Báo Tuổi trẻ ngày 8-10-2009 có bài Không phải ai cũng được xử lý báo chí . Cùng ngày và mấy hôm sau liên tiếp có những bài phỏng vấn ông Lê Mạnh Hà, giám đốc Sở Thông Tin Truyền Thông thành phố Hồ Chí Minh, các luật sư Phan Trung Hoài, Lê Đình Phát, ông Phạm bích San, phó tổng thư ký Liên họp các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam,về chủ đề này. Ông Hà khẳng định: “Không nên có nghị định xử phạt báo chí” và các luật sư đều nêu rõ“việc xử phát báo chí là không tôn trọng điều 7 của luật báo chí”, “quy định như vậy là biến thẻ nhà báo thành giấy phép hành nghề báo chí”.
Tất cả đều cho thấy những nhà quản lý báo chí đều muốn bóp nghẹt báo chí bằng những cách hành xử thô bạo như cách chức hay ép phải từ chức với tổng biên tập báo Tuổi trẻ, Thanh niên, Đại đòan kết như có mối căm thù với báo chí.
Tổng biên tập tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, PgsTs Trần Ngọc Đường, Tổng Biên Tập và phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc hội, còn công bố trong một cuộc họp cộng tác viên, không cho đăng một số bài báo nghiên cứu về các trường phái tiền tệ ( cụ thể là về lạm phát gía cả) vì có ý kiền của bộ trường bộ Tài chính không cho đăng (!).
LUẬT CỦA QUỐC HỘI SỐ 29-LCT/HĐNN8 NGÀY 28/12/1989 VỀ BÁO CHÍ sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28 tháng12 năm 1989 đã viết rất rõ ngay trong điều 4 mục 2 như sau: “2- Tiếp xúc, cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí và nhà báo; gửi tin, bài, ảnh và tác phẩm khác cho báo chí mà không chịu sự kiểm duyệt của tổ chức, cá nhân nào và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin ;”
Như vậy luật đã rõ nhưng tại sao có những vị vẫn thích kiểm duyệt và bóp nghẹt báo chí bằng những hình thức khá thô bạo như ép tổng biên tập phải từ chức hay ra quyết định cách chức như với báo Thanh niên, Tuổi Trẻ, Đại Đoàn kết. Kiểm duyệt báo chí có nghĩa là không muốn nghe phản ảnh và góp ý của báo chí về những vấn đề nóng bỏng của đất nước, những khiếm khuyết trong việc điều hành tiền tệ dẫn đến năm 2008 phải đề nghị Quốc Hội hạ thấp chỉ tiêu tăng trưởng từ mức 8,4% năm 2006 xuống còn 5,7%, thực chất là phải chấp nhận suy thoái dù suy thoái toàn cầu lúc đó chưa nổ ra.
Trong điều hành kinh tế đất nước có va vấp là chuyện thường tình vì Kinh tế học có qúa nhiều trường phái và thực chất không ít cuốn Kinh tế học có những sai lầm như trường phái lạm phát gía cả của Gs Paul A. Samuelson. Suy thoái toàn cầu do sai lầm của những cuốn sách kinh tế học viết về những công cụ Tài chính mới đầy sai lầm và do Greenspan, chủ tịch ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ đã không hiểu những nguy hiểm của các công cụ Tài chính mới nên đã cho phép những điều luật về loại chứng khoán phái sinh đem bán lại những tài sản thế chấp để vay mua nhà trả góp cho các ngân hàng khác kể cả ngân hàng nước ngoài. Greenspan như vậy được coi là thủ phạm tạo ra những khoản vay dưới chuẩn làm vỡ nợ nhiều ngân hàng Mỹ và các nước gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Báo chí đã coi ông ta là người nổi danh bỗng biến thành con số 0.
Ta đã có vị tuyên bố thả nổi giá cả theo thị trường Quốc tế (cụ thể theo giá dầu) khi lạm phát của nước ta vọt kên 12,56% năm 2008 trong khi tỷ lệ lạm phát bình quân của thế giới chỉ có từ 3,36% tới 4,35%; của các nước phát triển chỉ có từ 1,48% tới 2,36% như bảng sau:
|
2000
|
2001
|
2002
|
2003
|
2004
|
2005
|
2006
|
2007
|
Bình quân thế giới
|
4.35%
|
4.06%
|
3.36%
|
3.65%
|
3.56%
|
3.63%
|
3.51%
|
n.a.
|
BQ các nước phát triển
|
2.38%
|
2.18%
|
1.48%
|
1.89%
|
2.02%
|
2.33%
|
2.35%
|
n.a.
|
Phóng viên báo chí đã nêu câu hỏi tại sao lạm phát của Việt Nam lại cao hơn các nước như vậy. Thủ Tướng đã phải công nhận thực trạng này nhưng đáng buồn là không giải thích được nguyên nhân vì không thấy được định nghĩa lạm phát theo chủ nghĩa Mác Lênin là chỉ có lạm phát tiền giấy không thể có lạm phát vàng, càng không thể có lạm phát gía cả vì chính tác giả của trường phái này, Gs Paul A. Samuelson, đã thay đổi quan điểm về lạm phát chi phí đẩy và công nhận việc FED dùng các công cụ của chính sách tiền tệ như nâng lãi suất tới 20%/năm và thắt chặt tiền tệ để giải quyết lạm phát chi phí đẩy năm 1979 -1982 đã gây ra lạm suy cho nước Mỹ với 65.000 doanh nghiệp phá sản và tỷ lệ thất nghiệp tới 10%.
Chính trong thực trạng này, Chính phủ càng phải lắng nghe báo chí, lắng nghe các nhà khoa học trong các cuộc hội thảo và tọa đàm về lạm phát. Bản thân tôi cũng thấy ra rằng khi chính các vị có sai lầm về quản lý tiền tệ tự nhận thấy sai lẩm của mình và sửa mới có kết qủa tốt vì vừa giải quyết được những tồn tại chung vừa xóa bỏ được những nhận thức sai lầm và khôi phục lại uy tín bằng niềm tin của nhân dân.
Còn nếu không muốn nhận ra sai lầm xa rời chủ nghĩa Mác Lênin để tự sửa lấy sẽ như đợt thoái trào thứ nhất phải có kỷ luật cách chức như với phó thủ tưởng là nhà thơ và các bộ trưởng cùng chung sai phạm gây ra cuộc lạm phát phi mã 1985-1988. Rất mong thiện ý của tôi sẽ được lắng nghe để đất nước tránh được kịch bản xấu nhất về suy thoái./.