dùng” biểu lộ đã dùng quan điểm riêng thay thế quan điểm của Đảng gây rối loạn trong điều hành tiền tệ.
Nguyên nhân sâu xa thứ hai là không chịu học hỏi các nước có tỷ lệ lạm phát thấp hơn ta
IMF đã thống kê và công bố trên các tập Thống kê Tài chính Quốc tế, tỷ lệ lạm phát trung bình của các nước trong thời gian 2000 đến 2006 là từ 3,36% đến 4,05%, trong khi đó ở Việt Nam là 9,5% năm 2002 và năm 2007 chưa hết năm đã công bố tỷ lê lạm phát tính toán sơ bộ là 12,53%. Năm 2006 chính TCTK đã theo CPI trừ năng lượng và thực phẩm điều chỉnh quyền số nhóm hàng ăn từ 47,9% xuống 42, 85% là tỷ lệ lạm phát giảm chỉ còn 7,4%. Điều kỳ lạ là TCTK đã tự phủ định việc làm tốt năm 2006 và năm 2007 đã làm một việc không hợp thời là công bố tỷ lệ lạm phát có 8,3% sau khi dùng trung bình nhân thay trung bình cộng làm người dân không thể chịu được vì chả ai tin rằng thay đổi cách tính như vậy sẽ làmcho giá cả đứng lại. Đây là điển hình của việc xa rơi lý luận Mác Lênin trong lĩnh vực tiền tệ và cả ngay trong việc trau dồi kiến thức hiện đại đề làm trọn trách nhiệm của một thành viên Chính phủ. Chỉ cần tra cứu trang web của bộ Lao động hay tổng cục Thống kê các nước đã dùng CPI trừ năng lượng và thực phẩm là thấy ngay tỷ lệ lạm phát thấp chỉ có trên 2% đến trên 3% gần đây do giá dầu tăng kỷ lục.
Tất cả các nước phát triển và rất nhiều nước đang phát triển đã dùng CPI trừ năng lượng và thực phẩm để có thể xử lý cơn sốc dầu lửa theo quy luật cung cầu vì họ hiểu thực chất cơn sốc dầu lửa là cung < cầu về dầu lửa. Như Mỹ để người tiêu dùng và các doanh nghiệp tự xử lý với giá dầu bằng cách xếp xe hơi vào garage và dùng nhiên liệu sinh học thay thếnên “Bộ Giao thông Mỹ cho biết quãng đường mà ôtô chạy trong tháng ba năm nay đã giảm kỷ lục 17,7 tỉ km so với cùng kỳ năm ngoái. Bộ Năng lượng Mỹ dự báo trong năm nay, nhu cầu xăng tại Mỹ sẽ giảm 190.000 thùng/ngày, mức giảm đầu tiên kể từ năm 1991 đến nay”. Như vậy là tự người tiêu dùng và doanh nghiệp đả giảm cầuvề xăng dầu. Cách để mọi người, mọi doanh nghiêp cùng tham gia giải quyết giá dầu cũng được hô hào ở nước ta nhưng chưa tiến hành được là kết quả của việc không học tập cách làm hay, đúng quy luật của các nước. Hội nghi TW mổ sẻ vấn đề nay sẽ khắc phục được những sai sót và chuyển được ngay trọng tâm công tác vào việc chống suy thoái mà giải pháp ngược hẳn lại với chống lạm phát như các nước phát triển hiện nay đang liên tục hạ lãi suất để kích thích kinh tế phát triển, hay trả một phần thuế cho dân để tăng sức mua chống suy thoái.
Đó là kiến nghị thiết tha của chúng tôi lên TW Đảng./.
 

[1] Samuelson &Nordhaus, Economics, McGraw-Hill, 17th edition. Page 557
[2] Paul A. Samuelson & William Nordhaus, Kinh tế học, tậpII, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia năm 1997, trang 399 và 2b, trang 402-403
373
270331
Germany Contact Bank Technology Hội Viên
Định cư
Restaurant
Vũ Ngọc Trí
Contact
Forum
News
Pearls's Blog
Bank
Reports
Brave's Blog
Technology
Computer
Vũ Ngọc An
Vũ Ngọc Bình
Võ Ngọc Hạnh
Hội thảo
Hỗ trợ
Engineer Vũ Ngọc Dũng
HP: 0903918144
vudzung57@gmail.com
---------
Nếu quý vị thấy website hữu ích. Xin ủng hộ số tiền tùy hỷ gửi vào tài khoản sau:
Ngân hàng: VietinBank
Số tài khoản: 106004126294
Chủ tài khoản: Vũ Ngọc Dũng
Truy vấn
Xin chào Quý Khách !
Đã xem 422918
Đang xem 196
Copyright © 2008 -  Information Technology Bank - Designed by VND