Giáo sư Paul Krugman,đoạt giải Nobel Kinh tế 2008 đã có cuộc trả lời phỏng vấnbáo chí rất bổ ích cho việc chống suy thoái ở nước ta.
Trước hếtdự đoán tác động của khủng hoảng đến kinh tế thế giới và kinh tế của các quốc gia đang phát triển như VN như thế nào? là
GS. đã chỉ cho chúng ta thấy “chúng ta chưa thể chắc chắn là khi nào khủng hoảng chấm dứt”. Về mặt này chúng ta có lạc quan quá mức khi thấy thị trường chứng khoán tăng điểm, những báo cáo về tăng trưởng kinh tế do TCTK cung cấp giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 208.990 tỷ đồng, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 16,4%). nhưng sau đó lại có câu: Tuy mức tăng 3,3% là thấp so với mức tăng của cùng kỳ năm trước. E rằng những con số đá nhau như vậy đã không được xem xét và yêu cầu cơ quan cung cấp thông tin phải giải trình cho rõ.
Thứ hai là về kinh tế bao giờ sẽ phục hồi?
Trả lời câu hỏi về việc VN có cơ hội thoát khỏi khủng hoảng sớm hơn không, GS Krugman cho rằng: VN vẫn là nền kinh tế quy mô nhỏ và phụ thuộc nhiều vào thương mại với các nước trên thế giới. Vì vậy, cho đến khi nền kinh tế thế giới hồi phục mới có tác động tích cực đến VN, không thể đi tắt được.
Vậy những dự báo cuối năm nay hay sang năm 2010 kinh tế Việt Nam có thể phục hồi có là lạc quan quá mức không? Để trả lời câu hỏi này cần nghiên cứu kỹ những việc đã làm mà hiệu quả không rõ ràng thậm chí gây sốc cho kinh tế. Hãy thử phân tích những giải pháp về ngân hàng. Năm 2008 cuộc đua nâng cao lãi suất tiền gửi của các ngân hàng nhỏ khiến Ngân hàng trung ương phải tung tiền ra lưu thông 39.000 tỷ để cứu bằng được một số ngân hàng bị mất khả năng thanh khoản. Năm nay ngân hàng trung ương hạ lãi suất xuống để chống suy thoái nhưng các ngân hàng lại tiếp tục một cuộc đua nâng lãi suất tiền gửi mới đơn thuần chỉ là chạy theo lợi nhuận: tăng được tiền gửi là tăng dư nợ cho vay ra thu lãi mà không nghiên cứu những tin tức về kinh doanh và tồn kho tăng lên của các doanh nghiệp. Xin ghi lại số liệu do Thời báo Kinh tế Saigon cung cấp ngày 30/4/2009
10 ngành công nghiệp chế biến có chỉ số tồn kho cuối tháng 2-2009 cao
(So với cùng kỳ năm 2008, đơn vị tính: %)
|
Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa
|
607
|
Sản xuất đồ uống không cồn
|
384,1
|
Sản xuất bột giấy, giấy và bìa
|
269,0
|
Sản xuất xe có động cơ
|
255,1
|
Sản xuất các thiết bị gia đình chưa được phân vào đâu
|
248,4
|
Sản xuất bia
|
238,9
|
Sản xuất sắt, thép
|
210,3
|
Sản xuất giấy nhăn và bao bì
|
172,8
|
Sản xuất cáp điện và dây điện có bọc cách điện
|
171,7
|
Sản xuất gạch ngói và gốm, sứ xây dựng không chịu lửa
|
163,2
|
Năm sản phẩm công nghiệp chế biến có chỉ số tồn kho tháng 2-2009 cao
(So với cùng kỳ năm 2008, đơn vị tính: %)
|
Cà phê bột các loại
|
2.183,1
|
Các loại đồ uống không có ga khác chưa được phân vào đâu
|
956,7
|
Dầu gội đầu
|
880,0
|
Giấy xi măng
|
807,9
|
Xe 4 chỗ ngồi
|
640,8
|
Bia đóng lon
|
438,9
|
Dây điện có bọc dùng cho điện áp trên 1KV
|
363,4
|
Nước chấm các loại
|
351,8
|
Xe tải dưới 5 tấn
|
335,2
|
Cáp đồng trục không bọc
|
318,9
|
Nguồn: Vụ Công nghiệp và Xây dựng
|
Ngay ngân hàng trung ương cũng chưa làm rõ số dư nợ mà các doanh nghiệp dùng khoản vay ưu đãi được hỗ trợ 4% lãi suất để đảo nợ. Theo thông tin của chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan vừa tham dự hội thảo quốc tế tổ chức tại Indonesia bàn về khủng hoảng kinh tế, cho biết có rất nhiều kinh nghiệm đáng quý đối với Việt Nam. Bà Lan đã đưa ra con số 96% số tiền cho vay là để đảo nợ. Thực chất Ngân hàng nhà nước đã cấm đảo nợ từ lâu. Nhưng nhiều doanh nghiệp đã ngoắc tay với thị trường Tín dụng đen để đảo nợ theo kiểu vay nóng tiền tư nhân với lãi suất tới 10%/tháng (lúc cao có thể tới 1%/ngày) để trả hết số nợ vay ngân hàng đã quá hạn. Như vậy tài khoản vay sẽ hết và khoảng 10 ngày sau ngân hàng sẽ cho vay lại, họ sẽ lấy số tiền vay mới để trả nợ vay tư nhân.
Trường hợp này thực chất vẫn là nợ xấu vì đã là nợ quá hạn không trả được nên ngân hàng mới không cho vay tiếp và tư nhân làm nghề cho vay đảo nợ thường móc ngoặc với cán bộ ngân hàng để biết chắc rằng khi trả hết nợ bằng số tiền vay nóng của tư nhân, ngân hàng sẽ cho vay trở lại bình thường mới đảm bảo thu nợ cho vay. Đã có bài báo so sánh số cho vay được bù lãi suất “(SGGP-12G).- “Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến hết ngày 3-4, sau gần 2 tháng thực hiện cho vay hỗ trợ lãi suất 4%, các ngân hàng thương mại đã giải ngân được 202.131 tỷ đồng. So với tuần trước, dư nợ cho vay của chương trình này đã tăng 23.409 tỷ đồng (tăng 13,09%)”. Như vậy chênh lệch 202.131 tỷ - 23.409 tỷ = 178722 tỷ đồng là số tiền đảo nợ vì Ngân hàng này cho vay, ngân hàng khác đã thu số tiền này do người vay được khoản vay bù lãi suất đem trả vào số nợ quá hạn bị kẹt lại. Đây thực chất là nợ xấu chưa phân lọai được xem mức độ nguy hiểm của nó vì các ngân hàng cho đảo nợ đã chưa hay không báo cáo cho bộ phận theo rõi nợ rủi ro của ngân hàng nhà nước.
Vừa qua cuộc hội thảo ở Hải Dương (theo báo Sài gòn tiếp thị) có chuyên viên nước ngoài tham dự đã cảnh báo văn phòng làm việc của nhiều công ty nước ngoài đã rút về nước vì nước có dự án đầu tư không còn tiền để đầu tư tiếp do khủng hoảng kinh tế. Thành viên tham gia hội thảo đều đánh giá là nguy cơ đó mới làm suy thoái của Việt Nam chạm đáy trong thời gian tới. Thông tin này một lần nữa làm chúng ta phải cảnh giác với một số nhận định lạc qua quá mức rằng kinh tế sẽ phục hồi vào cuối năm nay.
Để ngăn chặn kịch bản xấu sẽ xẩy ra cho suy thoái kinh tế trong nước, cần phân tích nguyên nhân làm cho năm 2008 lạm phát của Việt Nam cao hơn các nước gây ra những giải pháp kiềm chế lạm phát quá liều lượng như lãi suất bị cuộc đua lãi suất của các ngân hàng đẩy lên cao tới 15% cho tiền gửi và 20% cho khoản cho vay làm đọng 60.000 tỷ tiền gửi trong toàn ngành Ngân hàng không cho vay ra được cho tới khi lãi suất được hạ xuống để chống suy thoái. Có thể là do các cuộc hội thảo trước đây đã không quy tụ được các nhà kinh tế hiểu sâu về các loại lạm phát và các phương thuốc chữa lạm phát nên chưa thấy bàn về lạm phát giá cả và lạm phát tiền tệ là 2 loại lạm phát chính (các loại lạm phát khác như lạm phát chi phí đẩy, lạm phát dự đoán trước …chỉ là những phân loại nhỏ). Vì thế các cuộc hội thảo chính không làm rõ được kịch bản xấu trong suy thoái mà Gs Paul A. Samuelson nhà kinh tế Mỹ được giải thưởng Nobel kinh tế năm1970 đã cảnh báo trong cuốn Ecomomics của GS, xuất bản lần thứ 17 năm 2002 như sau:
Chính sách tiền tệ trong cuộc suy thoái 1982
“
Một trong những chính sách kinh tế to lớn và bất ngờ nhất xảy ra ở Mỹ khi Fed quyết định giảm lạm phát thời kỳ 1979-1982. Kết quả là khối tiền tệ cung ứng giảm mạnh…và suy thoái như thập niên 1930. Thất nghiệp hơn 10%”.
[1].
Để tránh được kịch bản xấu trong suy thoái cần phân tích những hiện tượng lạ trong các giải pháp kiềm chế lạm phát. Ngoài hiện tượng ngân hàng trung ương lúng túng như đã nêu ở đầu bài có thể nêu lên một số hiện tượng khác như:
Ngân sách đã bỏ ra 27.000 tỷ trong hai năm để bù lỗ cho tổng công ty Xăng Dầu nhưng chỉ hạ được giá xăng ở Việt Nam thấp hơn các nước láng giềng khiến cho Ngân sách bị thất thoát theo dòng xăng buôn lậu qua biên giới bao cấp cả giá xăng rẻ cho người tiêu dùng ở các nước láng giềng. Cách làm như vậy đã chứng minh rằng không có thuốc đặc trị cho lạm phát giá cả vì những giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam không thể làm hạ giá dầu quốc tế, nguyên nhân của lạm phát giá cả.
Thứ ba là về nỗi sợ lạm phát
Trả lời câu hỏi Nhiều ý kiến cho rằng lạm phát có thể quay lại. Ông đánh giá thế nào? Làm cách nào để ngăn chặn?
Giáo sư Paul Krugman đã trả lời: “Theo tôi, nguy cơ lạm phát không lớn. Cái cần suy nghĩ để giải quyết là tình trạng giảm phát do khủng hoảng đưa lại. Ở Nhật, năm 1990 chính phủ đã chi rất nhiều để cứu nền kinh tế, nhưng thực tế xảy ra là vẫn cứ giảm phát chứ không phải là lạm phát. ” Vấn đề này của Việt Nam giải quyết không khó vì CPI đã có lúc âm nghĩa là thiểu phát (tôi dùng từ này, tiếng Anh là deflation, thay từ giảm phát vì giảm phát là disinflation, nghĩa là lạm phát chỉ giảm từ 2 chữ số xuống 1 số dương gần số 0. Nguyên nhân là ta đã dùng CPI không trừ năng lượng và lương thực thực phẩm như tất cả các nước phát triển và đa số các nước đang phát triển đang dùng, nên họ đã tránh không phải đối đầu một lúc với lạm phát tiền giấy và cả lạm phát giá cả. Chỉ cần các nhà thống kê Việt Nam làm đúng luật thống kê là công bố chỉ số lạm phát cơ bản là chỉ số đã loại trừ tất cả những nguyên không phải tiền tệ ra và dùng CPI trừ năng lượng và lương thực thực phẩm như tất cả các nước có tỷ lệ lạm phát thấp hơn ta là khôi phục được thước đo lạm phát tiền giấy đúng. Lạm phát ở nước ta sẽ chỉ ở mức 5%- 6% như các nước, không nhẩy đựng lên theo giá dầu tăng cũng không xẹp xuống số âm khi giá dầu hạ xuống mức 20 - 30 USD/thùng.
Trở lại đúng định nghĩa lạm phát theo lý luận Mác-Lênin và Kinh tế học hiện đại rất thống nhất lạm phát là trường hợp khối tiền lưu thông quá nhiều so với nhu cầu lưu thông hàng hóa và dịch vụ, chắc chắn nước ta sẽ tránh được kịch bản xấu nhất của suy thoái là lạm – suy (stagflation)./.
[1] Paul A. Samuelson và William D. Nordhaus, Economics bản tiếng Anh , nhà xuất bản McGraw-Hill năm 2002, trang 557