Thanh Ngọc Khủng hoảng kinh tế thế giới được nhận định là do những sai lầm của một số luận thuyết kinh tế như thuyết thị truờng tự do có khả năng tự điều chỉnh lấy chu kỳ hưng thịnh suy thoái. Như việc lạm phát những công cụ tài chính mới (new financial instruments) cho phép bán những tài sản thế chấp để mua nhà trả góp cho những ngân hàng khác, làm cho 1 ngôi nhà được vay trả góp bỗng nhiên trở thành tài sản thế chấp cho nhiều ngân hàng kể cả các ngân hàng ở lục địa khác. Bong bóng bất động sản do các công cụ phái sinh đó “nhân bản lên” khiến các ngân hàng có khoản vay nhà trả góp phải bán tống bán tháo các ngôi nhà thế chấp rẻ mạt đến nỗi các ngôi nhà giá 40.000-50.000USD chỉ rao bán với gía 500USD. Người ta đã đặt tên những khoản vay mua nhà không thu hồi được là những khoản cho vay dưới chuẩn nghĩa là nó vẫn hợp pháp vì phù hợp với các điều luật mới về công cụ phái sinh do ông Alan Greenspan, chủ tịch Fed 3 nhiệm kỳ tổng thống, đồng ý ban hành. Báo giới đã mỉa mai ông Greenspan từ anh hùng trở thành con số 0. Khủng hoảng kinh tế hiện nay cũng khác khủng hoảng kinh tế năm 1929-1932, vì nó là cuộc khủng hoảng kinh tế sản xuất thừa nên chỉ cần lạm phát theo lời khuyên của J.Maynard Keynes dùng lạm phát tiền giấy để tăng sức mua của người tiêu dùng là giải quyết được, như Mỹ dưới thời tổng thống Flanklin Delano Roosevelt chỉ cần lạm phát tiền giấy để mở các công trường xây dựng, kể cả công trường quét tuyết để thu dung được lao động phổ thông thất nghiệp là giải quyết được như bảng số liệu sau: Tình hình nước Mỹ Năm GDP theo giá năm 2000 % tăng GDP % lạm phát 1929 865.2 -1.72% 1930 790.7 -8.61% 0% 1931 739.9 -6.42% -2.34% 1932 643.7 -13.00% -8.98% 1933 635.5 -1.27% -9.87% 1934 704.2 10.81% -5.11% 1935 766.9 8.90% 3.08% 1936 866.6 13.00% 2.24% Nguồn: Bộ Lao động Mỹ Như vậy GDP của Mỹ giảm -8,31% từ năm 1930 và kéo dài tới năm 1933 và mãi tới năm 1936 mới vượt số tuyết đối 865.2 tỷ USD của năm 1929 với 866.6 tỷ USD. Tỷ lệ lạm phát thấp nhất là 1,72% đến cao nhất là 9,87% kéo dài mãi tới năm 1934, sang năm 1935 mới là dương 3,08%. Ông Paul Krugman, giải Nobel kinh tế năm 2008 gọi đó là khủng hoảng hình chữ U vì nó kéo dài nhiều năm mới khôi phục lại và khó hy vọng suy thoái toàn cầu hiện nay có hình chữ V nghĩa là chạm đáy rồi hồi phục ngay. Còn nguyên nhân gây ra khủng hoảng hiện nay lại bắt đầu từ sự đổ vỡ của các ngân hàng do những khoản vay dưới chuẩn. Vì vậy bây giờ nhiều nước phải bắt đầu bằng những khoản cứu trợ khổng lồ cho ngành ngân hàng. Nước ta, theo những bài báo đã đăng, có hai luồng ý kiến: Một cho rằng ngành ngân hàng rất vững không có biểu hiện gì về mất khả năng chi trả theo báo cáo nội bộ ngành mà độ tin cậy khá thấp vì không đả động gì tới cuộc chạy đua lãi suất do các ngân hàng nhỏ phát động nhằm hút tiền gửi của các ngân hàng lớn để trả nợ vào khoản vay qua thị trường liên ngân hàng từ 52.000 tỷ của Kho bạc nhà nước gửi nhầm vào ngân hàng quốc doanh. Hai cho rằng một số ngân hàng thương mại bị mất khả năng chi trả từ thời điểm diễn ra cuộc đua lãi suất với những báo hiệu mà e rằng ngân hàng trung ương chưa để ý tới và chưa phân tích vì sao có hiện tượng cổ phiếu các ngân hàng thương mại giảm đồng loạt, vì sao ngày 17-2-2008 ngân hàng trung ương công bố phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu ngân hàng, các ngân hàng nháo nhào tăng lãi suất thu hút tiền gửi để lo có tiền mua và nộp dự trữ bắt buộc, nên đến 21-2-2008 ngân hàng trung ương đã phải tung ra lưu thông 39.000 tỷ để cứu các ngân hàng bị mất khả năng thanh khoản, nhất là khi có tin Kho bạc nhà nước muốn rút 52.000 tỷ đồng tiền gửi “nhầm” vào các ngân hàng quốc doanh để hưởng lãi gấp 3 lần so với đúng chế độ vào ngân hàng nhà nước. Bài báo phỏng vấn ông Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng vụ Chính sách tiền tệ nói về “Phải cứu bằng được các ngân hàng bị mất khả năng thanh khoản”, không phải là vô căn cứ. Sau đó các ngân hàng còn dư lại 60.000 tỷ tiền gửi không cho vay ra được, nói lên rằng lãi suất cho vay quá cao các doanh nghiệp không thể chịu đựng nổi nên không vay. Từ đó, lãi suất cho vay hạ dần mới cải thiện tình hình một phần. Để đối phó với khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã biến đổi khác khủng hoảng kinh tế 1929-1932, chúng ta phải nâng tầm nghiên cứu kinh tế học để hiểu rõ sự khác nhau giữa các học thuyết, có vậy mới mong ứng dụng vào việc cứu chữa suy thoái đang ngấm vào nước ta. Trước hết là học thuyết Keynes khuyên dùng lạm phát để chống suy thoái. Keynes đã có câu nổi tiếng là “tiền giấy là loại tiền lý tưởng nhất” vì Chính phủ có thể in tiền và phát hành phù hợp với lượng hàng hóa và dịch vụ lưu thông không bị ràng buộc vào trữ kim. Ông nói chế độ bản vị vàng là “tàn tịch thời dã man” (a barbarous relious) vì lượng giấy bạc ngân hàng phải rút bớt khi trữ kim giảm sút do phải xuất vàng trang trải nợ và nhập siêu, với nước ngoài. Rõ ràng khi đó lượng hàng hóa và dịch vụ lưu thông không thể giảm ngay theo, trong khi giấy bạc ngân hàng lưu thông phải giảm bớt theo trữ kim sút giảm sẽ gây ra thiểu phát, cản trở lưu thông hàng hóa, gây ra suy thoái. Điều này nhiều nhà quản lý kinh tế nước ta không nắm rõ nên quá sợ lạm phát đến mức lạm phát thực tế năm 2008 chỉ khoảng 5%-6% tính theo chỉ số lạm phát cơ bản, nhưng các nhà thống kê giữ quan điểm riêng của mình bất chấp lợi ích kinh tế đất nước, không dùng CPI trừ năng lượng và lương thực thực phẩm (CPI excluding energy and foods) mà tất cả các nước phát triển và rất nhiều nước đang phát triển đã dùng nên đã báo cáo không trung thực thành tỷ lệ lạm phát cao gấp bội các nước (12,56% năm 2007) mà không dám đụng đến tỷ lệ lạm phát 8,3 % đã điều chỉnh lại theo trung bình nhân chứ không phải trung bình cộng như trước. TCTK đã không báo cáo Chính phủ thực trạng lạm phát của các nước thấp hơn ta theo số liệu của IMF như sau: B ảng 1. Tình hình lạm phát ở Mỹ và ở các nước Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Mỹ 1,77 1,79 1,83 1,89 1,95 2,01 2,57 Việt Nam 0,8% 4% 3% 9,5% 8,4% 7,4% 12,56 Trung bình các nước * 4,05% 3,36% 3,64% 3,35% 3,6% 3,51% 3,84% V.N so với Mỹ ** 45% 223% 164% 502% 430% 368% 489% V.N so với các nước 19,7% 119% 83% 283% 233% 227% 326% Nguồn: * Thống kê tài chính quốc tế, ** từ trang web:
http://inflationdata.com/inflation/inflation So với Mỹ, lạm phát của ta đã cao gấp từ 1,64 lần (2003) tới 5,02 lần (2004). Trong cuộc họp hội nghị Tài chính, Thủ Tướng đã nhận khuyết điểm là để lạm phát của Việt Nam cao hơn các nước nhưng chưa phân tích được nguyên nhân là do TCTK đã tạo tỷ lệ lạm phát đúp khi cộng cả tỷ lệ lạm phát tiền giấy và tỷ lệ lạm phát giá cả vào CPI của Việt Nam. Các giải pháp chống lạm phát tính theo tỷ lệ lạm phát đúp này đã trở thành có liều lượng gấp đôi, gây sốc cho kinh tế và tạo lỗ hổng cho khủng hoảng kinh tế thế giới dễ xâm nhập gây hại cho kinh tế nước ta. Thứ hai là học thuyết Mác đã khẳng định chỉ có lạm phát tiền giấy, không có lạm phát vàng và lạm phát giấy bạc ngân hàng được đảm bảo bằng vàng. Friedman nhà kinh tế học nổi tiếng với câu: “lạm phát ở đâu và bao giờ cũng là hiện tượng tiền tệ” đồng quan điểm với Mác, là cùng khẳng định không có lạm phát giá cả. Từ năm 1991 trên tạp chí Cộng Sản đã có bài báo: “Lạm phát giá cả là gì?” phê phán thuyết lạm phát giá cả là đảo lộn nhân quả: lấy giá cả chung tăng lên là kết quả của lạm phát tiền giấy thành ra nguyên nhân của lạm phát giá cả giống như quả trứng là kết quả của con gà mái đẻ ra mà lại nói ngược: quả trứng sinh ra con gà mái. Ấy vậy mà trên tạp chi Cộng Sản năm 2008 có bài định nghĩa lạm phát “là so sánh giá cả của một loại hàng năm nay so với năm trước, tỷ lệ tăng giá là biểu hiện tỷ lệ lạm phát”; như vậy là bỏ lý luận Mác-Lênin, theo thuyết lạm phát giá cả. Chỉ cần đặt câu hỏi: “giá một loại hàng như lương thực tăng do thời tiết, do thiên tai là lạm phát thì dùng các công cụ của chính sách tiền tệ có giảm được giá gạo để chữa lạm phát không?”; là tác giả bài báo trên, ông Vũ Văn Ninh sẽ không trả lời được. Người đảng viên Cộng Sản trong nhà tù của Pháp vẫn bất chấp hiểm nguy đọc sách của Mác, lẽ nào giờ đây có người không đọc Mác khi làm công việc rất cần đến những định nghĩa chính xác, khoa học về lạm phát và suy thoái (!). Như vậy chỉ cần đi sâu vào tri thức của con nguời về điều hành tiền tệ là thấy ngay vì sao nước ta bị lạm phát cao hơn các nước và tạo lỗ hổng cho suy thoái đang xâm nhập dễ dàng vào kinh tế nước ta./.