(trích trong Lý thuyết tiền tệ kiểm chứng qua lịch sử tiền tệ Việt Nam )
Năm 1986, Đại Hội Đảng lần VI khẳng định đường lối đổi mới theo kinh tế thị trường định hướng XHCN. Cựu Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã nêu lên vấn đề: “
Muốn sản xuất và lưu thông hàng hóa phải có một số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông đã được Các Mác nghiên cứu. Cần vận dụng quy luật đó vào tình hình của ta ra sao?”
[1] trong bài nói chuyện tại học viên Nguyễn Ái Quốc.
Lời nói trên của cựu Tổng bí thư đã thể hiện sự trăn trở suy nghĩ của đồng chí từ khi đổi mới theo nghị quyết của Đại Hội Đảng lần VI, với mong muốn chấm dứt lạm phát phi mã đã gây khủng hoảng nhiều mặt cho nển kinh tế - xã hội nước ta.
Tổng giám đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam khi đó là ông Lữ Minh Châu được giao trọng trách ngăn chặn lạm phát phi mã khi bước vào đổi mới, đã vận dụng quy luật lưu thông tiền tệ một cách sáng tạo. Ông đã được học Đại học Tài chính - Ngân hàng ở Liên Xô, qua Pháp làm việc ở ngân hàng Pháp rồi trở về nước hoạt ngầm trong một ngân hàng thương mại ở Sài Gòn để lập chiến công to lớn, chuyển tiền USD miền Bắc chi viện cho miền Nam qua hệ thống ngân hàng ở Hồng Kông và Sài Gòn, đưa nhanh ra vùng giải phóng. Khi trở thành tổng giám đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 1986, ông đã tập hợp số liệu về lượng tiền và hàng hóa lưu thông từ năm 1978 tới 1984. Từ số liệu lịch sử đó ông rút ra được một nhận xét cực mới. Đó là suốt từ năm 1976 tới 1985 khối tiền mắt lưu thông bằng 15 đến 20% lượng hàng hóa dịch vụ đưa ra lưu thông ; trong khi đó từ 1986, nó chỉ còn khoảng 7%. Vậy là thiếu tiền cho lưu thông, nhưng nó đã gây ra lạm phát phi mã ví tốc độ lưu thông tiền tệ (V) đã tăng mạnh do muốn đẩy đồng tiền giấy lạm phát đi khi cầm tiền chưa nóng tay. Điều này chứng tỏ quy luật lưu thông tiền tệ đã trừng phạt những ai đã làm trái nó. Khi trình bày những suy nghĩ này lên trên không ai nghe, ông đã khóc trước cảnh thu mua lúa của nông dân giá đã thấp chỉ bằng 1/10 giá thị trường, lại không có tiến mặt để trả tiền ngay, ép nông dân nhận các phiếu nợ.
Theo nghị quyết của TW Đảng về chuyển ngân hàng sang kinh doanh XHCN, ông đã kiên quyết tách các ngân hàng quốc doanh ra khỏi ngân hàng nhà nước từ tháng 6 -1988, chấm dứt được việc bao cấp toàn bộ nguồn vốn cho các ngân hàng thương mãi quốc doanh đến mức các ngân hàng này không tự mình huy động vốn trong dân để cho vay. Chỉ cần riêng việc ngừng cấp vốn thêm cho các ngân hàng quốc doanh, bưộc họ muốn cho vay thêm bao nhiêu phải tự huy động vốn lấy, đã chuyển hẳn lạm phát phi mã từ giai đoạn hai:
giá tăng nhanh hơn tiền sang giai đoạn một
gía tăng chậm hơn tiền theo đúng lý luận Mác-Lênin về tiền tệ mà không một cuốn Kinh tế học tư bản chủ nghĩa nào đưa vào phần tiền tệ. Việc ngưng bao cấp vốn bằng lạm phát này đã đưa lại thành tựu đầu tiên về chống lạm phát phi mã là chỉ số giá cả 6 tháng cuối năm chỉ còm 2,27% so với 20,8% 6 tháng đấu năm
[2]
Trong 6 tháng đầu năm có 5 tháng giá tăng nhanh hơn tiền: sang 6 tháng cuối năm giá tăng chậm hơn tiền, tuần tự như sau:
Tháng
|
Giá
|
Tiền
|
% tiền /giá
|
1
|
13.2
|
23
|
57.4%
|
2
|
22
|
12.5
|
176.0%
|
3
|
23.2
|
12.9
|
179.8%
|
4
|
24.4
|
24.3
|
100.4%
|
5
|
26
|
9
|
288.9%
|
6
|
16
|
15
|
106.7%
|
|
20.8
|
16.12
|
151.5%
|
7
|
9
|
13
|
69.2%
|
8
|
11
|
12.2
|
90.2%
|
9
|
7.4
|
11
|
67.3%
|
10
|
6.2
|
7.8
|
79.5%
|
11
|
7
|
15
|
46.7%
|
12
|
3
|
17
|
17.6%
|
|
7.27
|
12.67
|
61.7%
|
|
Một số giáo trình về tiền tệ và ngân hàng ở một số trường Đại học đã hoàn toàn không liên hệ với nhựng bước đi để chống lạm phát phi mã cò hiểu quả trong hai năm 1988 &1989.
Như vậy không thể giảng cho sinh viên lạm phát do đâu mà xẩy ra và biện pháp chấm dứt như thế nào.
Những biến động về tiền và gia rất đặc trưng của thời kỳ 1988 – 1990 đã bị bỏ quên, vậy làm sao giáo dục cho sinh viên phương pháp nghiên cứu từ những số liệu khác lạ trong thực tế về tiền tệ.
Trong giảng dạy về lý luận tiền tệ hiện nay ở một số trường đại học. luận điểm tuyệt vời
|
này của Mác đã không được trình bầy đi sâu vào để sinh viên hiểu rõ, mà chỉ rập khuôn theo trường phái “lạm phát gía cả” với định nghĩa: “ lạm phát xẩy ra khi mức giá cả chung tăng lên” . Trương phái này cho rằng lạm phát xẩy ra khi tổng cung và tổng cầu mất cân bằng. Rõ ràng là người ta đã không kiểm nghiệm trong thực tế luận thuyết này vì tổng cung và tổng cầu không thể cân bằng lại bằng các công cụ của chính sách tiền tệ như lãi suất như tỷ lệ dự trữ bắt buộc… Với việc rập khuôn như trên không thể chứng minh cho sinh viên thấy rõ nguyên nhân của lạm phát phi mã xẩy ra năm 1985 là do sai lầm về Giá - Lương - Tiền. Khi đưa gía cung cấp ngang với giá thị trường để thực thị chính sách một giá, các nhà điều hành tiền tệ khi đó đã tưởng rằng giá tăng 10 lần thì tiền cũng có thể tăng 10 lần, như Gs Định Phương đã viết “ tiền tăng 4,4 lần giá tăng 10 lần, giá tăng 10 lần thì tiền phải tăng 10 lần” trên Tạp chí Cộng Sản. Như vậy là đã đảo ngược quy luật lưu thông tiền tệ từ MV = PQ thành MP = VQ..
Theo luận thuyết “lạm phát gía cả” là đã không kiểm nghiệm trong thực tế để thấy rõ hơn nguyên nhân của lạm phát phi mã xẩy ra năm 1985 là do lượng tiền lưu thông tăng đột biến theo “ mặt bằng giá mới” bị hiểu sai là tăng lên 10 lần và lạm phát đã được chế ngự khi xử lý theo đúng quy luật lưu thông tiền tệ và chữa được đúng nuyên nhân gây ra lạm phát phi mã là tình trạng bao cấp vốn cho toàn hệ thống ngân hàng thương mại với luận điểm sai lầm là : “khi phát hành tiến tín dụng ( giấy bạc ngân hàng thay cho tiền tài chinh) thì tiền phát ra lưu thông sẽ quay về nơi phát hành và không gây ra lạm phát (?!). Năn 1988 tổng cung và tổng cầu không thể thay đổi trong nửa năm, chứng tỏ lý thuyết về lạm phát của trường phái “lạm phát gía cả” là còn có nhiều nghi vấn khoa học, chỉ vì không liên hệ với thực tế như khoa học tự nhiên, đem tất cả các định luật hóa học, vật lý vào phòng thí nghiệm để kiểm tra và hoàn thiện.
Tứ thắng lợi kéo chỉ số giá cả còn 1/3 (7,27%) nửa cuối năm 1988, ông 3 Châu đã trình bày lên Chủ tịch Hội Đồng Bộ trưởng ( nay là Thủ Tướng Chính phủ), cần đưa thêm tiền vào lưu thông với điều kiện phải nâng lãi suất lên cao hơn tỷ lệ lạm phát theo công thức:
Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - tỷ lệ lạm phát
Trong phương án cụ thể ông đã đua ra múc lãi suất danh nghĩa là 9%/ thàng với lãi suất thực là 1% công với tỷ lệ lạm phát là 8%
Nhưng vì có y kiến phải lướt trên ngọn sóng, chọn mức lãi suất 14%/tháng cho tác động chống lạm phát phi mã của lãi suất mạnh hơn nên lãi suất được công bố lá 12%/tháng trong lúc tỷ lệ lạm phát ngay đầu năm 1989 đã chỉ còn 3%
[3]. Có một câu chuyên vui là tác giả những bài báo phê phán lãi suất cực cao đấu năm 1989 đã bị ông Vụ phó Vụ phát hành mắng thẳng thừng: “
Thằng nào gàn dở đi viết báo cần hạ lãi suất trong lúc người ta phải nâng lãi suất suất lên để chống lạm phát”. Tác giả đã đến thẳng bàn của ông Vụ Phó hỏi phải nâng lãi suất là vì sao? Ông Vu phó đem công thức tính lãi suất thực ở trên để giảng giải. Tác giả đã nói “
chúng tôi đã giảng công thức lãi suất thực này từ năm 1984” và hỏi ông có biết chỉ số giá hiện nay chỉ còn 3%/tháng và tháng 5 đã là số âm không? Ông Vụ phó ậm ờ không biết. Cái hay là hai người sau trở nên thân nhau.
Vì đã phát hiện được sự cần thiết phải tăng tiền cho cho phù hợp với lưu thông hàng hóa nên tuy năm đó Quốc Hội đã phê chuẩn mức bội chi tiền mặt 600 tỷ cho cả năm nhưng ông 3 Châu trong dịp Tết năm đó đã mạnh dạn xuất kho phát hành tới 300 tỷ để có tiền trả lương thưởng Tết cho công nhân, cán bộ. Mặc dù đã được ông Trần Phương, phó chủ tịch HĐBT cho phép bằng văn bản Tổng giám đốc ngân hàng nhà nước được phép sử dụng 25% trong tổng số tiền lưu thông để điều hòa lưu thông tiền tệ theo thời vụ khi nông dân được mùa tăng PQ và rút tiền về khi giáp hạt, Ông 3 Châu vẫn bị phê phán là vung tay quá trán: mới 3 tháng đã dùng hết ½ chỉ tiêu bội chi được duyệt cho cả năm và bị tước quyền xuất kho phát hành để trao lại cho Chủ tịch HĐBT. Đến cuối năm tổng số tiền phát hành thêm là 2.547 tỷ đồng gấp 4,2 lần chỉ tiêu 600 tỷ duyệt từ đầu năm, chúng tỏ sự tính toán mạnh dạn đưa thêm ra lưu thông là đúng đắn.
Năm đó TW mở cửa biên giới cho hàng hóa thông thương, nên hàng nhập về tràn ngập lưu thông, tạo ra hàng dẫy phố đầy ắp hàng hóa mọc ra như nầm sau cơn mưa. Trước đó các tủ hàng của MDQD và HTXMB đều rỗng không và phải xếp hàng dài để mua hàng. Theo quy luật lưu thông tiền tệ Md = PQ/V, hàng hóa và dịch vụ Q tăng thì M có thể tăng theo, nên đến giữa năm, đã nẩy sinh ra nhiều cách đưa tiền ra lưu thông độc đáo. Ông Thúy, khi đó là trưởng phòng của Cục Ngoại Hối, đã thấy tình hình khó khăn của tỉnh An Giang, nông dân được mùa lớn ngân hàng không có tiền để cho vay thu mua thóc xuất khẩu , làm giá thóc sụt từ 800 đ một kilô xuống 700đ, nên đã làm thủ tục cho tỉnh này vay 1 triệu USD để nhập hàng bán lấy tiền thu mua thóc. Khi đó chưa ai nghĩ ra đó là làm đúng theo quy luật lưu thông tiền tệ mà chỉ là liều minh giải quyết khó khăn cho nông dân khi chưa có văn bản về việc này, theo đề nghị của tỉnh An Giang. Thật là cách đưa tiền ta lưu thông qua cho vay đôla để cho đủ số tiền thu mua 2 triệu tấn gạo xuất khẩu, làm nên kỳ tích Việt Nam xếp thứ 3 thế giới về xuất khẩu gạo, là độc đáo chỉ có ở Việt Nam. Vì vậy thế giới đã ca ngợi “
Việt Nam có thành tựu tiền tệ đáng khâm phục”
[4]. Tổng số tiền phát hành thêm năm đó lên tới 2547 tỷ đồng, mà lạm phát lại được kéo từ từ 589% và 411% các năm trước xuống còn 34,6%. Tất cả đều đúng như ông 3 Châu tính toán. Điều nay cho thấy khi nắm vững quy luật lưu thông tiền tệ, con người có thể nhìn thấy tương lại và vạch ra đúng con đường để đạt được thành tựu tuyệt với như vậy.
Khi tạp chí Nghiên cứu Kinh tế tháng 6-1990, đăng bài “
Tìm hiểu và vận dụng Quy luật lưu thông tiền tệ của Mác” có mô tả tình hình chấm dứt lạm phát phi mã năm 1989, Ông Vũ Quang Việt là Việt kiều Mỹ, khi đó là Vụ trường Vụ Tài khoản quốc gia thuộc Cục Thống kê của Liên Hiệp Quốc, có góp ý với tác giả là hàng nhập khẩu không thể làm PQ tăng lên gấp đôi vì phải có hàng xuất khẩu mới thu đôla về cho nhập khẩu được. Qủa là không có những luận điểm tài tình của Mác về tiền tệ làm chức năng phương tiện tích lũy rút ra khỏi lưu thông với câu viết hình tượng là: ”
Những kho chứa tiền tích trữ vừa làm kênh tiêu thủy và kênh dẫn thủy cho những con kênh lưu thông không khi nào bị tràn cả”
[5], tác giả sẽ không thể nào trả lời rõ ràng với ông V.Q.Việt là thương nhân Việt Nam khi đó đã mua vét kho vàng tích trữ trong dân trong suốt 4 năm lạm phát phi mã để đem qua biên giới nhập hàng về. Ngân hàng thương mại cũng cho thương nhân vay tiền mua vàng để đem qua biên giới nhập hàng về. Kho vàng tích trữ đó đã thay đôla từ xuất khẩu tạo ra, khiến hàng nhập khẩu có thể làm tăng Q, tổng khối hàng hóa và dịch vụ lưu thông.
Luận điểm này của Mác đã bác bỏ hoàn toàn chuyện có lạm phát vàng của một số nhà Kinh tế học cổ điển cho rằng giá cả chung của một nước tăng lên khi tổng lượng vàng trong nước tăng lên. Thực tế ờ các nước dùng chế độ bản vị vàng đầy đủ (nghĩa là cho đổi tự do giấy bạc ngân hàng ra tiền đúc bằng vàng) cũng chứng tỏ rằng khi khối lượng giấy bạc ngân hàng nhiều quá khối tiền cần thiết cho lưu thông và có khả năng bị mất giá, lập tức người có giấy bạc ngân hàng sẽ đổi lấy tiền vàng, có tác dụng giảm khối giấy bạc lưu thông và ngăn không cho lạm phát. Ngược lại khi giấy bạc ngân hàng không đủ cho nhu cầu lưu thông hàng hóa, người ta sẽ đem vàng thoi, vàng nén có khi cả vàng tư trang đúc ra thành tiền vàng mà nhiều nước có chế độ Sở đúc tiền của nhà nước miễn phí cho việc đúc vàng thành tiền.
Với luận điểm trên của Mác, tác giả bài báo đã diễn giải cho ông V.A.Việt là năm 1989, nhà buôn mua vàng tích trữ của dân, vốn nằm ngoài lưu thông, đem ra nước ngoài nhập hàng về ngay khi mở cửa biên giới, nên gần như toàn bộ hàng nhập về đã làm tăng tổng Q, trị giá hàng hoa và dịch vụ lưu thông lên gấp đôi, kéo theo Md (Money demand), khối tiền cần cho lưu thông, tăng gấp đôi. Ms ( Money supply), khối tiền thực sự lưu thông, bằng 262% so với năm 1988, chỉ làm đồng tiền mất giá có 34,6%, tương tự theo công thức tiền giấy mất giá của Mác là:
Mức mất giá của tiền giấy = Md / Ms
Tính cụ thể là : 200% / 262% = 76%
Cho hay nắm vững quy luật lưu thông tiền tệ là chiếc chìa khóa vàng để chấm dứt lạm phát phi mã. Việt Nam chấm dứt lạm phát phi mã thành công đã góp phần làm cho lạm phát phi mã đã không còn là căn bệnh nan y của thế giới. Dẫn chứng là thập niên 1970 có 17 nước bị lạm phát phi mã, sau năm 1994 chỉ còn 4 nước lạm phát phi mã nhưng giảm nhanh từ mức hàng ngàn phần trăm xuống mức ba rồi hai con số./.
[1] Báo Nhân Dân 3-10-1989
[2] Bài báo “ TÌM HIỂU VẬN DỤNG QUY LUẬT LƯU THÔNG TIỀN TỆ CỦA MÁC” trên Tạp chí Nghiên Cứu Kinh tế tháng 6-1990 của Vũ Ngọc Nhung
[3] Xem biểu đồ “Giá và tiến 1998” trong bài “ TÌM HIỂU VẬN DỤNG QUY LUẬT LƯU THÔNG TIỀN TỆ CỦA MÁC” đã dẫn trên, ớ chú thích 2.
[4] Trong cuốn Việt Nam quá độ sang kinh tế thị trường Ngân hàng thế giới xuất bản tháng 9-1993 , trang vi và cuốn Việt Nam cải cách kinh tế theo hướng rồng bay, Viện phát triển kinh tế Quốc tế Havard, NXB Chính trị Quốc giá 1994, trang 35
[5] Các Mác, TƯ BẢN, Phê phán kinh tế chính trị, NXB Sự thật Hà Nội năm 1959, trang 183