Thành phố Hồ Chí Minh ngày 29 tháng 02 năm 2008
Kính gửi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng
Tôi là Vũ Ngọc Nhung, nguyên chủ nhiệm Khoa Tiền tệ Tín dụng trường Đại học Ngân hàng mạo muội trình bầy lên Thủ tướng một việc nhỏ nhưng tác động rất lớn đến việc điều hành lạm phát ở nước ta. Đó là tình hình giá cả ở các nước thấp hơn chứ không phải cao hơn ở nước ta.
Tôi đã hơn 30 năm giảng về tiền tệ nên thường xuyên lấy tình hình lạm phát của các nước qua Thông kê Tài chính Quốc tế để dùng giảng dạy cho sinh viên. Qua đó tôi được biết tình hình lạm phát của các nước thể hiện qua chỉ số giá (CPI) chỉ bằng từ 1/3 – 1/4 của nước ta thể hiện qua bảng số liệu sau.
Tình hình lạm phát ở Mỹ và ở các nước
Năm
|
2001
|
2002
|
2003
|
2004
|
2005
|
2006
|
2007
|
Mỹ
|
1,77
|
1,79
|
1,83
|
1,89
|
1,95
|
2,01
|
2,57
|
Việt Nam
|
0,8%
|
4%
|
3%
|
9,5%
|
8,4%
|
7,4%
|
12,56
|
Trung bình các nước *
|
4,05%
|
3,36%
|
3,64%
|
3,35%
|
3,6%
|
3,51%
|
|
V.N so với Mỹ **
|
45%
|
223%
|
164%
|
502%
|
430%
|
368%
|
489%
|
V.N so với các nước
|
19,7%
|
119%
|
83%
|
283%
|
233%
|
227%
|
|
Như vậy Mỹ giữ vững tỷ lệ lạm phát trên dưới 2% từ năm 2001 tới nay trong khi tỷ lệ lạm phát của Việt Nam nhẩy vọt từ 3% lên 9,5% từ năm 2004 khi cơn sốc dầu lửa bùng phát trên thế giới với mức tăng 200% trong hai năm 2004 – 2005 gấp từ 3,68 lần tới 5,02 lần so với Mỹ. Nhẩy vọt như vậy là vì CPI của ta là số cộng của lạm phát tiền tệ và lạm phát giá cả, còn các nước chỉ phản ảnh có lạm phát tiền tệ đúng với khái niệm lạm phát.
Trong khi đó, mọi giải pháp giảm lạm phát hiện nay của ta đều dựa trên thông tin là mặt bằng giá cả trên thế giới cao gấp bội nước ta. Tôi cứ phân vân mãi có nên báo cáo lên Thủ Tướng chuyện này không thì vừa qua tôi đọc báo thấy hai mẩu tin liên quan:
Một là trong bài báo: “Lạm phát có thể giảm, nếu…” đăng trên Vietnamnet ông Harukiko Haruda Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á có nói câu: “vì sao trong bối cảnh giá nguyên liệu đầu vào gia tăng, các nước trong khu vực vẫn giữ được tỷ lệ lạm phát chỉ bằng ¼ của Việt Nam”.
Hai là trênbáo Nhân dân điện tử có bài “Mỹ, lạm phát đạt mức kỷ lục trong 17 năm qua” trong đó có một câu rất đáng chú ý: “Tuy nhiên, nếu không tính giá xăng dầu và thực phẩm thì giá tiêu dùng trong tháng 12 -2007 tăng 0,2% và cả năm 2007 chỉ tăng 2,4%, thấp hơn so với mức 2,6% trong năm 2006”,
Từ đó tôi tra cứu trên Google mới thấy CPI trừ năng lượng và lương thực thực phẩm (CPI excluding energy and food) là việc điều chỉnh rổ hàng hoá trong CPI để tránh được lạm phát giá cả là cơn sốc dâu lửa nhưng bị nhấm lẫn là lạm phát với tên gọi là lạm phát chi phí đẩy. Vì thế không có phương thuốc nào chữa được lạm phát giá cả, các nước đã khôn ngoan dùng CPI kiểu đó để tránh lạm phát giá cả. Họ hiểu là các công cụ của chính sách tiền tệ như thắt chặt tiền tệ, nâng lãi suất cao hơn tỷ lệ lạm phát không thể nào hạ giá dầu quốc tế tăng lên vì cung < cầu dầu hoả.
FED do dùng thắt chặt tiền tệ và nâng lãi suất lên tới 20%/năm để chữa cơn sốc dầu lửa tăng 4 lần thời kỳ 1973 – 1982 ở Mỹ nên đã đẩy nước Mỹ đến hai cuộc suy thoái rợn tóc gáy với “
số người không có việc làm tăng tới hơn 10 triệu (hơn 10% lực lượng lao động) và 25.000 doanh nghiệp phá sản [1]” và vài năm sau,
1000 Ngân hàng tiết kiệm Mỹ bị vỡ nợ1b.
Tôi e răng Việt Nam ta hiện đang dẫm vào vết xe đổ của FED thời kỳ 1973 – 1982, nên mạo muội trình bày lên Thủ Tướng. Mọi số liệu thống kê trên đều có thể kiểm tra qua Thường trực của IMF ở Việt Nam và qua những trang web của Google hay
http://www.inflationdata.com/inflation/inflation. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Kính chúc Thủ Tướng mạnh khỏe./.
[1] Frederic Mishkin, Tiền tệ, Ngân hàng và Thị Trường Tài chính, NXB Khoa học và Kỹ thuật 1994 trang 29 và 2b trang 332
[1] Frederic Mishkin, Tiền tệ, Ngân hàng và Thị Trường Tài chính, NXB Khoa học và Kỹ thuật 1994 trang 29 và 2b trang 332