Trang chủ Liên hệ Sách viết Ngân hàng Bài báo Công nghệ Vi tính Bài viết Rao vặt Phim ảnh Thư giãn Đăng nhập
Tin Mới
Tìm bài viết
Bài viết
<December 2024>
SuMoTuWeThFrSa
24252627282930
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930311234
65 - LẠM PHÁT VÀ SUY THÓAI NÊN CHĂNG ĐÁNH ĐỔI ?
Bài báo sau đây đăng trên tờ Dân Trí cùng quan điểm với tôi, xin tải lên Web để bạn đọc cùng xem
 
Lạm phát và suy thóai   NÊN CHĂNG ĐÁNH ĐỔI ?
Vũ Hồng Dụ
Câu hỏi đặt ra là tăng trưởng kinh tế là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế quốc gia, là nền tảng đề nâng cao đời sống xã hội cả về vật chất và tinh thần
Chính phủ đã chấp nhận trình bầy với Quốc hội hạ thấp chỉ tiêu tăng trưởng. Đó là việc không nên làm vì tăng trưởng có giá trị gấp ngàn lần việc hạ thấp tỷ lệ lạm phát. Tăng trưởng cụ thể hoá theo số liệu của TCTK trên trang Web của Chính phủ là:

Năm
GDP tỷ VND
1990
131968
1991
139634
1992
151782
1993
164043
1994
178534
1995
195567
1996
213833
1997
231264
1998
244596
1999
256272
2000
273666
2001
292535
2002
313247
2003
336242
2004
362435
2005
393031
Sơ bộ 2006
425135
Cộng
4771658
Như vậy tổng GDP do chính sách tiền tệ kích cầu từ 1990 đến 2006 đã đạt được tổng số tiền là 4.771.658 tỷ đồng theo giá so sánh 1994. Số tiền này là toàn bộ công trình hạ tầng và nhà máy đã xây dựng được cho tới 2006, cộng với số thu nhập tăng thêm của người dân thể hiện qua số xe máy và ô tô mua sắm, nhà cửa xây dựng được. Đánh đổi như vậy là bỏ kết quả ta sẽ tiếp tục có được 400 – 500 ngàn tỷ đồng/năm do tăng trưởng GDP để đổi lấy vài % giảm lạm phát không có giá trị là bao nhiêu.
Nguyên nhân là do chúng ta đã không đọc kỹ các sách kinh tế học víết về lạm phát để hiểu rằng chỉ có lạm phát tiền giấy, còn lạm phát giá cả là sự nhầm lẫn của Gs. Samuelson coi cơn sốc dầu lửa là lạm phát với quan niêm sai lầm là cứ tăng giá là lạm phát. Vì theo sai lầm của Gs. Samuelson nên cứ giá dầu lửa, giá gạo, giá thịt heo do bệnh heo tai xanh, do lũ lụt cũng là lạm phát. Thế là CPI của TCTK làm tỷ lệ lạm phát dội lên do cộng cả tỷ lệ lạm phát giá cả với tỷ lệ lạm phát tiền giấy trong CPI.
Gs. Samuelson còn nhầm lẫn cả giữa lạm phát vừa phải, xoay quanh 10%, với lạm phát phi mã khi viết “lạm phát là kẻ thù số một của kinh tế ” và khi lập luận để giải thích ý sai lầm
 
 
 

này GS đã viết “Nếu lạm phát tăng 20 hay 30% một tháng (tôi gạch dưới) thì các cửa hàng thay đổi giá niêm yết thường xuyên đến mức những thay đổi trong giá tương đồi không còn nhận ra được nữa”. Nhầm lẫn của Gs. Samuelson là ở chỗ tăng 20% hay 30%/tháng hay 240% - 360%/năm là của lạm phát phi mã, gấp vài chục lần lạm phát vừa phải, về nhầm lẫn trong các định nghĩa lạm phát giá cả không còn là chuyện tranh luận đúng sai nữa vì theo thông tin ở Mỹ, GS đã nhận ra nhầm lẫn và khi viết lại cuốn Kinh tế học và cho tái bản lần thứ 17, Gs. Samuelson đã thay đổi quan điểm về lạm phát chi phí đẩy.
Tuy nhiên, do quá ít người đọc kỹ các định nghĩa về lạm phát giá cả trong cuốn sách nổi tiếng của Gs. Samuelson nên vẫn cần nói lại những định nghĩa về lạm phát giá cả để so sánh với thực tế hiện nay xem những nhầm lẫn của Gs. Samuelson đã ảnh hưởng như thế nào tới các giải pháp kiềm chế lạm phát hiện nay của ta. Xin nói gọn về lạm phát chi phí đẩy mà nhiều người trong và ngoài nước đã gọi tên đó cho lạm phát hiện nay. Gs. Samuelson đã định nghĩa: “Lạm phát xẩy ra do chi phí tăng lên trong những giai đoạn thất nghiệp cao vả mức huy động nguồn lực yếu ớt được gọi là lạm phát chi phí đẩy[1] Sau đó Gs. Samuelson đã giải thích rõ hơn: “Kể từ những năm 1970, những cú sốc chi phí đẩy thường xuất phát từ những thay đổi lớn của giá xăng dầu, giá thực phẩm…2b, trang 412. Ở đây có việc đảo lộn nhân quả: Chi phí tăng lên và thất nghiệp cao là kết quả của lạm phát chi phí đẩy nhưng Gs. Samuelson lại cho là nguyên nhân gây ralạm phát chi phí đẩy. Ngược lại với lý luận Mác-Lênin viết rất rõ nguyên nhân của lạm phát chỉ có thể do tiền giất lưu thông quá nhiều so với nhu cầu lưu thông hàng hoá và dịch vụ.
TCTK cũng phạm phải việc nhầm lẫn theo Gs. Samuelson nên đã cộng cả tỷ lệ lạm phát tiền giấy và lạm phát giá cả vào trong CPI cũ kỹ nên đã đẩy nước ta vào chỗ phải đối phó cùng lúc với hai loại lạm phát mà loại lạm phát giá cả mà chính Gs. Samuelson cũng không quan tâm và cũng không có cách nào tìm ra phương thuốc đặc trị (vì đơn giả đó chĩ là loại lạm phát nhầm lẫn) . Chỉ cần chúng ta tự đặt câu hỏi: “ thắt chặt tiền tệ và nâng lãi suất ở Việt Nam có hạ được giá dầu tăng lên trên thị trường thế giới không? Có hạ được giá thịt heo do heo tai xanh không?” là thấy ngay ta đã dùng thuốc chữa lạm phát tiền giấy, tưởng rằng các công cụ này của chính sách tiền tệ có thể hạ được giá dầu từ thị trường quốc tế, dập được dịch heo tai xanh, cúm gia cẩm và cả lũ lụt nữa để hạ những loại lạm phát giả: thiên tai, sốc dầu lửa v.v…đội lốt lạm phát.
Giảm tỷ lệ tăng trưởng đã làm mất 400 – 500 ngàn tỷ tăng trưởng GDP/ năm, còn chấp nhận suy thoái với GDP âm như hai cuộc suy thoái vì sốc dầu lửa ở Mỹ thời kỳ 1973-1982 như bảng số liệu sau đây thì tai hại không thể lường được.
Bảng 1. Tình hình hai cuộc suy thoái ở Mỹ thời kỳ 1973-1982
 

Năm
   1972
1973
1974
1975
 
1979
1980
1981
1982
% tăng tiền
 9,41%
6,1%
2,41%
4,47%
 
9,42%
4,86%
4,88%
7,41%
Chỉ số giá
 3,32%
6,22%
11,01%
9,15%
 
11,27%
13,5%
10,32%
6,16%
% tăng GDP
 5,29%
5,76%
-0,5%
-0,19%
 
3,16%
-023%
2,52%
-1,94%

Nguồn: Thống kê Tài chính Quốc tế của IMF và từ www.inflationdata.com  
Quan sát số liệu ở bảng trên, ta thấy ngay là FED đã thắt chặt tiền tệ từ 9,41% xuống 2,41% trong cuộc suy thoái thứ nhất và từ 9,42% xuống 4,86% kèm theo nâng lãi suất tới mức kỷ lục của thế kỷ trước : 20%/năm trong cuộc thừ hai nên đã bị suy thoái tới mức % tăng GDP âm: -0,5% lần thứ nhất và -1,94% lần thứ hai và “ số người không có việc làm tăng tới hơn 10 triệu (hơn 10% lực lượng lao động) và hơn 25.000 doanh nghiệp phá sản” [2] và vài năm sau 1000 Ngân hàng tiết kiệm bị phá sản vì lãi suất cao 20% mà “tổng chi phí bảo lãnh…được ước tính là 159 tỷ đôla trong khoảng thời gian 10 năm sau.” 3b.
Cảnh báo của ông Bernadich Bingham dù chỉ có khả năng là 50%, chúng ta phải ngăn chặn trước để nó không thể xẩy ra vì cứ hình dung ra số ngưới mất việc làm độ 1/10 của Mỹ tình hình sẽ xấu đi tới mức nào. Từ những năm đổi mới chúng ta chưa biết đến suy thoái là gì, hình ảnh hai cuộc suy thoái của Mỹ cho ta thấy rõ đó là GDP giảm tới số âm. Triệu người mất việc làm rơi vào cảnh trắng tay, đói ăn vụng túng làm càn, an ninh xã hội sẽ ra sao?
Chủ nghĩa tư bản phải chấp nhận suy thoái chu kỳ như một định mệnh cứ mươi năm lại có một lần, hiếm có khi nào hưng thịnh được hai nhiệm kỳ tổng thống, nên họ chấp nhận suy thoái để rồi vài năm sau lại hưng thịnh lại. Còn ta chấp nhận có nghĩa đành chịu để cho nó xẩy ra và phá đi thành quả của 20 năm đổi mới.
Cảnh báo trước thường chỉ có khả năng 50% nghiã là có thể xẩy ra, có thể không, nều biết sớm sẽ có thể tìm ra những sai lầm trong điều hành kinh tế và lạm phát như đã nói ở trên để sửa chữa kịp thời. Ngay Mỹ bị suy thoái thời kỳ 1973-1982, nhưng các nước như Brasil, Canada v.v… cũng bị giá dầu tăng 4 lần như Mỹ nhưng họ không bị suy thoái vì họ không nâng lãi suất tới 20% và thắt tiền tệ qua đáng đến nỗi các Ngân hàng bị khống chế tổng dư nợ phải từ chối cho các doanh nghiệp vay các món lớn để các doanh nghiệp thanh toán các chi phí lớn về dầu lửa nên bị phá sản. Cơn sốc dầu lửa bị gọi nhầm là lạm phát chi phí đẩy nguy hiểm gấp bội vì Chính phủ Mỹ bị.
Trong cuộc “lạm phát chi phí đẩy” hiện nay trên thế giới có những nước có tỷ lệ lạm phát thấp hơn ta mà TCTK không thông tin cho Chính phủ biết và giữ quan điểm riêng của mình không chịu học hỏi các nước này để hạ thấp tỷ lệ lạm phát như họ. Sửa lỗi này trước tiên, ta sẽ ở trong số nước không bị suy thoái./.
 


[1] Paul A. Samuelson & William Nordhaus, sách đã dẫn, trang 411 và 2b, trang 412
[2] Frederic S. Mishkin, Tiền tệ, Ngân hàng & Thị trường Tài chính, NXB Khoa học & Kỹ Thuật 1994, trang 29 và 3b, trang 332
390
283179
Germany Contact Bank Technology Hội Viên
Định cư
Restaurant
Vũ Ngọc Trí
Contact
Forum
News
Pearls's Blog
Bank
Reports
Brave's Blog
Technology
Computer
Vũ Ngọc An
Vũ Ngọc Bình
Võ Ngọc Hạnh
Hội thảo
Hỗ trợ
Engineer Vũ Ngọc Dũng
HP: 0903918144
vudzung57@gmail.com
---------
Nếu quý vị thấy website hữu ích. Xin ủng hộ số tiền tùy hỷ gửi vào tài khoản sau:
Ngân hàng: VietinBank
Số tài khoản: 106004126294
Chủ tài khoản: Vũ Ngọc Dũng
Truy vấn
Xin chào Quý Khách !
Đã xem 441654
Đang xem 86
Copyright © 2008 -  Information Technology Bank - Designed by VND