Thanh Ngọc
Ngày 22/5/2010.(ngày 21-5 giờ VN), Phố Wall bị lãnh một đòn mạnh khi Thượng viện Mỹ thông qua dự luật cải tổ tài chính sâu rộng nhất kể từ thập niên 1930 nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008 lặp lại.
AFP đưa tin (ngày 21-5 giờ VN), Phố Wall bị lãnh một đòn mạnh khi Thượng viện Mỹ thông qua dự luật cải tổ tài chính sâu rộng nhất kể từ thập niên 1930 nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008 lặp lại.
Theo Reuters, trong dự luật được thượng viện thông qua có đề cập việc thành lập một cơ quan bảo vệ người tiêu dùng trong Cục Dự trữ liên bang (FED), tạo điều kiện cho FED giám sát các công ty tài chính lớn nhất, cho phép chính phủ tịch thu và dễ dàng giải thể các công ty tài chính lớn đang suy sụp để tránh những gói giải cứu tốn kém.
Chính quyền sẽ giám sát thị trường chứng khoán phái sinh phức tạp, tăng cường sự minh bạch bằng cách buộc phần lớn các hợp đồng phải được giao dịch qua bên thứ ba, thay vì chỉ giữa ngân hàng và khách hàng.
Như vậy công cụ chứng khoán phái sinh (derivative) là phần không đáng bị lo ngại đối phó ở Việt Nam.
Điểm khác biệt lớn nhất là phiên bản do thượng viện thông qua buộc các công ty Phố Wall phải tách riêng hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh ra khỏi các bộ phận ngân hàng. Wall Street Journal dẫn lời một số nhà phân tích cho rằng dự luật này có thể sẽ khiến lợi nhuận của các đại gia Phố Wall giảm tới 20%.
Chuyên gia Guy Moszkowski thuộc Ngân hàng Bank of America Merrill Lynch ước tính chứng khoán phái sinh chiếm 50% doanh thu giao dịch ở các hãng tài chính lớn nhất, và dự luật có thể cắt 30-50% doanh thu liên quan đến chứng khoán phái sinh.
Các nhà phân tích Hãng Goldman Sachs ước tính những quy định như hạn chế phí kiểm tra tài khoản, thẻ tín dụng và các hạn chế khác có thể cắt đứt 17% lợi nhuận của các hãng tài chính.
Có điều lạ là khi chính phủ Mỹ tung ra khỏan trợ giúp trên 1000tỷ USD năm 2007 thì tỷ lệ lạm phát ở Mỹ chí có 2.85% trong khi năm trước đó (2006) lên tới 3.23%. Nguyên nhân đuợc cho là do số tiền đó vào tay dân chúng lúc đó ào ạt rút tiền gửi khỏi các ngân hàng, trong khi các ngân hàng này chưa sử dụng số tiền này để cho vay ra.
Như vậy có thể nhận định là: Kỳ này nếu các ngân hàng cho vay ra có thể tỷ lệ lạm phát ở Mỹ tăng vọt lên. Tác dụng kép của việc vừa kiềm chế các Ngân hàng bằng những giải pháp giảm bớt lợi nhuận của họ vừa kiêm sóat họat động của các chứng khóan phái sinh sẽ cải thiện đáng kể tình hình khủng hỏang tài chính của Mỹ.
Tình hình này sẽ cho ta thấy những cách vận dụng mới của quy luật lưu thông tiền tệ có ích cho Việt Nam và thế giới./.