Trang chủ Liên hệ Sách viết Ngân hàng Bài báo Công nghệ Vi tính Bài viết Rao vặt Phim ảnh Thư giãn Đăng nhập
Tin Mới
Tìm bài viết
Bài viết
<December 2024>
SuMoTuWeThFrSa
24252627282930
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930311234
16 - CHIẾN TRANH TIỀN TỆ DƯỚI MỘT GÓC NHÌN KHÁC
Thanh Ngọc Chiến tranh tiền tệ, cuốn sách nổi tiếng của Song Hongbing được Thủ tướng Trung Quốc đọc và đánh giá cao đã tái bản lần thứ hai ở Việt Nam năm 2008. Cuốn sách là một kiệt tác hé mở cho chúng ta thấy câu chuyện về thế giới bí ẩn của cỗ máy ngân hàng quốc tế, về người giầu nhất thế giới Rothchil đã biết bí mật kinh doanh tín dụng từ những khoản tiền gửi bằng vàng ngay khi chế độ bản vị vàng còn chưa có giấy bạc ngân hàng đảm bảo bằng vàng và kiếm bẫm nhờ bộ máy tình báo siêu việt trong cuộc thất trận của Napoleon ngày 21/6/1815 trên thị trường chứng khoán. Nhờ thông tin này, Rothchil đã ra lệnh bán tháo công trái của Anh kéo giá xuống còn 5% để rồi sau đó mua lại. Từ đó đã chính phục thị trường tiền tệ của nước Anh, trở thành chúa tể của thị trường tiền tệ thế giới như Thủ tướng nước Anh Benjamin Disraeli viết trong cuốn sách Coningsby xuất bản tại Anh năm 1844. Về mặt lịch sử tiền tệ quả là tuyệt vời vì nó đi vào cấu trúc phát hành tiền của Mỹ và các nước phát triển thông qua công trái của chính phủ như Song Hongbing đã viết ở trang 386: “Do chính phủ Mỹ không có quyền phát hành tiền tệ mà chỉ có quyền phát hành công trái, sau đó đem công trái nộp cho Cục Dự trữ Liên bang làm vật thế chấp để có thể phát hành tiền tệ thông qua Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và hệ thống ngân hàng thương mại mà ngọn nguồn của đồng đô-la Mỹ nằm ở công trái.” Nhưng theo một góc nhìn khác tôi thấy trước mắt có 3 vấn đề cần trao đổi: Thứ nhất là Song Hongbing chỉ nhìn thấy tiền giấy cưỡng bức lưu hành của Mỹ qua con đường phát hành công trái của Mỹ Con đường đi tới phát hành tiền giấy này nẩy sinh qua thăng trầm của chế độ bản vị vàng và phải đi theo những luật về đổi giấy bạc ngân hàng ra tiền vàng (hay bạc) từ thế kỷ XVIII và về Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Song Hongbing không nghiên cứu tháng 4 năm 1396[3], vua Hồ Quý Ly phát hành tiền giấy (thông bảo hội sao) ở nước ta. Như vậy tiền giấy cưỡng bức lưu hành của nước ta không nẩy sinh từ chế độ bản vị vàng mà Keynes gọi là “tàn tích dã man” (theo tôi là bởi vì luật về chế độ bản vị vàng ở Anh bắt buộc các ngân hàng phát hành phải rút bớt giấy bạc ngân hàng khi khối vàng dự trữ giảm thấp do xuất vàng để thanh toán cho các nước khi xuất siêu). Trong khi đó hàng hóa lưu thông thường không giảm sẽ gây ra thiểu phát và dẫn đến suy thoái do thiếu tiền cho lưu thông). Như vậy nước ta đã có tiền giấy cưỡng bức lưu hành trong khi mới lưu hành tiền đúc bằng đồng, chưa có chế độ bản vị vàng như các nước phương Tây. Ở đây Song Hongbing đã không sử dụng quy luật lưu thông tiền tệ để bàn luận về một mảng lịch sử tiền tệ thế giới, mảng chiến tranh tiền tệ. Như vậy Song Hongbing cũng giống như Rothchil không có một chút tính chất nào của nhà nghiên cứu khoa học. Rothchil chỉ đơn thuần là một nhà đầu cơ tiền tệ và chứng khoán mà không có một chút tính chất của nhà khoa học để phân tích về chế độ bản vị vàng. Thứ hai là Song Hongbing quên mất quá trình tiến hóa của tiền tệ từ các loại hàng hóa – tiền tệ tới các lọai bút tệ, tiền điện tử hiện đại Trang 438 trong cuốn Chiến tranh Tiền tệ có mục Vàng và bạc: bùa của ổn định tiền tệ. Qủa là không hiểu về tiền tệ mới dùng từ “bùa chú” mà không thấy rằng chả phải chỉ riêng nước Anh có giá cả bình ổn và giảm nhẹ đều mà tất cả nước nào trong thời kỳ duy trì được chế độ bản vị vàng đều có gía cả ổn định và giảm mạnh trong những đợt suy thoái do thiểu phát gây ra. Song Hongbing cũng chỉ đọc chủ yếu những tài liệu báo chí, những cuốn sách bình luận của các nhà chính trị không có kinh nghiệm điều hành tốt tiền tệ, dẫn chứng như trích dẫn ở trang 410 VÀNG – MỘT LOẠI TIỀN TỆ BỊ GIAM LỎNG trong đó nói về giá vàng cao đến mức 800 đô-la/ounce. Giá vàng tăng từ 35 đô-la/ouce lên 800 đô-la/ounce là do sai lần khi dựng lên chế độ tiền tệ Bretton Woods với quy định về tỷ giá cố định ± 1%. Theo quy định này các nước phải phát hành tiền ra để mua USD khi tỷ giá vượt -1% để kéo giá USD lên. Quy định bất bình đẳng này đã xuất khẩu lạm phát tiền giấy của Mỹ sang các nước thành viên của chế độ tiền tệ BrettonWoods. Tổng thống De Gaulle có tinh thần dân tộc cao đã dùng USD tích lũy trong việc mua USD để kéo tỷ giá USD lên, đem mua vàng ào ạt và các nước bắt chước theo đã đẩy giá vàng lên 800 USD/ounce, điều khiến Nixon, tổng thống Mỹ phải tuyên bồ thả nổi tỷ giá và không bán vàng theo quy ước 1 troy ounce giá có 35 USD trong chế độ tiền tệ BrettonWoods nữa và kéo đổ luôn chế độ tiền tệ này. Một quyển sách mà Song Hongbing đã không hề ngó qua đó là cuốn kinh tế học nổi tiếng của GS Paul A. Samuelson bán được nhiều triệu bản chỉ riêng trong nước Mỹ trong 17 lần xuất bản và tái bản đến 2002 thì ngưng khi GS Paul A. Samuelson đã thay đổi quan điểm về lạm phát chi phí đẩy trong lần tái bản thứ 17 và ngưng tái bản tiếp. Trong các cuốn sách này đều có biểu đồ của tình hình lạm phát của nước Anh từ 1200 sau đây: Trong thời kỳ 1500 – 1600 giá cả nhẩy vọt với ghi chú là châu báu của thế giới, giá cả toàn châu Âu tăng 4 lần và được gọi là cuộc cách mạng giá cả ở Châu Âu. Nguyên nhân do khám phá châu Mỹ và hàng chục triệu người châu Âu đổ sang Mỹ để khai thác vàng với chi phí khai thác chỉ bằng ¼ ở châu Âu. Vì vậy mà GS Paul A. Samuelson đã nhầm lẫn coi đó là lạm phát vàng. Vàng là tiền thực có chức năng thước đo giá trị. Chi phí khai thác vàng giảm 4 lần làm thước đó giá trị cũng ngắn đi 4 lần. Vì vậy một cỗ xe ngựa trước đó có giá là 100 đ tiền vàng đến khi giá trị vàng giảm còn ¼ thì giá cỗ xe ngựa phải là 400 đ tiền vàng. GS Paul A. Samuelson nhầm lẫn như vậy vì có quan điểm cứ tăng giá chung là lạm phát. Tiền tệ đầu tiên là loại hàng hóa phổ biến như gạo ở vùng lúa gạo, da thuộc ở vùng chăn nuôi, vỏ ốc ở vùng biển v.v… Dần dần nó mới cố định ở vàng bạc là kim loại có thể chia cắt nhỏ đến bao nhiêu cũng không bị biến đổi thuộc tính, trái lại da thuộc cắt nhỏ sẽ mất giá trị và thay đổi về mặt giá trị sử dụng. Việt Nam ta trong kháng chiến chống Pháp vẫn có những vùng dân tộc thiểu số coi thóc gạo như là tiền tệ. Chính tôi đã mua thóc gạo ở chợ rồi gánh lên các làng người thiểu số ở chân núi Tam Đảo mua gà và thức ăn như măng cây luồng to bằng bắp chân và rẻ hơn nhiều so với mua ở chợ. Vàng bạc là tiền thực, sau đó mới tới tiền giấy rồi bút tệ như séc, tiền điện tử như thẻ tín dụng. Ngay khi tiêu tiền giấy, nhà nước vẫn có thể phát hành tiền kẽm, tiền nhôm với loại tiền nhỏ như hào xu… Thứ ba là Chiến tranh tiền tệ được mô tả như là một hiểm họa bí ấn đe dọa các nước như trong khủng hoảng tiền tệ Đông Á năm 1997 Nó chưa được định nghĩa một cách khoa học và phân tích khách quan về khả năng chống lại nó có kết quả như Malaysia với cách phân tích tuyệt với của Thủ tướng Malaysia đã phát hiện ra sau khi viết bài trên một tờ báo ở Mỹ vạch trần Soros là thủ phạm gây ra khủng hoảng tiền tệ Đông Á. Trong cuốn sách 144 câu hỏi đáp về thị trường chứng khoán mà tôi viết chung với anh Hồ Ngọc Cẩn trong mấy tháng giữa phiên sơ thẩm và phiên phúc thẩm vụ án ngân hàng Việt Hoa, câu 69 và 70 trang 117-118 viết về Cuộc khủng hoảng tiền tệ - tài chính Đông Á diễn ra như thế nào? như sau: Năm 1997 cuộc khủng hoảng tiền tệ - tài chính nổ ra ở Thái Lan, lan nhanh chóng sang các nước Đông Á. Đây là cuộc khủng hoảng do các qũy đầu cơ gây ra bằng các công cụ tài chính mới nẩy sinh vào thập niên 1990. Muốn hiểu cặn kẽ TTCK tất phải tìm hiểu cuộc khủng hoảng tiền tệ - tài chính này để ngăn chặn không cho TTCK Việt Nam nhiễm căn bệnh khủng hoảng hay khi khủng hoảng tiền tệ xẩy ra sẽ không tràn vào Việt Nam. Nạn nhân đầu tiên của cuôc khủng hoảng này là Thái Lan: Ngày 15-5-1997, ngân hàng Barklay ở Hồng Kông và một ngân hàng ở Luân Đôn đưa ra nguồn tin nói họ đã làm một vụ bán số lượng đồng Bạt cực lớn để mua 2 tỷ USD. Như vậy là số cầu 4 tỷ USD đã được ném vào thị trường ngoại tệ Thái Lan làm lệch cung – cầu ngoại tệ phá giá đồng Bạt lúc đồng tiền này lên giá 29%, nhưng chi phí chỉ có 20 triệu USD (1%). Công cụ để thực hiện hai phi vụ mua 2 tỷ USD này là các hợp đồng tiền tệ tương lai (futures), các quyền chọn lựa (options). Đó là những công cụ tài chính đã mô tả ở câu 10. Công cụ tài chính mới đã bị lợi dụng để trở thành đầu cơ có tính đòn bẩy cao như thế nào? Thái Lan lúc đầu chống đỡ có hiệu quả với các thu đoạn đầu cơ này, kéo gía đồng USD từ 25,5 bạt/USD xuống còn 22 bạt/USD, nhưng qũy dự trữ ngoại hối 30 tỷ UISD đã nhanh chóng cạn kiệt. Thái Lan buộc phải thả nổi tỷ giá và bị bọn đầu cơ dìm trong cuộc khủng hoảng kinh hoàng. 70. Các qũy đầu cơ (hedge fund)là gì? Tại sao các qũy đầu cơ lại bị coi như thủ phạm gây ra khủng hoảng tiền tệ Đông Á? Đáp: Hedge fund là các qũy đầu tư hợp tác, nhưng nội dung chủ yếu của nó là mua bán, đầu cơ bằng các công cụ tài chính mới, những quyền chọn (options) và những hợp đồng tương lai nên người ta quen gọi nó lá qũy đầu cơ. Những qũy này mua bán những quyền chọn và hợp đồng tương lai để bù trừ rủi ro cho các nhà xuất nhập khấu về tỷ giá, cho người vay nợ về biến động lãi suất, cho nhà đầu tư về tăng giảm thị giá chứng khoán v.v… Các qũy đầu cơ thường bán cặp đôi các công cụ tài chính mới ví dụ đã bán một quyền chọn mua (call option) ngoại tệ cho một nhà xuất khẩu có rủi ro về tăng giá ngoại tệ thì họ tìm kiếm một nhà nhập khẩu có rủi ro về giảm giá ngoại tệ. Trong nghiệp vụ bảo vệ rủi ro này họ chỉ thu phí mua các quyền chọn và hợp đồng tương lai bằng khoảng 1% của giá trị hợp đồng. Phí này không phải là thu nhập chính quyết định mức siêu lợi nhuận của họ. Thu nhập chính là ở chỗ dùng các công cụ tài chính mới để đầu cơ tiền tệ, chứng khoán. Vi dụ như trong cuộc khủng hoảng tiền tệ Đông Á 1997 họ đã dùng các hợp đồng tiền tệ để tung ra những vụ bán khống tới 2 tỷ USD mà chỉ cần bỏ ra số vốn 20 triệu USD để mua 200 hợp đồng tiền tệ (mỗi hợp đồng đã tiêu chuẩn hóa là 100.000 USD). Ở Thái Lan, ngày 15-5-1997 có 2 vụ bán khống, mỗi vụ 2 tỷ USD được hai ngân hàng ở Luân Đôn và Hồng Công thực hiện ( còn nhiều vụ khác không công bố thông tin và nhiều vụ khác do ngưới Thái Lan bán khống trong nước). Bán khống là những người không có rủi ro về tỷ giá cũng mua các hợp đồng tiền tệ. Họ chỉ bỏ ra 510 triệu Bạt để mua 200 hợp đồng tiền tệ là đã có thể bán khống 51 tỷ bạt mua khống 2 tỷ USD theo giá 25,5 bạt/USD rồi bán ra theo giá thị trường theo giá 30 bạt/DSD (lúc đỉnh cao nhất là 54 bạt/USD) lãi ngay (30 – 25,5 bạt/1USD) x 2 tỷ = 9 tỷ bạt trên số vốn bỏ ra có 510 triệu bạt hay 1800%. Chỉ cần 15 vụ đầu cơ 2 tỷ USD là đủ vét sạch qũy dự trữ ngoại hối 30 tỹ USD của Ngân hàng trung ương Thái Lan và buộc Thài Lan phải thả nổi tỷ giá vào ngày 17-7-1997, mặc cho các qũy đầu cơ gây ra khủng hoảng tiền tệ ở nước này rồi thừa cơ tràn sang các nước Đông Á khác, dìm họ trong cơn bão tiền tệ kinh hoàng. Như vậy đầu cơ bán khống bằng những công cụ tài chính mới là những nguyên nhân bên ngoài, lợi dụng khuyết điểm quản lý kinh tế trong nước chủ nhà để gây ra khủng hoảng tiền tệ - tài chính Đông Á lan ra các châu lục khác. Những người ca ngợi đầu cơ cố tình cãi khống cho cac qũy đầu cơ là vô tội, có một số ý kiến lầm lẫn việc bán tống bán tháo chứng khoán thông thường ờ các nước bị khủng hoảng tiền tệ để chạy vốn với hành vi đầu cơ bằng các công cụ tài chính mới, có sức mạnh đòn bẩy gấp tới cả trăm lần chứng khoán thông thường nên sau cũng thấy rằng chạy vốn không phải là nguyên nhân gây ra khủng hoảng tiền tệ vì nó diễn ra sau khủng hoảng tiền tệ nổ ra, còn các qũy đấu cơ mở màn các vụ đầu cơ bán khống 1,5 tháng trước khi khủng hoảng tiền tệ Đông Á xẩy ra mới là thủ phạm. Hồng Kông đã ngoan cường tiến hành một cuộc chiến chống đầu cơ tiền tệ và chứng khoán vào ngày 29 tháng 8 – 1997, khi chính quyền đã bỏ ra 70 tỷ HKD, trong số 750 tỷ HKD dự trữ, mua tới 85% trong doanh số bán ra kỷ lục 79 tỳ HKD của bọn đầu cơ bán khống hòng gây ra khủng hoảng tiền tệ ở đây. Malaysia đã cấm công dân trong nước gửi đồng Ringhít ra các ngân hàng nước ngoài. Tháng 3-2001 vừa qua Indonesia cũng ban hành lệnh cấm như vậy để đập tan thủ đọan đầu cơ tiền tệ và chứng khoán của các qũy đầu cơ từ nước ngoài, né tránh các điều luật cấm ngân hàng cho vay thực hiện các Hợp đồng tiền tệ và các quyền chọn và các hợp đồng tiền tệ có tính chất đầu cơ bán khống. Tôi nghĩ rằng nều Song Hongbing đọc các tài liệu trên đây sẽ không chỉ là một nhà sử học mà sẽ thành nhà khoa học xử lý tốt theo quy luật kinh tế cuộc chiến tranh TIỀN TỆ./.
390
283200
Germany Contact Bank Technology Hội Viên
Định cư
Restaurant
Vũ Ngọc Trí
Contact
Forum
News
Pearls's Blog
Bank
Reports
Brave's Blog
Technology
Computer
Vũ Ngọc An
Vũ Ngọc Bình
Võ Ngọc Hạnh
Hội thảo
Hỗ trợ
Engineer Vũ Ngọc Dũng
HP: 0903918144
vudzung57@gmail.com
---------
Nếu quý vị thấy website hữu ích. Xin ủng hộ số tiền tùy hỷ gửi vào tài khoản sau:
Ngân hàng: VietinBank
Số tài khoản: 106004126294
Chủ tài khoản: Vũ Ngọc Dũng
Truy vấn
Xin chào Quý Khách !
Đã xem 441678
Đang xem 111
Copyright © 2008 -  Information Technology Bank - Designed by VND