Trang chủ Liên hệ Sách viết Ngân hàng Bài báo Công nghệ Vi tính Bài viết Rao vặt Phim ảnh Thư giãn Đăng nhập
Tin Mới
Tìm bài viết
Bài viết
<December 2024>
SuMoTuWeThFrSa
24252627282930
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930311234
57 - KHÔNG NÊN XA RỜI LÝ LUẬN MÁC – LÊNIN
 
Ngọc Bích
Suy thoái và thiểu phát đã xuất hiện và gây sức ép đòi chúng ta phải tìm ra cách giải quyết kịp thời trước khi nó xẩy ra vì ngăn ngừa tốt hơn hẳn để xẩy ra rồi mới chạy thuốc. Việc này phải kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn.
Suy thoái đã có rất nhiều dấu hiệu biểu lộ nó đã đe doạ ta từ lâu
Thứ nhất là cảnh báo của ông Vũ Quang Việt, nguyên tổ trưởng tổ chuyên gia về thống kê của Liên Hiệp Quốc, về việc Việt Nam đã dẫm vào vết xe đổ của FED (ngân hàng trung ương Mỹ) dùng thặt chặt tiền tệ và nâng lãi suất quá mạnh để giải quyết cơn sốc dầu lửa thời kỳ 1979-1982 nên đã gây cho Mỹ cuộc suy thoái rợn tóc gáy thứ hai làm 25.000 doanh nghiệp Mỹ phá sản, 10 triệu người thất nghiệp (hơn 10% lực lượng lao động) [1]. Cảnh báo sớm từ tháng 3- 2008 giúp ta có thời gian ngăn ngừa nhưng không được chú ý; như vậy thời gian để ngăn ngừa đã trôi qua và bắt đầu xuất hiện dấu hiệu suy thoái.
Hai là từ tháng 6 báo chí đã nói đến các dấu hiệu này cụ thể như:
- Sức mua giảm sút 30-50% trong thực phẩm, 25% trong hàng điện tử, 20% trong ngành thời trang.
- Thị trường chứng khoán từ 927 điểm xuống 332 điểm nhưng ít người để ý đến kinh nghiệm ở các nước là cứ nâng lãi suất ngân hàng lên là chỉ số chứng khoán hạ xuống. Lý thuyết kinh tế học cũng nói nâng lãi suất ngân hàng là làm cho đầu tư vào tiền gửi tiết kiệm có lãi và an toàn hơn đầu tư vào chứng khoán, nên vốn cung ứng cho thị trường chứng khoán giảm sút hẳn. Lãi suất ngân hàng hiện nay đã hạ mạnh tuy còn xa mới là lãi suất chống suy thoái nhưng đã làmVN.index tăng lên là điều chứng minh tính đúng đắn của lý thuyết và kinh nghiệm của các nước.
- gần đây là thông tin của hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) cảnh báo có tới 20% DNVVN có nguy cơ phá sản ngược với thông tin về cơ cấu cho vay của ngân hàng nói rằng chỉ có hơn 6%. Tin về ngành dệt may không xuất hàng sang Mỹ được dù hợp đồng xuất khẩu đã ký vì Mỹ bị suy thoái, bên nhập hàng không dám nhập về nữa nên đã kêu cứu sắp phá sản…
- ngành ngân hàng cũng lo lắng vì cuộc đua nâng lãi suất do các ngân hàng nhỏ phát động đã buộc các ngân hàng lớn phải nâng lãi suất theo dù biết là nguy hiểm; ông Lê Xuân Nghiã, Vụ trưởng Vụ Chiến lược Tiền tệ ngân hàng trung ương đã trả lời phỏng vấn báo chí là "phải bảo vệ bằng được khả năng thanh khoản của ngân hàng" vào tháng 7-2008.
Cuộc đua này được khoán trắng cho ngân hàng trung ương giải quyết. Các ngân hàng lớn đã hy vọng sát nhập các ngân hàng nhỏ này để hoá giải cuộc chạy đua lãi suất nguy hiểm, nhưng đã thất vọng. Kết quả là hiện nay lợi nhuận các ngân hàng giảm mạnh và hiện tượng giá cổ phiếu ngân hàng giảm đồng loạt đã chứng minh là có khả năng Việt Nam sẽ giống Mỹ ở chỗ suy thoái bắt đầu từ ngành ngân hàng. Việc này nhất quyết là phải có gói cứu trợ như Trung Quốc không có khủng hỏang tín dụng về các khoản cho vay dưới chuẩn như Mỹ đã phải có gói cứu trợ tới 586 tỷ USD. Trong một cuộc hội thảo về nguy cơ suy thoái Việt Nam do trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đa số thấy cần tổ chức gói cứu trợ nhưng có một số ý kiến không tán thành. E rằng thái độ bình chân như vại trước nguy cơ suy thoái toàn cầu đã làm cho không nhận ra nguy cơ suy thoái đã xuất hiện ở Việt Nam.
Một nguyên nhân ẩn dấu của nguy cơ suy thoái
Ít người, kể các các nhà kinh tế, thấy ra nguyên nhân ẩn dấu của tình trạng này là do xa rời lý luận Mác-Lênin. Trong một bài báo đăng trên tạp chí Cộng Sản đã có một cán bộ cao cấp đưa ra một khái niệm lạm phát xa lạ với lý luận Mác-Lênin đại ý là: "Lạm phát nẩy sinh khi so sánh giá một loại hàng năm nay với năm trước". Như vậy là đã vô tình bỏ qua định nghĩa của Mác về lạm phát và suy thoái. Mác đã viết chỉ có lạm phát tiền giấy khi khối tiền lưu thông Ms (Money supply) lớn hơn số tiền cần thiết cho lưu thông Md (money demand) theo quy luật khối tiền cần thiết cho lưu thông Md = PQ/V với Md là khối tiền cấn thiết cho lưu thông, P là giá cả chung, Q là khối hàng hoá và dịch vụ đưa ra lưu thông và V là tốc độ lưu thông tiền tệ. Có thể là tác giả đã vô tình theo trường phái lạm phát giá cả với định nghĩa sai lầm : "Cứ giá tăng là lạm phát" như tại cuộc hội thảo về HTXTD năm 1990 có nhà điều hành ngân hàng theo kinh tế thị trường trước năm 1975 đã nhấn mạnh cho vài trăm người tham gia hội thảo là "cứ phồng giá là lạm phát".
Có điều lạ là hầu như không bài báo nào nói về quy luật này trong khi cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã có bài nói chuyện nhắc cán bộ nghiên cứu quy luật này trong lý luận Mác-Lênin khi bước vào giải quyết lạm phát phi mã 1985-1988. Các giải pháp kiềm chế lạm phát được bàn trên báo chí không vận dụng quy luật này để lý giải cơ chế tác động của các giải pháp nên đã có những giải pháp như nâng lãi suất ngân hàng vừa ban hành chỉ ít lâu sau đã có hạn mức cao nhất để chặn cho khỏi nâng lên cao. Sau đó là hạ lãi suất cơ bản như muốn nới lỏng tiền tệ tạo thành những hành động ngược chiều nhau như vừa thu hút tiền về vừa đưa thêm tiền ra lưu thông để có thể là đảm bảo khả năng thanh khoản cho một nhóm ngân hàng nhỏ. Nếu phân tích theo lý luận thì nâng lãi suất theo lãi suất thực dương là để ngân hàng mua tiền gửi theo giá cao hơn mức độ mất giá của tiền giấy để giảm độ mất giá của tiền giấy và thu hút tiền về. Hiểu cơ chế của nâng lãi suất sẽ không có ảo tưởng nâng lãi suất là để hạ giá hàng hoá do cung < cầu như giá thực phẩm khi có dịch bệnh, như khi giá dầu thô lên cao.
Hầu như tất cả những hiện tượng lạ, ngược chiều như vậy không có một bài báo nào phân tích; nó như cắt nghĩa tính ẩn dấu của nguyên nhân này. E rằng nguy cơ tiểm ẩn của suy thoái cũng bắt nguồn từ nguyên nhân này.
Không nên bắt chước Mỹ thay lý thuyết về suy thoái
Tổng thống Mỹ George Bush đã tranh luận với các nhà kinh tế không nên theo lý thuyết nặng nề về suy thoái mà nên thay bằng khái niệm "thực tế hơn" là cứ hai quý liền GDP suy gỉam là suy thoái. Kết quả của điều này đã dẫn đến chủ quan trong nhận định vào 16-7-2008 là " hàng trăm ngân hàng Mỹ có thể phá sản trong vòng 12- 18 tháng nữa". Nhưng giờ đây mới 3-4 tháng mà đã phải dùng tới gói cứu trợ để cứu những ngân hàng trên 100 tuổi cứu City Group mà giá cổ phiếu sụt mất 87%. Việt Nam ta chắc chắn không thể bị vỡ ngân hàng lớn như vậy nhưng cái cần sẵn sàng ngăn ngừa bằng gói cứu trợ là hiện tượng đổ vỡ giây chuyền kiểu domino mà khoán trắng cho ngân hàng trung ương là tuyệt đối không được vì một mình ngân hàng trung ương không làm nổi.
Lý luận Mác Lênin định nghĩa suy thoái đến mức như hiện nay trên thế giới là khủng hỏang kinh tế sản xuất thừa của chủ nghĩa tư bản nhưng có đặc điểm khác thường là bắt đầu tư khủng hỏang tín dụng do các khoản cho vay mua nhà trả góp thế chấp bằng chính ngôi nhà được vay, các nhà tài chính Mỹ đã "sáng tác" ra những công cụ tài chính (news financial instrument) cực mới mà người môi giới có thể bán cho các ngân hàng khác theo kiểu môi giới ăn hoa hồng. Vì tham lam hửơng hoa hồng nên những kẻ môi giới này đã biến ngôi nhà được vay thành tài sản thế chấp cùng lúc cho nhiều ngân hàng. Bong bóng thị trường bất động sản xì hơi đã làm giá bất động sản sụp nhanh chóng không đủ đảm bảo cho các khoản vay đầu tiên nay lại cộng các khoản vay cứ đúp lên. Nên các khoản vay mua nhà trả góp này được gọi là các khoản vay dưới chuẩn. Các ngân hàng có các khoản vay này bán tống bán tháo nhà thế chấp ra thị trường bất động sản càng làm giá giảm thê thảm đẩy người đi vay vào tình trạng bị tịch thu ngôi nhà đang ở và số tiền tiết kiệm ký cóp suốt đời người, tham gia vào mua nhà bị mất theo.
Việt Nam ta không có các khoản vay dưới chuẩn như thế, nhưng lại rơi vào trường hợp lãi suất đua nhau đẩy lên cao khiến người đi vay không thể kinh doanh sinh lời từ khoản vay. Toàn ngành ngân hàng hiện có 50.000 tỷ đồng tiền gửi không cho vay ra được làm lợi nhuận giảm sút lớn. Nguyên nhân cũng là do không nắm vững lý luận về lãi suất dương trong kinh tế học hiện đại. Đáng lẽ lãi suất dương = lãi suất thực + tỷ lệ lạm phát thi nó lại được tính theo lãi suất thực + CPI, mà CPI cũ kỹ hiện nay của các nhà thống kê lại là tỷ lệ lạm phát kép vì nó là số cộng của tỷ lệ lạm phát tiền giấy và lạm phát giá cả.
Các nhà thống kê cũng không chịu đọc một dòng nào trong kinh tế học nói về lạm phát giá cả. Ở đây ta lại trở về nguyên nhân ẩn dấu là xa rời lý luận Mác – Lênin và không đọc Kinh tế học hiện đại về lạm phát và các công cụ của chính sách tiền tệ vốn chỉ là thuốc đặc trị lạm phát tiền giấy. Vì vậy đã không dùng CPI trừ năng lượng và lương thực thực phẩm (CPI excluding energy and foods) mà tất cả các nước phát triển và hầu hết các nương đang phát triển đã dùng để tránh lạm phát giá cả mà lại nhét cả lạm phát giá cả vả lạm phát tiền giấy vào trong CPI. Như vậy là đẩy Việt Nam vào tình huống phải chống cả lạm phát giá cả mà cha đẻ của nó đã không tỉm ra được phương thuốc nào để chữa trị. Nên trong kiềm chế lạm phát đã phải dùng thu rút tiền về và nâng lãi suất là thuốc chuyên trị lạm phát tiền giấy để trị cả lạm phát giá cả, rơi vào vết xe đổ của FED năm 1979-1982.
Cho nên ngăn ngừa suy thoái và chống trả có hiệu quả khi không may nó xẩy ra là cần tổ chức toạ đàm để có thể gắn kết lý luận với thực tiễn khác thường hiện nay trên thế giới, tránh việc dùng nhầm thuốc tai hại./.
 


[1] Frederic S.Mishkin, Tiền tệ,ngân hàng & Thị trường tài chính, nhà xúât bản Kho học & Kỹ thuật 1984, trang 29
390
283222
Germany Contact Bank Technology Hội Viên
Định cư
Restaurant
Vũ Ngọc Trí
Contact
Forum
News
Pearls's Blog
Bank
Reports
Brave's Blog
Technology
Computer
Vũ Ngọc An
Vũ Ngọc Bình
Võ Ngọc Hạnh
Hội thảo
Hỗ trợ
Engineer Vũ Ngọc Dũng
HP: 0903918144
vudzung57@gmail.com
---------
Nếu quý vị thấy website hữu ích. Xin ủng hộ số tiền tùy hỷ gửi vào tài khoản sau:
Ngân hàng: VietinBank
Số tài khoản: 106004126294
Chủ tài khoản: Vũ Ngọc Dũng
Truy vấn
Xin chào Quý Khách !
Đã xem 441705
Đang xem 139
Copyright © 2008 -  Information Technology Bank - Designed by VND