Trang chủ Liên hệ Sách viết Ngân hàng Bài báo Công nghệ Vi tính Bài viết Rao vặt Phim ảnh Thư giãn Đăng nhập
Tin Mới
Tìm bài viết
Bài viết
<December 2024>
SuMoTuWeThFrSa
24252627282930
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930311234
30 - VÌ SAO CHƯA PHÂN BIỆT ĐƯỢC LẠM PHÁT GIÁ CẢ
 
VÌ SAO NHIỀU NHÀ KINH TẾ KHÔNG NHẬN RA
MỐI NGUY CƠ CỦA LẠM PHÁT GIÁ CẢ
Gần đây khi ra viện tôi đưa lên blog 5 bài đã viết khi nằm viện, số người vào thăm blog không tăng tỷ lệ theo số bài viết trái lại mấy hôm nay tổng số người xem không tăng mấy hôm liền. Là nhà khoa học trưởng thành từ thực tế mà tìm ra được những nhầm lẫn của Gs Paul A. Samuelson, tôi nhận ngay ra tình hình này và thấy bản thân tôi có lúc đã đi không đúng con đường thuyết phục số đông bằng thực chứng mà tôi đã chọn khi mở blog.
Việc không có một bình luận nào cho đến nay đã cho tôi thấy khuyết điểm không giữ đúng cách viết thuyết phục bằng những chứng cớ thực tế nên có thể bạn thăm blog có cảm tưởng những vấn đề tôi nêu lên không nằm trong tầm của những bạn không chuyên sâu về tiền tệ nên ngần ngại viết bình luận. Điều có thể các bạn thăm blog đặt dấu hỏi là tại sao nhiều nhà kinh tế nổi tiếng như Nguyễn Quang A, như Lê Đăng Doanh, như các chuyên gia trong hội đồng chính sách tiền tệ lại không nhận ra tai họa của việc lấy thuốc chữa lạm phát tiền giấy để chữa cả lạm phát giá cả đã dẫn đến những sai lầm trong điều hành lạm phát gây sốc cho kinh tế để góp ý kiến cho Chính phủ? Có thể vì ý kiến của các nhà khoa học này không vừa tai các nhà điều hành tiền tệ, có thể trong cách tổ chức hội thảo đã vô tình loại bỏ những ý kiến nói về lạm phát giá cả do ông Vũ Văn Ninh đã ra lệnh không cho đăng những bài báo viết về lạm phát giá cả.
Nhưng đứng về trách nhiệm cá nhân, tôi chưa viết rõ những khác biệt về lạm phát chi phí đẩy, một loại lạm phát giá cả, so với lạm phát tiền giấy mà chỉ dùng sự khác biệt giữa lạm phát giá cả và lạm phát tiền giấy theo định nghĩa của Mác, dễ bị coi như cái gì khác Mác là sai.
Khác với lạm phát tiền giấy mà độ mất giá của tiền giấy ảnh hưởng tới đầu vào của doanh nghiệp bao nhiêu thì cũng ảnh hưởng như vậy với đầu ra. Giá đầu vào tăng 8% thì thành phẩm cũng tăng 8%. Lạm phát chi phí đẩy chỉ tăng giá đầu vào, tức chi phí của doanh nghiệp, nhưng hoàn toàn không tăng giá đầu ra với tỷ lệ tương ứng nên làm doanh nghiệp lỗ vì loại lạm phát này chỉ là cái vỏ bọc mà Gs Paul A. Samuelson tạo ra do nhẩm lẫn cũ của Gs. Giá dầu tăng đẩy chi phí doanh nghiệp lên nhưng không làm tiền giấy mất giá nên giá thành phẩm, đầu ra, không tăng như trong lạm phát tiền giấy.
Trong lạm phát tiền giấy chắc các bạn cũng thấy bạn thiệt khi mua hàng giá cao theo tỷ lệ lạm phát tiền giấy thì khi bạn bán hàng bạn sẽ được lợi tương đương. Kinh nghiệm trong kháng chiến chống Pháp lạm phát cao đến mức chỉ một năm sau lương tối thiểu trước đây nuôi được cả nhà thì hai năm sau chỉ mua được gần một bát phở, gía đã là 200 đồng; nhưng nông dân chả buồn kêu ca lạm phát vì khi mua bị giá tăng khi bán nông sản lại được theo giá tăng tương tự. chỉ có cán bộ lo nhất là lương không tăng theo tỷ lệ lạm phát cho đến khi lương định theo giá gạo. Hàng tháng giá gạo tăng bao nhiểu lương tăng bấy nhiêu lúc bấy giờ mới thấy lạm phát là chịu đựng được.
Gs Paul A. Samuelson nổi tiếng tới mức sách của ông bán ra ở Mỹ lên tới trên dưới nữa triệu bản mỗi lần xuất bản, còn nếu kể cả sách được dịch và xuất bản ở các nước lên tới hàng triệu bản. Riêng ở Việt Nam sách của ông chiếm kỷ lục về lần xuất và tái bản (6 lần kể từ lần đầu tiên năm 1989, các cuốn kinh tế học của các tác giả khác chỉ có 1 lần). Vậy mà các trường đại học vẫn giảng theo những sai lẩm cũ của Gs. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản và tái bản nhiều nhất cuốn sách này nhưng không mua tiếp quyển tiếng Anh xuất bản lần thứ 17 năm 2002 cách đây đã 7 năm để dịch và xuất bản theo quan điểm đã thay đổi của Gs về lạm phát chi phí đẩy. Tôi rất phục Gs Paul A. Samuelson vì đã vượt qua chính mình để thấy ra những nhầm lẫn và dám thay đổi quan điềm dù nổi tiếng đến vậy. Ngay cuốn sách này cũng bán hết ngay nên khi tôi tìm trên internet thì được bạn bè khuyên tìm ở các hiệu sách cũ. Trong cuốn sách này Gs. đã đề “tặng các con tôi và sinh viên của tôi”.
Chuyện thứ hai là viết có cả lạm phát vàng với một biểu đồ về mức lạm phát của Anh từ năm 1200 với ghi chú là “Châu báu của thế giới”. Như vậy là thế kỷ thứ 15 khi khám phá ra Châu Mỹ, ở Anh có lạm phát vàng. Không chỉ ở thế kỷ 15 mà cả khi nước anh phải bỏ chế độ bản vị vàng sau thế chiến thứ hai, nhượng ngôi đồng tiền bá chủ cho đồng mỹ kim, là nước Anh có lạm phát vàng khi giữ được chế độ bản vị vàng và có lạm phát tiền giấy khi bỏ chế độ bản vị vàng.
Về lý thuyết không thể có lạm phát vàng vì ngay tiền đúc bằng nhôm có giá trị bản thân cũng không thể tạo ra lạm phát nhôm. Thực tế đã chứng minh là trong cuộc đổi tiền không cần thiết năm 1985, loại tiền 1 đồng đúc băng nhôm được đưa trở lại vào lưu thông nhưng chỉ một năm sau khi mức lạm phát phi mã đã lên tới trên 500%, 1 đồng bằng nhôm chả mua được gì cả nhưng thu gom đồng tiền nhôm đúc thành nhôm thỏi bán được mỗi đồng đúc thành nhôm thỏi tới 100 đ gấp 100 lần giá trị danh nghĩa của nó.
Khi trao đổi ở trụ sở của Tạp chí Cộng Sản với tác giả bài viết “ Những phê phán nhằm vào Gs Paul A. Samuelson” trên tạp chí Cộng Sản, vấn đề có lạm phát vàng cũng được phản biện bằng luận điểm: “lạm phát vàng hiếm khi xẩy ra nhưng vẫn có vào thời kỳ phát hiện những mỏ vàng lớn”. Tôi đã phân tích thời kỳ phát hiện ra Châu Mỹ, hàng chục triệu người Âu đổ sang Mỹ khai thác vàng với chi phí chỉ bằng ¼ chi phí ở Châu Âu (cộng cả lượng vàng cướp bóc được ở các bộ lạc dân da đỏ); thước đo giá tri bằng tiền vàng giảm chỉ còn bằng 1/4, nên giá trị 1 cỗ xe ngựa trước đây bằng 20 lượng vàng nay chỉ bán theo giá 5 lượng vàng. Nhiều người đã gọi đó là cuộc cách mạng giá cả ở châu Âu khi gia cả chung ở Châu Âu giảm 4 lần làm nhiều người nhầm đó là lạm phát vàng.
Còn bây giờ chế độ bản vị vàng đã bị chôn vùi từ sau thế chiến thứ hai và được thay bằng chế độ bản vi vàng hối đoái, một chế độ bản vị vàng què quặt, dựa vào đồng mỹ kim duy nhất được đảm bảo bằng vàng thoi theo gía 35 USD / 1 troy ounce vàng. Mỹ đã lợi dụng vị thế đồng tiền chúa tể áp đặt chế độ tiền tệ Bretton Woods với chế độ tỷ giá cố định ± 1, nghĩa là nếu tỷ giá của nước nào tăng quá 1% thì nước đó phải tung nội tệ ra mua USD để giảm tỷ giá trở lại mức + 1%. Ngược lại khi tỷ giá giảm quá – 1% Mỹ sẽ bán USD cho nước đó để kéo lên giới hạn -1%. Mỹ lợi dụng chế độ tiền tệ Bretton Woods để lạm phát đô la giấy ra khắp thế giới nên đô la giấy mất giá, trường hợp Mỹ phải bán USD cho nước khác hầu như không có nên các nước phải è cổ ra phát hành đồng nội tệ để mua USD kéo tỷ giá xuống. Đó thực chất là nhập khẩu lạm phát từ Mỹ mỗi khi tỷ giá với Mỹ tăng lên. Nước Pháp với tổng thống De Gaulle tinh thần dân tộc rất cao, đã đầu tiên phá chế độ tỷ giá cố định ± 1 bất công bằng cách tung số USD tích đọng lại do nhập khẩu lạm phát đem mua vàng làm giá vàng tăng vọt cao rất nhiều lần mức chính thức 35 USD /troy ounce mà đỉnh cao nhất thế kỷ trước là 800 USD một troy ounce.
Thời kỳ toàn thế giới tiêu tiền giấy hiện nay lại càng không thể có lạm phát vàng. Những người nói có lạm phát vàng không thể mô tả lạm phát vàng cụ thể như thế nào vì đó là chuyện trong mơ (chả lẽ lúc có mỏ vàng lơn giá khai thác rẽ có thể đúc tiền vàng thay tiền giấy) . Ngay khi đang có chế độ bản vị vàng đầy đủ, nghĩa là người dân được tự do đổi giấy bạc ngân hàng ra một đồng tiền vàng, cũng không thể có lạm phát vàng vì ngay cả lạm phát giấy bạc ngân hàng cũng không được do giấy bạc ngân hàng mất giá khi lạm phát người dân sẽ đổi ngay lấy tiền đúc bắng vàng. Do đó nước nào cần lạm phát do chiến tranh chẳng hạn đều phải bãi bỏ chế độ bản vị vàng bằng đạo luật bắt buộc lưu hành tiền giấy để xử phạt những ai không chịu tiêu tiền giấy.
Luật nước Anh quy định Ngân hàng phát hành giấy bạc phải luôn có trữ kim bằng 40% lượng giấy bạc ngân hàng phát hành. Vì thế J.M.Keynes đã gọi chế độ bản vị vàng là tàn tích dã man bởi vì khi một nước phải dùng vàng dự trữ đề trả nợ nước ngoài theo số thâm hụt mậu dịch sẽ phải giảm ngay số giấy bạc ngân hàng lưu thông và gây ra thiểu phát nghĩa là thiếu tiền cho lưu thông dẫn đến suy thoái. Ông cũng ca ngợi chế độ tiền giấy là lý tưởng nhất vì khối hàng hóa và dịch vụ lưu thông tăng lên bao nhiêu, có thể tăng tiền lưu thông lên theo bấy nhiêu và doanh nghiệp tăng sản xuất và lượng hàng bao nhiêu, khối tiền giấy lưu thông tăng lên theo có thể đảm bảo tiêu thụ hết. Đó là cơ sở lý luận và thực tiễn của lời khuyên lấy lạm phát để chữa khủng hoảng kinh tế sản xuất thừa của J.M Keynes.
Vì số đông nhà kinh tế không chú ý phân tích trường phái lạm phát giá cả và qúa nhiều trường đại học kinh tế hiện nay vẫn dùng sách của Gs Paul A. Samuelson như tài liệu tham khảo chính nên môn kinh tế học bê nguyên si những nhầm lẫn cũ của sách này vào. Như cuốn kinh tế học vĩ mô của bộ Giáo dục tái bản lần thứ 9 tháng 1-2009 đã ghi định nghĩa lạm phát như sau: Lạm phát xẩy ra khi mức giá chung thay đổi và hoàn toàn không nhắc đến định nghĩa lạm phát của Mác là khi khối tiền lưu thông vượt qua nhu cầu lưu thông hàng hóa và dịch vụ. Với số đông như vậy tôi phải nghĩ tới trình bày trong hội thảo phải chọn cách nào thuyết phục được người nghe vể những nhầm lẫn của Gs Paul A. Samuelson. Trong cuộc hội thảo 20 năm đổi mới ngành ngân hàng tôi đã chuẩn bị câu hỏi ngược lại là Anh (chị) có thấy Gs Paul A. Samuelson viết dòng nào về thuốc chữa lạm phát giá cả không? Khi tôi thuyết trình cuối cùng lúc 3 giờ trong có 10 phút không khí thảo luận sôi nổi hẳn lên. Nhưng đáng buồn hai chủ tọa đã gạt đi không cho tôi tranh luận với lời hứa là cần có một cuộc hội thảo khác riêng về các loại lạm phát(xem ảnh). Lời hứa đó chỉ để ngăn lời đề nghị của tôi xin phát biểu trong 5- 7 phút.
Sau đó tôi đã viết ngay câu hỏi ngược trên cho một giáo viên ở đại học ngân hàng đã không đồng tình với tôi. Tối hôm đó tôi đến ngay nhà cô giáo đó. Cô cầm cuốn kinh tế học của Gs Paul A. Samuelson xuống và nói có thuốc chữa ở trong chương “Lạm phát: nguyên nhân và cách cứu chữa” nhưng khi xem lại thì không thấy mục nào viết về cách cứu chữa mà chỉ có mục: “Điều cần có: một chính sách thu nhập có hiệu quả[1] viết …vẫn còn là vấn đề để ngỏ ở Thụy sĩ và Thụy Điển, Đức, Nhật, Hà Lan. Ý , Pháp và Anh. Như:
·Chính sách “dừng rồi đi” đã tỏ ra không có hiệu quả…
·Kiểm soát giá cả, tiền lương trong thời bình … về mặt ngắn hạn đôi lúc có hiệu quả
·v.v
Như vậy hoàn toàn không giống trong lạm phát tiền giấy có hẳn các công cụ của chính sách tiền tệ gồm hàng chục bài thuốc hiệu nghiệm như dùng lãi suất dương, tăng dự trữ bắt buộc, thắt chặt tiền tệ v.v…
Tôi rất mong được dự một cuộc hội thảo về chống lạm phát và suy thoái để thuyết phục được những thành viên tham dự và giúp Chính phủ đạt được kịch bản tốt nhất về chống suy thoái tránh được kịch bản xấu nhất là vừa lạm phát vừa suy thoái nặng như ở Mỹ 1979-1982./.
 

[1] Paul A. Samuelson và William D. Nordhaus, Kinh tế học I, Viện Quan hệ Quốc tế 1989 trang 319
Ý kiến của bạn
·         Quả là chưa theo phong cách thuyết phục
·         Giờ đã dể hiệu hơn khi mô tả từ thực tế
·         Chúc thành công để có ích cho đất nước
·         Không có ý kiến
390
283234
Germany Contact Bank Technology Hội Viên
Định cư
Restaurant
Vũ Ngọc Trí
Contact
Forum
News
Pearls's Blog
Bank
Reports
Brave's Blog
Technology
Computer
Vũ Ngọc An
Vũ Ngọc Bình
Võ Ngọc Hạnh
Hội thảo
Hỗ trợ
Engineer Vũ Ngọc Dũng
HP: 0903918144
vudzung57@gmail.com
---------
Nếu quý vị thấy website hữu ích. Xin ủng hộ số tiền tùy hỷ gửi vào tài khoản sau:
Ngân hàng: VietinBank
Số tài khoản: 106004126294
Chủ tài khoản: Vũ Ngọc Dũng
Truy vấn
Xin chào Quý Khách !
Đã xem 441718
Đang xem 153
Copyright © 2008 -  Information Technology Bank - Designed by VND