Thanh Ngọc
Nhân tai trong cơn suy thoái toàn cầu hiện nay là do con người bày đặt ra những công cụ tài chính mới được đổi thành cực mới tạo biến chứng khác hẳn cuộc đại suy thoái thế giới 1929-1952. Đó là suy thoái bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng do ông Greenpan chủ tịch FED trong nhiệm kỳ bằng 3 nhiệm kỳ tổng thống đã mù tịt về chứng khoán phái sinh nên đã để cho các khoản vay nhà trả góp thế chấp bằng chính ngôi nhà được vay được nhân bản vô tính thành vô vàn khoản vay mua nhà trả góp của hàng loạt ngân hàng khác do các nhà môi giới có quyền bán không hạn chế theo luật do ông Greenpan tạo ra, cho các ngân hàng khác kể cả các ngân hàng nằm ở các châu lục khác. Cuối cùng các ngân hàng này phải bán tống bán tháo nhà mua trả góp được thế chấp với giá chỉ có 500 USD một ngôi nhà được vay theo giá 40.000 USD – 50.000 USD.
Do đó cơn suy thoái toàn cầu này bắt đầu bằng hàng loạt ngân hàng, có cái tới 125 tuổi, vì người gửi tiền tới rút ồ ạt vì sợ rằng không rút kịp sẽ mất trắng những khoản tiết kiệm gửi cả đời người khi ngân hàng đó tuyên bố phá sản.
Trông người lại ngẫm đến ta, liệu nhân tai trong cơn suy thoái của ta ra sao? Trong trang blog này tôi đã giới thiệu một bộ trưởng siêu bộ đã nuốt ủy ban chứng khoán vào bụng nhưng còn muốn làm ngân hàng trung ương thứ hai của Việt Nam nên đã gửi 52.000 tỷ của kho bạc nhà nước vào các ngân hàng quốc doanh để chén lãi suất cao gấp 3 khi gửi đúng luật vào ngân hàng trung ương. Vì tham lãi suất 3% so với 1% gửi theo đúng chế độ vào ngân hàng trung ương nên vị bộ trưởng này đã tạo những giải pháp gây sốc cho kinh tế, nhất là đẩy hệ thống ngân hàng đến bên bờ vực của tình trạng mất khả năng thanh khoản khiến ngân hàng trung ương vừa bán 23.000 tỷ tín phiếu ngân hàng để thu rút tiền về chống lạm phát đúp đã phải tung ra khoảng 39.000 tỷ để cứu trợ một số ngân hàng mất khả năng thanh khoản khiến Ts Lê Xuân Nghĩa phải trả lời phỏng vấn báo chí là : “Phải bảo vệ bằng được tính thanh khoản của ngân hàng” vào tháng 5-2008.
Vị bộ trưởng siêu bộ Tài chính đó đã có định nghĩa lạm phát xa rời lý luận Mác-Lênin: “Lạm phát được đánh giá bằng cách so sánh giá cả của cùng 1 loại hàng hóa vào hai thời điểm khác nhau, với giả định chất lượng hàng hóa không đổi” trong bài báo đăng trên ta5pchi1 Cộng Sản số 2-2008. Nó sai về chuyên môn vì CPI mà bình thường vẫn là thước đo lạm phát gồm trên 10 nhóm hàng và tới 494 mặt hàng; nó còn ngược lại với định nghĩa lạm phát của Mác viết trong cuốn Tư bản: “lạm phát là tình trạng tiền lưu thông nhiều hơn nhu cầu lưu thông hàng hoá và dịch vụ theo quy luật lưu thông tiền tệ:
Tổng số giá cả hàng hóa . = Khối lượng tiền làm chức năng số vòng quay của những đồng tiền cùng 1 tên gọi phương tiện lưu thông ”
[1]
Như vậy nhân tai ở nước ta là trình độ một số nhà quản lý kinh tế đang ở mức chưa thuộc kinh tế học Mác-Lênin về khái niệm lạm phát khiến có nhiều giải pháp kiềm chế lạm phát gây sốc cho kinh tế. Nuốt Ủy ban chứng khoán vào bộ Tài chính mà vị bộ trưởng đó không hiểu thị trường chứng khoán bị tác động mạnh mẽ nhất bởi lãi suất ngân hàng. Lãi suất ngân hàng tăng cao lập tức mọi người đổ xô sang gửi tiết kiệm ở ngân hàng vì an toàn hơn mà thu nhập lại khá hơn. Mọi việc về thị trường chứng khoán đều do ông Vũ Bằng thứ trưởng kiêm chủ nhiệm Ủy ban chứng khoán lo liệu, trả lời báo chí… Khi lãi suất ngân hàng tăng quá cao do cuộc chạy đua nâng lãi suất của các ngân hàng nhỏ để hút tiền gửi của các ngân hàng lớn lấy tiền trả nợ vay vào 52.000 tỷ tiền gửi kho bạc gửi trái chế độ sang các ngân hàng quốc doanh, Ngân hàng trung ương có đề nghị bộ Tài chính hỗ trợ lãi suất cao cho cho các doanh nghiệp xuất khẩu, ông bộ trưởng đã từ chối và phê phán ngân hàng trung ương là ỷ lại vào bộ Tài chính. Như vậy là ngân hàng trung ương đã thấy trước suy thoái đến gần, còn vị bộ trưởng nói trước quốc hội vể khả năng suy thoái vào tháng 6-2008 nhưng không nghĩ ra cách đối phó. Mãi khi suy thoái bắt đầu bằng hàng lọat doanh nghiệp vừa và nhỏ rên la sắp phá sản, sức mua giảm sút v.v… vị bộ trưởng trên mời chấp nhận bù 4% lãi suất cho một số doanh nghiệp.
Bây giờ mọi người mới rõ là nguyên nhân của các giải pháp “chống lạm phát” gây sốc cho kinh tế là do trình độ hiểu biết về kinh tế bất cập của vị bộ trưởng và mong vị bộ trưởng nhận ra để cứu đất nước khỏi sa vào kịch bản xấu nhất về suy thoái : vừa lạm phát vừa suy thoái mà danh từ chuyên môn là lạm-suy (stagflation, ghép từ stagnation, suy thoái và inflation, lạm phát). Nhưng mong muốn đẹp đẽ này có thể sa vào không tưởng vì nhận có nghĩa là thú nhận khả năng chuyên môn không đủ để giữ cương vị bộ trưởng và con người giữ chức vụ cao thường lo nhất là mất chức. Dù sao tôi cũng mong là có phép tiên để giúp các vị rơi vào trường hợp này có can đảm vượt qua chính mình để Thủ tướng khi nhận khuyết điểm là để Việt Nam lạm phát cao hơn các nước sẽ thấy ra nguyên nhân của khuyết điểm này.
Khi đó Thủ Tướng hiểu ra lạm phát giá cả, sẽ thấy ngay Thứ trưởng bộ Kế họach và Đầu tư kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê đã cung cấp một thước đo lạm phát sai lệch. Ông Tổng cục trưởng cũng sẽ nhận ra khuyết điểm không dùng CPI trừ năng lượng và lương thực thực phẩm như tất cả các nước phát triển và hầu hết các nước đang phát triển và không công bố chỉ số lạm phát cơ bản theo đúng luật Thống kê nên CPI trở thành thước đo lạm phát đúp (vì cộng tỷ lệ lạm phát tiền giấy với tỷ lệ lạm phát giá cả) thực chất là cơn sốc dầu lửa đội lốt lạm phát mà chính Paul A. Samuelson cha đẻ của lọai lạm phát này cũng không viết ra được dòng nào về cách cứu chữa. Lạm phát đúp gây ra liều thuốc gấp đôi mức bình thường làm kinh tế bị sốc.
Sai lầm về xa rời lý luận Mác Lênin sẽ được Ban Chấp hành TW Đảng Cộng Sản Việt Nam nhận ra và chấn chính cũng là mong đợi của mọi người dân./.
[1] Karl Marx, Tư Bản quyển I, phần 1, Nhà xuất bàn Tiến bộ Mát-xcova, và Sự thật Hà nội năm 1988 trang 158
NHÂN TAI LÀM CHO CƠN SUY THOAI Ở NƯỚC TA BIẾN CHỨNG