Khi đuợc ngân hàng Hà Nội cho đi học lớp tại chức đầu tiên của trường Đai học Kinh tế Hà Nội, tôi hy vọng là tòan bộ những vướng mắc về kinh tế học của tôi trong quá trình công tác sẽ được giải đáp hết nhưng tôi đã thất vọng. Khi học xong tôi được điểu về làm công tác giảng dậy ở trường Trung cao cấp ngân hàng và năm 1976 được điều vào trường Đai học ngân hàng thành phố Hồ chí Minh. Tôi thấy may mắn được tiếp súc với Kinh tế học tư bản chủ nghĩa. Và để làm tốt công tác giảng dạy tôi chỉ còn cách tự học để bổ xung những gì chưa được giải đáp ở trường đại học kinh tế Hà Nội.
Tôi mời các giáo sư đã gìảng ở Đại học Đà Lạt, ở các trường đại học nổi tiềng ở thành phố Hồ Chí Minh về nói chuyện và giảng cho giáo viên ở khoa Tiền tệ Tín dụng mà tôi làm chủ nhiệm, các thầy ở Đà Lạt học ở Pháp về, giảng thiên về học thuyết Keynes, các thầy ở thành phố Hồ chí minh giảng theo Paul A. Samuelson. Tôi nhớ rõ nhất ông phó tổng giám đốc ngân hàng Việt Nam Thương Tín trước 1975, đã đòi trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh cho khỏang 600 sinh viên tham gia hội thảo vể HTXTD trước nguy cơ vỡ nợ 1990. Ông nói như gỉang trước sinh viên “cứ bùng giá là lạm phát”. Trong khi đó tôi giảng khi tiền M lớn hơn hàng Q trong công thức MV = PQ của Fisher hay theo Mác là khi Ms (Money supply) lớn hơn Md (Money demand) mà Mác gọi là số tiền cần cho lưu thông. Tôi viết bài “ Lạm phát giá cả là gì” được đăng trên Tạp chí Cộng sản tháng 8/1991. Không thấy bài báo đáp trả của “trường phái” “cứ bùng giá là lạm phát”
Cách làm của tôi là kiểm nghiệm trong thực tế: thấy năm 1989, ông 3 Châu, tổng giám đốc ngân hàng nhà nước đã đưa ra lãi suất dương 9% tháng và tận dụng được thới cơ mở cửa biên giới để hội nhập khiến hàng nhập tràn ngập và tạo ra hàng dẫy phố đầy ắp hàng hóa thay thế cho các cửa hàng Mậu dịch và HTXMB mà tủ hàng rỗng tuếch. Tôi đã lập biều đồ tiền và giá 12 tháng năm 1989 để giảng cho sinh viên. Các lớp khác sang xin biểu đồ về. Từ biểu đồ đó tôi giải thích được vì sao năm đó tiền phát ra lưu thông tăng 109,5% mà lạm phát lại từ 414% (1988) tụt xuống 34,6%: Chính vì ông 3 Châu đã tận dụng hàng nhập về tăng Q lên để tăng M gấp hơn hai lần (109,5%). Nhờ kiểm nghiệm thực tế như vậy tôi đã làm xong công trình nghiên cứu vể nhầm lẫn cũa của Gs Paul A. Samuelson.
Sau đó, tôi liên tục tham gia 3 cuộc hội thảo về lạm phát tiền tệ và lạm phát giá cả, các ý kiến phản bác đều được trả lời thỏa đáng, không ai bênh vực cho Paul A. Samuelson. Năm 2007, có cuộc hội thảo về 20 năm đổi mới ngành Ngân hàng. Tôi quen với ông Lê Xuân Nghiã là trưởng ban tổ chức cuộc hội thảo nên đề nghị và được ông Nghĩa bố trì cho phát biểu cuối cùng váo khỏang 4 giớ chiều. Khi tôi trình bầy ngắn gọn trong đúng 5 phút được phép, 3 đại biểu phản bác lại. Tôi đề nghị cho trả lời trong 5 phút, nhưng chủ tọa là ông Phùng Hữu Kế, phó thống đốc và bà Dương Thu Hương, phó chủ nhgiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội đã ngăn lại với lý do là sẽ có 1 cuộc hội thảo riêng về các lọai lạm phát mới đáp ứng được đòi hỏi của giới ngân hàng và tôi. Nhưng sau đó chả có cuộc hội thảo nào, tôi mới tỉnh ngộ ra là hai vị đồng chủ tịch không muốn cho tôi phát biểu về chủ đề này.
Thế là tôi lại tự học về các trường phái khác nhau về kinh tế tiền tệ. May sao khi tra cứu Google về Paul A. Samuelson tôi thấy quyển sách Economics của Gs xuất bản lần thứ 17 năm 2002 giới thiệu quan điểm mới mà Gs đã thay đổi về lạm phát chi phí đẩy (cosh push inflation) cuốn đó chỉ còn bán ở các hiệu sách cũ. Họ hàng tôi ở Mỹ đã mua tặng tôi quyển sách đó giúp tôi hòan thành công trình nghiên cứu. Đáng tiếc là các nhà quản lý tiền tệ đã không lắng nghe và hỏi các nhà kinh tế vể các định nghĩa lạm phát để sửa những sai lầm về điều hành lạm phát như để lạm phát cao gấp 5 lần của Mỹ, gấp 3.6 lần so với mức bình quân của thế giới như bảng thống kê sau đây cho thấy:
Năm
|
2003
|
2004
|
2005
|
2006
|
2007
|
2008
|
Bình quân (a) % lạm phát
|
3.64
|
3.55
|
3.61
|
3.51
|
3.84
|
3.85
|
Nước công nghiệp phát triển
|
1.89
|
2.02
|
2.33
|
Việt Nam % lạm phát
|
|
9.50%
|
8.40%
|
7.40%
|
12.63%
|
22.97%
|
Nước đang phát triển
|
5.7%
|
5.4%
|
5.1%
|
So sánh với tỷ lệ lạm phát bình quân của thế giới, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam từ năm 2004 cao gấp từ 2.71 lần (2003) tới 5.96 lần (năm 2008). Nguyên nhân là do các nước đã dùng CPI trừ năng lương và lương thực thực phẩm (CPI excluding energy and foods) để tránh lạm phát chi phí đẩy (cost push inflation) vì chính Gs Paul A.Samuelson, cha đẻ của thuyết lạm phát giá cà (Price inflation) cũng viết rõ là không thể có phương thuốc nào để chữa trị lạm phái chi phí đẩy và khi thay đổi quan điểm vể lạm phát chi phí đẩy trong cuốn Economics tái bản lần thứ 17, giáo sư đã viết rất rõ là FED, cục Dự trữ Tiền tệ Liên bang Mỹ, đã dùng thắt chặt tiền tệ và nâng lãi suất tới 20%/ năm để chữa lạm phát chi phí đẩy, thời kỳ 1973-1982, nên đã đem lại cho nước Mỹ hai cuộc suy thoái rợn tóc gáy mà số liệu thống kê Tài chính của IMF đã ghi lại là lạm phát giảm từ 11,27% xuống 6,16% nhưng mức tăng trưởng kinh tề đã chạm mức -0.23% năm 1980 và tới -1,94% ( năm 1982), tạo ra cuộc lạm-suy (stagflation ghép từ stagnation + inflation) rợn tóc gáy 1979-1982.
Tất cà các nước phát triển đã rút kinh nghiệm dùng CPI excluding energy and foods để tránh lạm phát chi phí đẩy còn ta vẫn “thản nhiên” chống lạm phát chi phí đẩy bằng cách chấp nhận suy thóai khi đề nghị với Quốc hội giảm mức tăng trưởng từ mức 8,7% (1992) đên 9,54% (1995) năm xuống còn 5-6% khi Chính phủ để nghị quốc hội hạ chĩ tiêu tăng trưởng để đánh đổi lấy việc hạ lạm phát từ 2 chữ số (22,97% năm 2008) xuống chữ số. việc này xuất phát từ từ tỷ lệ lạm phát đúp do công cả tỷ lệ lạm tiền giấy theo định nghĩa của lý luận Mác – Lênin với lạm phát giá cả theo sai lầm cũ của trường phái lạm phát giá cả mà Gs Paul A.amuelson đã nhận ra sai lâm trong cuốn Econo mics tái bàn lần thứ 17./.