Tâm lý các nhà kinh tế rất buồn lo khi thấy Hội đồng chính sách tiền tệ không đọc kinh tế chính trị học Mác Lênin và kinh tế học hiện đại để cố vấn cho Chính phủ phân biệt rõ lạm phát và suy thóai phải có những giải pháp khác hẳn nhau. Vì vậy tôi đưa bài này lên trang blog mong cải thiện được tình hình này.
|
Chủ tịch Ngân hàng phát triển Châu Á vừa có bài “Việt Nam có thể hạ thấp lạm phát, nếu…” (tháng 2-2008) nhưng chỉ ít lâu sau lại có bài “ Việt Nam nên chấp nhận suy thóai ngắn hạn trong tăng trưởng”(tháng 3-08). Tinh ý sẽ thấy ngay hai lời khuyên có chỗ trái ngược nhau. Có thể là thấy Việt Nam không nghe lời khuyên thứ nhất để lạm phát tiếp tục tăng cao nên ông chủ tịch chuyển sang lời khuyên thứ hai. Hạ thấp lạm phát theo như các nước dùng CPI trừ năng lượng và thực phẩm Việt Nam sẽ có mức lạm phát khỏang 4% như ông chủ tịch đã biết và khuyên, Nhưng để lạm phát, gồm lạm phát tiền giấy và lạm phát giá cả, tiếp tục tăng, ông chủ tịch hiểu là tất yếu nó sẽ giảm tăng trưởng nên có lời khuyên thứ hai.
E rằng hội đồng chính sách tiền tệ không để ý tới lọai lạm phát giá cả nên không tham mưu cho Chính phủ chấp nhận lời khuyên thứ nhất và rơi vào lời khuyên thứ hai: đề nghị Quốc Hội cho giảm mức tăng trưởng, và rời bỏ cách làm của các nước: chống suy thóai bằng các giải pháp nới lỏng tiến tệ để tăng sức mua cho mọi người tiêu dùng, hạ lãi suất để kích thích cho vay phát triển kinh tế. Lọai lạm phát giá cả là nhầm lẫn cũ của Gs. Samuelson khi Gs gọi cơn sốc dầu lửa là lạm phát chi phí đẩy. Do vậy Gs. Samuelson đã không viết gì về phương thuốc cứu chữa lọai lạm phát này. Ngay trong chương “
13 Lạm phát: nguyên nhân và cách cứu chữa” Gs cũng chỉ phân tích
Ai đẩy chi phí lên? [1] Và khi đã viết thủ phạm là họat động của tiền lương, Gs cho rằng công đòan có vai trò “
làm giảm tốc độ tăng của lạm phát”
1. Như vậy là không có phương thuốc như trong những công cụ của chính sách tiền tệ là phương thuốc đặc trị của lạm phát tiền giấy cho Chính phủ kiềm chế lạm phát giá cả.
Trong thực tế chúng ta cũng có thể kiểm nghiệm và thấy ngay thắt chặt tiền tệ, nâng cao lãi suất ở Việt Nam đâu có làm giảm giá dầu trên thị trường quốc tế để chữa cơn sốc dầu lửa từ nguyên nhân của nó. Fed thắt chặt tiền tệ từ 9,42% xuống cỏn 4,86% và nâng lãi suất lên tới 20%/năm không những không hạ được cái gọi là lạm phát chi phí đẩy mà còn dẫn nước Mỹ tới cuộc suy thóai rợn tóc gáy với 25.000 doanh nghiệp phá sản, 10 triệu người thất nghiệp (trên 10% lực lượng lao động)
[2] và sau vài năm là 1000 ngân hàng Tiết kiệm vỡ nợ mà chi phí bảo hiểm tiền gửi lên tới 159 tỷ USD
2b. Tới lần xuất bản thứ 17. Gs. Samuelson mới thay đổi quan điểm và viết rõ là
Chính sách tiền tệ trong cuộc suy thoái 1982
“
Một trong những chính sách kinh tế to lớn và bất ngờ nhất xảy ra ở Mỹ khi Fed quyết định giảm lạm phát thời kỳ 1979-1982. Kết quả là khối tiền tệ cung ứng giảm mạnh…và suy thoái như thập niên 1930. Thất nghiệp hơn 10%”.
[3]
Chính sách kinh tế là sự vận dụng những lý thuyết kinh tế trong các cuốn kinh tế học, trong Kinh tế Chính trị học Mác-Lênin để chọn ra giải pháp thích hợp nhất. E rằng Hội đồng chính sách tiền tệ chưa đọc lại nhưng trang viết về định nghĩa lạm phát và suy thóai nên đã cố vấn sai cho Chính phủ về các giải pháp kiềm chế lạm phát gây sốc cho kinh tế và tạo lỗ hổng cho suy thóai dễ xâm nhập vào Việt Nam nhưng lại không kiến nghị những giải pháp chống suy thóai, nguy hiểm gấp 100 lần lạm phát./.
Cần tìm hiệu kỹ về suy thóai và khủng hỏang kinh tế
Khủng hỏang và suy thóai kinh tế có cùng bản chất nhưng mức độ tác hại khác nhau. Khủng hỏang kinh tế thế giới chu kỳ diễn ra trong 300 năm hình thành chủ nghĩa tư bản có mức sụt giảm tăng trưởng tới –30% như trong cuộc khủng hỏang kinh tế thế giới cuối cùng 1929-1932, nó đẩy lùi mức sản xuất trở lại thời kỳ 10 năm trước đó. Hầu như tòan bộ các ngân hàng đều bị khách hàng tới rút tiền gửi vì sợ ngân hàng mất khả năng chi trả. Sau cuộc khủng hỏang kinh tế thế giới này, chỉ còn suy thóai trong từng nước hay một nhóm nước. Một số sách kinh tế học gọi khủng hỏang kinh tế là đại suy thóai, tôi cho rằng dùng từ như vậy khó định nghĩa thế nào là suy thóai. Mức độ sút giảm sản xuất cao nhất do suy thóai đo được là -5,6% ( lấy từ thống kê Tài chính Quốc tế của IMF)
Có một số sách kinh tế học viết “
suy thóai là một giai đọan trong đó GDP giảm xuống ít nhất trong hai qúy liền”
[1] (Tổng thống Bush hiện đang lấy định nghĩa này làm chuẩn). Nhưng thực tế cho thấy suy thóai mang tính điển hình là GDP tăng trưởng âm kèm theo doanh nghiệp phá sản nhiều và thất nghiệp tăng cao như lời trích dẫn trên của Gs. Samuelson khi Gs thay đổi quan điểm về lạm phát chi phí đẩy.
Như vậy cái mà chúng ta có thể thống nhất là có hai kịch bản cho suy thóai là: kịch bản nhẹ hai qúy liên tiếp GDP giảm và kịch bản nặng GDP âm, phá sản nhiều doanh nghiệp và thất nghiệp cao. Tất nhiên Chính phủ sẽ lựa chọn kịch bản nhẹ. Vấn để là phải phân tích cái gì có thể gây ra suy thóai và giải pháp ngăn chặn cũng như dự kiến trước những giải pháp tháo gỡ khi không ngăn chặn được.
Cái gì có thể gây ra suy thóai?
Theo Gs. Samuelson là chính sách kinh tế và chính sách tiền tệ. Thời kỳ 1979-1982, Fed đã có chính sách kinh tế không đúng do dùng nhầm thuốc chữa lạm phát tiền giấy đem chữa lạm phát chi phí đẩy mà thực hất là cơn sốc dầu lửa. Vì vậy đã không giảm gánh nặng chi phí tăng do sốc dầu lửa lại thắt chắt tín dụng đến mức các doanh nghiệp không được vay đủ tiền để thanh tóan tiền mua nhiên liệu và giải quyết chi phí cao.
E rằng nước ta đã giẫm vào vết xe đổ của Fed cũng dùng thắt chặt tiến tệ và nâng lãi suất 20% để chống cả lạm phát tiền giấy khỏang 5-6% và lạm phát giá cả nhẩy vọt theo giá dầu, theo CPI cũ kỹ không trừ năng lượng và lương thực thực phẩm. Các nước đã trừ năng lượng và lương thực thực phẩm tránh được lạm phát giá cả là cái vỏ ngòai của cơn sốc dầu lửa.
Chống hay chấp nhận suy thóai?
Lời khuyên chấp nhận suy thóai ngăn hạn có thể hiểu theo hai nghĩa: một là cho rằng hưng thịnh suy thóai là chu kỳ kinh doanh bình thường của kinh tế thị trường và hai là có hàm ý khuyên cam chịu như người vợ cam chịu suôi tay trước cảnh bạo lực gia đình.
Tính chất của người cộng sản là bất khuất trước thách thức không cam chịu vì vậy Việt Nam đã tồn tại sau sự kiện Liên Xô tan rã và có một thời kỳ hưng thịnh kéo dài từ khi đổi mới tới nay. Vì vậy tôi nghiêng về phía chống suy thóai. Nhất là suy thóai đòi hỏi những giải pháp khác hẳn với chống lạm phát như phải nới lỏng tiến tệ, hạ lãi suất để tín dụng tăng nhanh, kích thích sản xuât phát triển và tăng sức mua cho dân.
Rất mong sẽ có những cuộc tọa đàm về chống suy thóai./.
[1] Paul A. Samuelson và William Nordhaus, Kinh tế học xuất bàn lần thứ 15, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia năm 1997 trang 348
[2] Frederic S. Mishkin. Ngân hàng, Tiền tệ và Thi trường Tài chính, NXB Khoa Học và Kỹ thuật 1994 trang 29 và 2b trang 332.
[3] Paul A. Samuekson và William Nordhaus, Economics, McGraw-Hill xút bản lần thứ 17, trang 557
Ý kiến của bạn