25
-
NHỮNG ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA HAI THỜI KỲ THÓAI TRÀO
NHỮNG ĐIỂM GIỐNG:
1. Cả hai đều do sự thiếu hiểu biết về quy luật lưu thong tiền tệ: Thời kỳ thóai trào do sai lầm về giá-lương-tiền, giáo sư Định Phương đã đảo lộn công thức MV=PQ biểu hiện quy luật lưu thông tiền tệ thành PV=MQ. Mác và Fisher đều viết rất rõ là khối tiền tệ (M) quyết định mức giá cả P do tiền giấy mất giá gây ra: Khối tiền lưu thông (M) càng nhiều so với tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ đưa ra lưu thông (PQ) thì tiền giấy càng mất giá biểu hiện qua P tăng lên. Trên tạp chí Cộng Sản tháng 8-1998, Gs đã viết: “Tiền tăng 4,4 lần Giá tăng 10 lần, giá tăng 10 lần thì tiền phải tăng 10 lần”. Vế đầu đúng với quy luật lưu thông tìên tệ vì trong lạm phát phi mã, giá (P) tăng nhanh hơn tiền vì chịu sức đẩy của cả khối tiền tệ (M) và cả tốc độ lưu thông tiền tệ (V), nhưng vế thứ hai lại sai hòan tòan vì đã nghĩ lầm ngược rằng: P quyết định M. Thực tế cuối năm đó số liệu cho thấy giá đã tăng 18 lần.
2. Thời kỳ thóai trào thứ hai cũng do thiếu hiểu biết về quy luật lưu thông tiền tệ nên đã không biết rằng lạm phát tiền giấy là do vi phạm quy luật lưu thông tiền tệ để cho khối tiền giây lưu thông cao hơn nhu cầu lưu thông hang hóa theo lý luận Mác-Lênin; Lại cộng thêm vịêc ông Vũ Văn Ninh đã theo trường phát lạm phát giá cả đầy sai lầm, định nghĩa lạm phát là “Lạm phát được đánh giá bằng cách so sánh giá cả của cùng 1 loại hàng hóa vào hai thời điểm khác nhau, với giả định chất lượng hàng hóa không đổi””. Như vậy là xa rời lý luận Mác-Lênin về lạm phát là do tiền lưu thông (M) nhiều hơn tổng giá cả hàng hóa đưa ra lưu thông (PQ) theo quy luật lưu thông tiền tệ MV = PQ. Vì thế đã biến kho bạc nhà nước thành ngân hàng trung ương thứ hai, tạo ra những giải pháp kiềm chế lạm phát gây sốc cho kinh tế và tạo lỗ hổng cho suy thóai xâm nhập kinh tế nước ta qua hệ thống ngân hàng như ở Mỹ nhưng không trù tính một gói cứu trợ để đảm bảo thanh khỏan cho các ngân hang bị suy yếu vì những giải pháp gây sốc đó.
NHỮNG ĐIỂM KHÁC
1. Lần thóai trào do sai lầm về Giá – lương – tiền gây ra lạm phát phi mã 1985 – 1988, TW Đảng đã cách chức từ nhà thơ phó thủ tướng phụ trách kinh tế cùng với các bộ trưởng phạm sai lầm, nhưng kỳ này TW Đảng không nhận ra nguyên nhân để lạm phát cao hơn các nước là do bộ trưởng bộ tài chính xa rời lý luận Mác Lênin theo trường phái lạm phát giá cả lấy bù lỗ 27.000 tỷ cho tổng công ty xăng dầu tưởng rằng có thể hạ giá xăng từ thị trường quốc tế để chữa lạm phát giá cả mà chính Gs Paul A. Samuelson, cha đẻ của thuyết lạm phát giá cả cũng không viết được một dòng nào về phương thuốc chữa trị lạm phát giá cả.
2. Lần thóai trào này lại cộng thêm việc bóp nghẹt báo chí trái với luật báo chí của ông Tô Huy Rứa Trưởng ban Văn hóa Tư tưởng TW. Việc này là hiểu sai và lạm dụng khái niệm chuyên chính vô sản, khiến lãnh đạo tự nhiên bị cắt đứt khỏi những góp ý của các nhà khoa học có ý kiến đúng hơn với luồng suy nghĩ của vị bộ trưởng.
Nhận ra những điểm giống và khác nhau giữa hai kỳ thóai trào chắc chắn sẽ gỡ cho nước ta khỏi kịch bản suy thóai xấu nhất sau 20 năm hưng thịnh từ ngày đổi mới; đó là vừa lạm phát vừa suy thoái trái với quy luật thị trường là hễ dùng lạm phát là có thể giảm hay xóa hẳn suy thoái./.
|