IMF là cơ quan Quản lý Tiền tệ quốc tế, ai cũng nghĩ là chuyên gia của IMF phải cực giỏi về tiền tệ. Nhưng thực tế không phải như vậy. Xin kể lại vài chuyện: Chuyện thứ nhất: Ngân hàng thương mại tạo tiền Năm 1996, IMF ép ngân hàng trung ương mở rộng hạn mức tín dụng tới các ngân hàng cổ phần. Hạn mức này rất thấp: nhiều ngân hàng chỉ được cho vay ra bằng 30%, cao nhất là 50% số dư tiền gửi. Các ngân hàng lỗ nặng vì tới 50% 70% tiền gửi đã trả lãi cho người gửi rồi nhưng không được cho vay để lấy lãi. Họp Ngân hàng trung ương chúng tôi kêu về tình trạng lỗ này nhưng ngân hàng trung ương trình bầy là ta khó có thể không thực hiện quyết định của IMF. Tôi nói Ngân hàng trung ương nói chuyện với IMF sẽ khó về mặt ngoại giao và hội nhập vì IMF là chủ nợ của tất cả các nước cần tiền để phát triển kinh tế đề nghị để nhà khoa học nói chuyện với IMF sẽ dễ dàng phấn tích phải trái hơn. Vụ Quan hệ Quốc tế liền tổ chức cho tôi gặp ông Michael Bell Đại diện thường trú của IMF tại Việt Nam. Khi nêu vấn đề với ông Michael Bell tôi hỏi không biết ngài dựa vào lý thuyết nào để đưa ra hạn mức tín dụng cho các ngân hàng quốc doanh và ngân hàng cổ phần của Việt Nam vì tôi biết rằng ngân hàng Anh và Pháp đã phản đối kiểu hạn mức tín dụng này bằng câu châm biếm: “bắt ngân hàng mặc coóc xê (nội y nịt ngực của phụ nữ) cho khỏi béo bụng” và theo sách kinh tế tiền tệ mới nhất hạn mức tín dụng đã bị bỏ đi từ năm 1987. - “cái châu Âu bỏ đi năm 1987 là phù hợp với trình độ hiện nay của Việt Nam”, ông Michael Bell trả lời với vẻ châm biếm. - “ Thưa ngài tôi là một nhà khoa học vì vậy xin ngài cho biết ngài vận dụng lý thuyết tiền tệ nào để yêu cầu các ngân hàng phải chịu một hạn mức tín dụng gây lỗ cho họ, điều này rất cần để tôi tham gia giảng ở các trường đại học kinh tế” Tôi hỏi tiếp - “ Tôi dựa vào thuyết các ngân hàng thương mại tạo tiền. Họ tạo tiền không có sự không chế của hạn mức tín dụng sẽ gây lạm phát” - “ Thưa ngài có phải là theo công thức mức tạo tiền là : 1/ tỷ lệ dự trữ bắt buộc” - “ không đầy đủ, phải chia cho 4 yếu tố: một là …” Ông Michel Bell ngập ngừng vì quên mất tên yếu tố này. Tôi viết ra giấy Reserve exccess và nói: “ tôi phát âm tiếng anh không chuẩn lắm xin phép viết ra giấy, nó là mức dự trữ dôi ra” Ông Michel không giảng dạy nên không nhớ như tôi được, tôi phải viết ra cả 4 yếu tố (Required reserve, dự trữ bắt buộc Excess reseve, dự trữ dôi ra, Liberal reserve ratio, tỷ số dự trữ tự do / tiền gửi không kỳ hạn và Banknote ratio, tỷ lệ giấy bạc / tiền gửi không kỳ hạn. Tôi nói tiếp: Gs Paul A. Samuelson viết về số nhân cung tiền, trong trường hợp đơn giản bằng: 1 . . tỷ lệ dự trữ bắt buộc Với tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 10%, số tiền gửi mới tạo ra là 10 lần (1/10%). Nếu dự trữ bắt buộc là 1% có thể tạo tiển gửi gấp 100 lần, (1/100%) IMF quản lý tiền tệ của tất cả các nước, ông thấy nước nào tạo tiền gửi 100 lần xin giới thiệu để tôi nghiên cứu học tập cách tạo tiền của họ. Còn nước Anh đã bỏ dự trữ bắt buộc liệu ở đó có tạo tiền vô tận khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0 và số nhân tạo tiền là 1/0 = ∞? Tôi phục ông Michael Bell về tính can đảm trong khoa học khi ông trả lời ngay: “ Qủa là đưa toán học vào kinh tế học còn nhưng nghi vấn cần xem xét”. Được dịp tôi nói ngay: “ một lý thuyết còn trong nghi vấn khoa học mà ông ép ngân hàng trung ương Việt Nam phải làm khiến ngân hàng chúng tôi lỗ vốn nặng. Ông cứ hình dung ra hạn mức tín dụng chỉ có 30% - 50% là có đến 70% - 50% tiền gửi chúng tôi đã trả lãi cho người gửi nhưng không đem cho vay được để lấy lãi cho vay bù cho số lãi tiền gửi đã trả, sẽ lỗ như thế nào không?” Ông Bell hứa ngay: tôi sẽ bàn với ngân hàng trung ương tính toán hạn mức tín dụng sao cho ngân hàng thương mại khỏi bị lỗ. Khi tôi báo cáo kết quả với ngân hàng trung ương, các ngân hàng thương mại lập tức được quyền muốn xin hạn mức tín dụng bao nhiêu sẽ được duyệt bấy nhiếu và năm sau (1997) ngân hàng trung ương bỏ hạn mức tín dụng, chiếc coóc xê ngân hàng phải mặc cho đỡ béo bụng. Chuyện thứ hai: Viết báo về cái tật của IMF Đọc báo Le monde ngày 27/12/1998, thấy có bài phỏng vấn ông Camdessus Giám đốc điều hành IMF tôi viết bài cho Tạp chí Thương Mại số 1/ 1999 sau đây: Cuộc khủng hoảng khởi phát từ sự phá giá của đồng Bạt Thai Lan, theo ngài là “một cuộc khủng hoảng của toàn cầu hóa”.Có phải đúng hơn nó là một cuốc khủng hoảng của “chủ nghĩa toàn cầu” (mondialisme) cái ý tưởng tán dương cương quyết tự do hóa mà INF là người truyền bá? Tôi không đi vào cuộc tranh chấp lý thuyết. Tôi quan sát những việc làm. Chúng ta đã biết, từ 18 tháng nay, hai cuộc khủng hoảng đồng thời, cuốc khủng hoảng của một số nước và cuộc khủng hoảng của một hệ thống, hệ thống tài chính thế giới.. Trogn một số nước ở Đông Nam Á, cả ở Nga, chúng tôi chạm trán với những cuộc khủng hoảng rất khác biệt với cuộc khủng hoảng mà chúng tôi đã cứu chữa. Cuộc khủng hoảng có ba khuôn khổ: một cái thuộc kinh tế vĩ mô, cổ điển, một cái gắn với sự đổ vỡ của một kiểu phát triển được quản lý, trong quá khứ, là thuận lợi cho phát triển nhưng rồi trở thành vật cản. Nó không thể là vấn để quản lý vĩ mô cổ điển của cuộc khủng hoảng. Nó đáng lẽ phải là một tham vọng rộng hơn, , thay đổi hệ thống kinh tế, ví dụ chấm dứt những mối quan hệ ngược đời (incestueuses) giữa nhà nước, ngân hàng vá các doanh nghiệp. Những việc này không tương thích với việc một đất nước hòa nhập vào kinh tế toàn cấu. Bên cạnh những cuộc khủng hoảng quốc gia là cuộc khủng hoảng của hệ thống. Nó đã bộc lộ những vết nứt quan trọng. Xin kể ra 5 điểm: Trước hết là thiếu sự trong sáng. Các nước rơi vào khủng hoảng đã bỏ mặc cho chúng che đậy sự thật đến cùng cực.Họ từ chối cung cấp cho thế giới những thông tin về tính trạng thực của họ. Họ đã ói dối với chính họ và họ tin rằng họ nói (dối) là sự thật. Thứ hai: Sự suy sụp nghiêm trọng của cơ cấu ngân hàng. Sau cuộc khủng hoảng ở Mehico, IMF đã luôn cảnh báo cho họ biết. Thứ ba: Sự tới gần của tự do hóa dòng chẩy hỗn loạn của tư bản. Nguyên nhân không phải từ phía chủ nghĩa toàn cầu tự do hóa mà là việc thực hành tự do hóa đôi khi được dẫn dắt bất chấp lương tri hay ngược với cái cần phải làm. Nhưng IMF đã tham gia tích cực vào việc này? Không. Chúng tôi không bao giờ cổ súy cho việc tự do hóa các loại tư bản bốc hơi nhanh trong khi cần giữ những vật cản hành chính đối với đầu tư trực tiếp.Ở Hồng Kông, năm 1997, chúng tôi đã khuyến cáo cần phải dẫn dắt tự do hóa “một cách đầy tham vọng” nhưng cũng “khôn ngoan”. Phải ưu đãi trước tiên đồng vốn dài hạn, sau đó mới vốn ngắn hạn. Trước đó phải tạo dựng những cơ cấu ngân hàng và tài chính thích ứng. Thứ tư: Các vết nứt: Sự song tưởng (ambivalence) của các chính phủ đối với sự tham gia của tư nhân vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề nợ nần. Nhưng vấn đề lại ở chỗ khác. Ở mỗi nước chúng tôi bỏ ra một trăm năm để xếp đặt các cơ quan cho phép vận hành các thị trường tài chính, ở trình độ quốc tế, trong khi đó người ta đã bỏ mặc thị trường tài chính phát triển trogn tình tạng hoàn toàn vô chính phủ. Chúng ta bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ của Bill Gate và Soros, với một thị trường được quan lý như thời Balzac. Phải cấp bách vặn lại cái đồng hồ cho đúng giờ. Đó là mực tiêu của chúng tôi để kiến tạo một hệ thống tài chính mới.[*]* Để hòa nhập vào kinh tế thế giới.các chính phủ - quốc gia có bắt buộc phải chấp nhận một kiểu tổ chức duy nhất. Liệu các dân tộc với những kinh nghiệm khác biệt như InIn-do-nê-xia, Nga hay Brazil có phải chấp nhận những quy tắc quốc tế không thể tránh khỏi? Những giá trị quốc tế đích thực phải như thế nào để tìm được sự nhất trí và tái lập một hệ thống? Đó đích thực là một vấn đề. Tôi cho rằng có ba: tinh thần trách nhiệm, nghĩa hợp quần và tính công dân. Trước hết là tinh thần trách nhiệm.Mỗi nước từ nay phải nhằm vào sự tuyệt hảo trong điều hành kinh tế vĩ mô. Không thể tồn tại quyền được sai lầm. Mỗi nhà lãnh đạo phải chịu trách nhiệm về số phận của dân tộc và của cộng đồng quốc tế. Một bộ trưởng Tài chính Thái Lan mắc phải những điều dại dột sẽ tự động làm rối hệ thống tài chính toàn cầu. Sau đó là tính hợp quần. Ví dụ trong kế hoạch đối nội phải tìm ra được câu trả lời cho cuộc khủng hoảng của nhà nước thiên mệnh , hợp lý hóa nó. Cả tính hợp quấn quốc tế vì, trong một thế giới mà một nước có thể kéo cả thế giới vào một sự sa sút, người ta không thể bỏ mặc sự phát triển của các chỗ đói nghèo. Chúng ta phải huy động trước các phương tiện quan trọng để giúp những nơi nghèo nhất hội nhập vào cộng đồng quốc tế. Cuối cùng là tính công dân. Không nên theo đuổi những chính sách khắt khe ở bình diện quốc gia mà kho6gn có sự nhất trí rộng rãi và sự đồng tình của dư luận công cộng. Trong một bầu trời thống nhất, mỗi diễn viên đều bị mắc vào một mạng lưới quốc tế những quyền lực và tác động tương hỗ. Mỗi một diễn viên phải sống theo tính công dân quốc tế. Sự tương thuộc của các nền kinh tế có phải là cái chết của chủ quyền quốc gia? Đó không phải là điều tôi nói, tính công dân mà tôi nói. Không thể thêm vào cái này sau cái khác, một tính công dân địa phương, khu vực, quốc gia và quốc tế,mà phài hòa hợp tất cả. Như vậy chủ quyền quốc gia không còn như cũ nữa. Chúng ta sẽ giảm chủ quyền (moins souverain) trong chừng mực mà hoạt động của chúng ta ngày nay mang tính chất thế giới hơn. Có một nền kinh tế toàn cầu. Liệu có cần một chính phủ quốc tế như một số người gợi ý? Nếu phải có một chính phủ quốc tế điều đó kho6gn phải cho ngày mai. Theo tôi nghĩ đó là một định chế quốc tế như IMF và ngân hàng thế giới phải nghĩ ra những quyết định vượt ra khỏi những lĩnh vực tài chính nghiêm ngặt và nó liên quan tới đời sống cụ thể của các xã hội.Chính trị phải nắm lại quyền hành của mình, vì vậy tôi hoan nghênh đề nghị của Pháp hằm trả lại nhằm trả lại vai trò chính trị của hội đồng quyền nhiếp của Qũy (tiền tệ quốc tế). Trong thập niên 80 đã có làn sóng tự do cực đoan. Cuộc khủng hoảng liệu có dẫn đến sự trở lại của nhà nước? Qủa thật sau cái một chống lại nhà nước. Người ta thấy sự quay trở lại với lý thuyết ủng hộ (sự kiểm soát) nhà nước. Trong những điều liên quan tới IMF, chúng tôi kho6gn bao giờ thay đổi. “Lý thuyết của tôi bao giờ cũng là lý thuyết của ba bàn tay: bàn tay vô hình của thị trường, bàn tay của công lý (đó là bàn tay của nhà nước) và bàn tay của hợp quần. Ba bàn tay đó phải cùng nhau làm việc. Tôi buộc phải chấp nhận tính hội tụ của những quyền lợi quốc gia và quyền lợi của cộng đồng thế giới trong tổng thể. * * * Quả là ông Camdessus đã đưa ra một số lời khuyên qúy giá, những điều phê phán thẳng thắn, nhưng đáng tiếc không có một lời tự phê phán nào mặc dù những câu hỏi phỏng vấn đã gợi ý sát sạt. Câu 1 hỏi thẳng chuyên IMF là người truyền bá “ chủ nghĩa toàn cầu hóa”. Chẳng những thế mà IMF còn dùng những lời khuyên, có túi tiền đi sau hỗ trợ, để phá những rào cản việc tự do hóa tài chính. (như lời khuyên đã bị bỏ sọt rác từ 1989 trong câu chuyện thứ nhất). Ông Camdessus đã khéo né tránh trả lời thẳng vào câu hỏi bằng cách mô tả cuộc khủng hoảng. Ông ta nói tới cuộc khủng hoảng của hệ thống (tài chính thế giới), nhưng chỉ nêu lên khuyết điểm của các nước bị khủng hoảng mà không nói gì tới cuộc cải cách IMF mà thế giới đang đòi hỏi.Chả lẽ IMF chả có vết nứt nào mà ngừi ta lại đề nghị sát nhập IMF vào WB (Ngân hàng Thế giới), đề nghị soát lại quy chế làm biệc của Qũy này? Câu hỏi về chủ quyền quốc gia có bị giết chết bởi sự tương thuộc kinh tế các nước đã được ông ta trả lời cần phải đổi mới khái niệm chủ quyền quốc gia, cần phải giảm chủ quyền quốc gia. Vì thế ta không lạ việc Thủ Tướng Ma-lay-xia quyết không bán chủ quyền quốc gia để đổi lấy những khoản vay của IMF. Có lẽ IMF không sửa được cái tật phê phán người mà quên tự phê phán. Mọi tội lỗi đều thuộc về các quốc gia bị khủng hoảng tiền tệ. IMF không chịu trách nhiệm đâu.Quy chế của IMF đòi Qũy này phải cho vay kịp tời khi một quốc gia bị bối chi cán cân thanh toán quốc tế, nhưng ông Camdessus đã không làm như vậy mà lại đòi hỏi quyền lực chính trị (!) để làm gì? Chắc là để làm một kiểu chính phủ quốc tế như trong câu hỏi? Hãy cảnh giác với những câu hỏi trả lời phỏng vấn trên để hiểu IMF.