TÁC GIẢ VŨ NGỌC NHUNG
I. NGUỒN GỐC PHÁT SINH CỦA CUỘC KHỦNG HỎANG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI HIỆN NAY
Cuộc khủng hỏang tái chính thế giới hiện nay bắt nguồn tư việc FED, mà Alan Greenspan chủ tịch suốt 4 nhiệm kỳ tổng thống Mỹ đã không hiểu gì về chứng khóan phái sinh (derative stock) nên đã để cho các Ngân hàng cho vay mua nhà trả chậm được quyền bán những tài sản thế chấp vay mua nhà trả chậm cho các nhân hàng khác trong và ngòai nước lám cho gía trị những ngôi nhá thế chấp từ 30.000 – 40.000 USD xuống còn 500 USD ngòai thị trường. Gia rẻ như vậy nhưng các ngân hàng có lọai tài sản này vẫn cố bán vì thu hồi bao nhiêu được bấy nhiêu. Nước ta không dùng lọai chứng khóan phái sinh đó nên không bị ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc khủng hỏang tín dụng Mỹ. Mỹ cũng đã siết chặt họat động kiếm lời của phố Wall khi Thượng viện Mỹ thông qua dự luật cải tổ tài chính sâu rộng nhất kể từ thập niên 1930 nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008 lặp lại. (Theo Tuổi trẽ 22/5/2010)
II NGUỒN GỐC CUỘC KHỦNG HỎANG TÀI CHÍNH VIỆT NAM
Do khủng hỏang kinh tề học ở Việt Nam diễn ra theo tình trạng không theo định nghỉa về lạm phát tiền giấy của lý luận Mác-Lênin mà theo sai lầm cũ của Gs Paul A. Samuelson về lạm phát chi phí đẩy mà điển hình là định nghiã về lạm phát trên tạp chí Cộng Sản số 2-2008. Câu viết bất hủ của ông Vũ Văn Ninh về định nghĩa lạm phát “Lạm phát được đánh giá bằng cách so sánh giá cả của cùng 1 loại hàng hóa vào hai thời điểm khác nhau, với giả định chất lượng hàng hóa không đổi”. Nghị quyết của TW Đảng Cộng Sản Việt Nam luôn ghi rõ phải dùng lý luận Mác-Lênin để làm cơ sở cho việc xây dựng chính sách của Đảng và nhà nước do vậy định nghĩa này sai ở chổ dùng lý thuyết của trường phái giá cả để định nghĩa lạm phát theo sai lầm cũ của Gs Paul A. Samuelson để định nghĩa “lạm phát xây ra khi gia cả chung tăng lên” thậm chí khi “một lọai hàng tăng lên mà không dùng định nghĩa của Mác là “ lạm phát xẩy ra khi lương tiền lưu thông vượt qua nhu cầu hàng hóa hàng đang lưu thông (Tổng gía cả hàng hóa chia cho số vòng quay của đồng tiêncùng lọaitrong một thời gian nhất định = khối luợng tiền tệ làm chức năng phương tiện lưu thông trích từ cuốn Tư bản Quyển thư nhất, tập I NXB Sự Thật Hà Nội xuất bản năm 1959)
Hiện nay tòan thế giới chỉ lưu thông tiển giây bắt buộc lưu hành nên chi còn lọai lạm phát tiền giấy không có lọai lạm phát giá cả như ông Vũ Văn Ninh viết.
Như vậy nguồn gốc của cuộc khủng hỏang tài chính Việt Nam là do một số nhà quản lý tiền tệ Việt Nam (điển hình là ông Vũ Văn Ninh) dùng định nghĩa lạm phát giá cả theo sai lầm cũ của gs Paul.A. Samuelson để quản lý tiền tệ nên đã làm tỷ lệ lạm phát của Việt Nam nhẩy vọt lên hai chữ số từ năm 2007 như sau:
Năm
|
2000
|
2001
|
2002
|
2003
|
2004
|
2005
|
2006
|
2007
|
2008
|
Bình quân (a)
|
4.34
|
4.05
|
3.36
|
3.64
|
3.55
|
3.61
|
3.51
|
3.84
|
na
|
Nước CN fát triển
|
2.37
|
2.18
|
1.47
|
1.89
|
2.02
|
2.33
|
|
|
|
Việt Nam
|
-0.60%
|
0.80%
|
4%
|
3%
|
9.50%
|
8.40%
|
7.40%
|
12.63%
|
22.97%
|
Nước đang phát triển
|
6.7%
|
6.3%
|
5.6%
|
5.7%
|
5.4%
|
5.1%
|
|
|
|
Cái đáng ngại là các nhà quản lý tiền tệ không theo lý luận Mác-Lênin cũng không so sánh với tỷ lệ lạm phát thấp ở các nước trên thế giới có trong Thống kê Tài chính quốc tế của IMF để thấy ra sư thật đáng buồn là tỷ lệ lạm pháp hai năm 2007 đã gấp 2.84 lần đến 3.36 mức bình quân thế giới (a) và năm 2008 từ 5.29 lần đến 6.83 lần mức bình quân của thế giới.
Từ thực trạng như vậy, nếu không thẳng thắn nhận ra mức khủng hỏang kinh tế học của Việt Nam của một số nhà điều hành tiền tệ chủ chốt của đất nước sẽ không thể nào đưa tỷ lệ lạm phát về một chữ số
Do tỷ lệ lạm phát bao gồm cả lạm phát tiền giấy và lạm phát chi phí đẩy nên CPI phản ảnh một tỷ lệ lạm phát đúp gồm số cộng cà lạm phát tiền giấy và lạm phát giá cả .Lãi suất dương để kiểm chế lạm phát lại không theo đúng công thức đã hướng dẫn trong Kinh tế học là:
“ Lãi suất dương = Lãi suất thực + tỷ lệ lạm phát”
mà năm 1989 ta đã áp dụng thành công với lãi suất thực lá 1% và tỷ lệ lạm phát 8% = 9%/ tháng
Ngân hàng nhà nước đã thả cho cuộc đua lãi suất do các ngân hàng nhỏ phát động hồi cuối năm 2008 để vét tiền gửi của các ngân hàng thương mại lớn lo trả nợ cho 52.000 tỷ vay của kho bạc nhà nước gửi nhầm vào Ngân hàng quốc doanh để hưởng lãi suất cao gấp 3 lần gửi vào NHTW
I KHÔNG THỂ GỠ KHỎI KHỦNG HỎANG TÍN DỤNG NÊU KHÔNG CHỮA KHŨNG HỎANG KINH TẾ HỌC Ở VIỆT NAM
]Việt nam ta không dùng chứng khóan phái sinh để bán tài sản thế chấp mua nhà trả góp mà Mỹ đã dùng nên không bị ảnh hưởng trực tiếp từ Mỹ nhưng tình trạng nước ta có hai NHTW mà Bộ Tài chính là một siêu bộ đã nuốt gọn Ủy ban Chứng khóan nhà nước, bỗng nhiên lại tuyên bố trên báo chí: Bộ Tài chính đã có kế họach cải tổ NHTW.
Tham vọng này lồ lộ đến mức báo thanh niên ngày đã có bài báo đăng tải bức ảnh chụp công văn của NHTW đề nghị Ban Văn hóa tư tưởng TW ngăn chặn giúp việc báo chí đăng tải tin 2 nhân viên ngân hàng thương mại chết ở một khách sạn.
Khủng hỏang tin dụng ở Việt Nam diễn ra là do một số nhà quãn lý tiền tệ chủ chốt đã không dùng định nghĩa lạm phát tiền giấy của Mác , trái lại đã dùng định nghỉa lạm phát chi phí đầy theo sai lầm cũ của Gs Paul A. Samuelson nên chỉ có thể chữa bằng cách dùng định nghĩa lạm phát tiền giấy của Mác thay cho định nghĩa sai lầm về lạm phát chi phí đẩy mà ông Vũ Văn Ninh đã đăng trên tạp chí Cộng sản số 2 /2008. Sai lầm này đã dẫn đến không dùng CPI trừ năng lượng và lương thực thực phẩm (CPI excluđing energy and Foods) mà tất cả các nước Phát triển đã dùng để tránh lạm phát giá cả.
Do trong khủng hỏang kinh tế học ở Việt Nam, đáng lẽ phải đọc câu hỏi của Nữ hòang Elisabeth “Tại sao không ai tiên đóan cuộc khủng hoảng tín dụng hiện nay” với các giáo sư kinh tế trường Đại học London; nhưng không nhà quản lý tiền tệ Việt Nam nào đọc kỹ câu hỏi đó nên không hiểu được nó đã làm người ta ngã ngửa ra là có khối trường phái kinh tế nổi danh là “chính thống” nhưng đã gục ngã chỉ vì một câu hỏi óai oăm của ông Paul Krugman (giải Nobel kinh tế 2008). Ông nói “nhẹ lời nhất thì có thể nói là cực kỳ vô ích, còn thật nặng lời thì phải nói là thật sự có hại !”. Như trường phái Chicago có thuyết “giả thuyết thị trường hiệu quả” Theo “phiên bản mạnh” (cực đoan) của nó thì tất cả những gì mà người đầu tư cần biết đều được phản ảnh trong giá của chứng khoán. Đây là một hệ quả của thuyết “kỳ vọng hợp lý” (rational expectations) khống chế kinh tế học vĩ mô trong gần 30 năm nay. Một hệ luận của thuyết “kỳ vọng hợp lý” là, về lâu về dài, mọi can thiệp của nhà nước vào thị trường đều vô hiệu, hoặc phản tác dụng, nếu không thật sự là có hại. Giá cả trên thị trường là phản ảnh “những giá trị căn bản”. Không thể nào xảy ra những cái gọi là “bong bóng tài sản”. Ông Paul Krugman đã đánh gục giả thuyêt này bằng câu hỏi: nếu mọi thông tin đều “gói trọn” trong giá, thì ai dại gì tìm (mua) thêm thông tin?). Câu hỏi này đã vạch rõ chỗ tự mâu thuẫn của giả thuyết này. Vì không đọc Kinh tế học và hiểu rõ những định nghĩa chính thống của lạm phát nên các nhà quản lý` tiền tệ chủ chốt của ta đã không hiểu nổi những lý thuyết kinh tế thống trị 30 năm nay.
Với thực trạng như vậy phải hiểu rõ khủng hỏang Kinh tế học ở Việt Nam mới có thể đối phó với Khủng hỏang tín dụng hiện đại và những vết lan xa của nó qua Châu Âu và đang gây ra những tình trạng vỡ nợ của Hy Lạp mà Châu Âu đang làm thế giới lo lắng. Cụ thề là các nhà quản lý tiền tệ đã không sử dụng định nghĩa lạm phát tiền giấy của Mác cần đọc lại lý luận Mác-Lê nin và biết rằng tỷ lệ lạm phát cao đến hai chữ số (12,63% , 2007 và 22,97% 2008) là do đã không theo lý luận Mác-Lênin lại đi theo trường phái lạm phát giá cả (price inflation). Người có tấm lòng với đất nước ai cũng phải tự hỏi như vậy TW Đảng sao lại không kỉểm tra trình độ những cán bộ cao cấp được giao phó trách nhiệm quản lý tiền tệ như ông Vũ Văn Ninh để đến nỗi ông ta đọc lý thuyết lạm phát giá cà mà không thấy được những sai lầm ấu trĩ của nó như nói “cứ tăng giá là lạm phát” và viết trên báo là “ một lọai hàng tăng cũng gây lạm phát” nên lạm phát đang ở mức 22,97% mà còn thả nổi giá cả theo giá dầu lửa thế giới.
Giá dầu lửa tăng gấp đôi là do quan hệ cung cầu mà lại hiểu là do lạm phát thì trình độ Kinh tế học quả là thấp kém đến độ không đảm đương được trách nhiệm quãn lý tiền tệ. Tôi nghĩ đã đến lúc thẳng thắn nhìn nhận khuyết điểm này để tránh một tình trạng rõ rệt là nếu lạm phát trở lại thì nước ta sẽ rơi trở lại ngay tình trạng lạm - suy (stagflation) cao với tỷ lệ lạm phát hai chữ số (12,63% - 22,97%) với mức tăng trưởng sút giảm so với trước. Năm 2010 sẽ chứng kiến tính trạng này vào nửa cuối năm.
Nên đề nghi TW Đảng kiểm tra ngay trình độ đảng viên được giao trọng trách quản lý Kinh tế và tiền tệ đất nước. chỉ có việc này mới kéo đất nước tránh xa được khủng hỏang tài chính thế giới mà Gs Paul A. Samuelson đã thay đổi quan điểm trong trong lần tái bản lần thứ 17 năm 2002 cuốn Economic nguyên bản tiếng Anh mà trang 557 đã viết rõ:
Tạm dịch một đọan:
Vì lãi suất tăng tới ngang mức thập niên 1930 nên cú sốc dầu lửa ở Mỹ thời kỳ 1973-1982 đã mang lại tai hại khôn lường ….Thất nghiệp trên 10%....khi chúng ta thấy Fed buông lơi chính sách tiền tệ.
Hy vọng TW Đảng tránh cho nước ta được nguy cơ lạm suy do khủng hỏang kinh tế học mà các nhá quản lý kinh tế và tiền tệ chủ chốt đã không nhận ra vỉ trình độ học vấn yếu kém như vậy./.