| Su | Mo | Tu | We | Th | Fr | Sa |
---|
24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 1 | 2 | 3 | 4 |
|
26
-
NHỮNG DẤU HỎI TRONG CHIẾN TRANH TIỀN TỆ
Đọc Chiến tranh TIỀN TỆ đến chương cuối (Chương 10) tôi cảm thấy Song Hongbing bộc lộ những dự tính cực lớn cho tương lai của Trung Quốc. Những dấu hỏi nẩy sinh, đem bàn bạc trên blog chắc sẽ lý thú.
Dấu hỏi thứ nhất: Những dự tính đó là của riêng Song Hongbing hay là của Trung Quốc
Mục đầu tiên chương này là MƯU CHUYỆN LÂU DÀI bàn về hưng thịnh của một quốc gia gắn chặt với sự vững mạnh của tiền tệ với dẫn chứng là “năm 1914, khi ngân hàng Anh tuyên bố đình chỉ việc hoán đổi của đồng Bảng Anh thì sự hùng mạnh của đế quốc Anh đã một đi không trở lại” và “Năm 1971, khi Nixon đơn phương đóng cửa thị trường vàng thì thời hoàng kim của Hoa Kỳ chỉ là hoài niệm” (trang 432).
Những mục tiếp theo: TIỀN TỆ: THƯỚC ĐO CỦA KINH TẾ THẾ GIỚI, KHỐÍ MỠ CÔNG NỢ VÀ GDP GIẢM BÉO với những câu như: “ Một chứng bệnh khác do khối mỡ công nợ tạo nên chính là lượng mỡ cao trong máu của nền kinh tế” (trang 443) hay:
“ Khi Trung Quốc mở cửa hoàn toàn lĩnh vực tài chính cần phải nhận thức rõ ưu thế và điểm yếu của chế độ tài chính phương Tây đồng thời phải tỏ ra cởi mở, phải có dũng khí và mưu trí sáng tạo ra cái mới một cách hiệu quả”
“Thông thường, những quốc gia quật khởi trong lịch sử đều có những cống hiến mang tính khai sáng đối với sự phát triển của xã hội loài người. Trung Quốc đang ở trên ‘bước ngoặt chiến lược’ đặc biệt này”(trang 446).
Hai câu sau biểu lộ tham vọng của Trung Quốc, qua diễn đạt của Song Hongbing, muốn nắm lấy lĩnh vực tài chính thế giới để khai sáng xã hội loài người. Song Hongbing cho rằng: “chúng ta (Trung Quốc) phải từng bước xây dựng một hệ thống thước đo tiền tệ ổn định dùng vàng và bạc làm điểm tựa”. Câu này thật khó hiểu vì dùng vàng và bạc làm điểm tựa là như thế nào? là khôi phục lại chế độ bản vị vàng và bạc đã bị sụp đổ sau thế chiến thứ hai hay dùng lại chế độ vàng giấy (SDR) khi chế độ tiền tệ Bretton Woods bị sụp đổ?
Muốn mưu chuyện lâu dài như thế tất phải lo cách làm như thế nào, Song Hongbing đã luận bàn trong các mục sau:
Các mục: NGÀNH TÀI CHÍNH, “KHÔNG QUÂN CHIẾN LƯỢC” CỦA TRUNG QUỐC TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ (t447) CHIẾN LƯỢC CỦA TƯƠNG LAI : “XÂY TƯỜNG CAO, TÍCH LƯƠNG THẢO, HOÃN XƯNG VƯƠNG (t454) đầy những cụm từ lạ lẫm có tính phòng ngự như “Xây tường cao” nghĩa là “ xây dựng một hệ thống phòng ngự kép đối với cơn đại hồng thủy tài chính từ ngoài tràn vào và cơn hỏa hoạn tài chính từ trong phát ra”, “chúng ta (Trung Quốc) phải từng bước xây dựng một hệ thống thước đo tiền tệ ổn định dùng vàng và bạc làm điểm tựa”(t.446)“tích lương thảo” lại kèm thêm “nâng cao lượng dự trữ vàng và bạc” (t.457) để lộ rõ ý đồ trong mục CON ĐƯỜNG TRỞ THÀNH NGUỒN TIỀN TỆ DỰ TRỮ CỦA THẾ GIỚI (t459) làm nẩy sinh dấu hỏi thứ hai dành cho Song Hongbing
Dấu hỏi thứ hai: Phải chăng có nhầm lẫn giữa vàng và chế độ bản vị vàng
Tôi e rằng có sự nhầm lẫn của Song Hongbing không thấy rằng sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng là điều tất yếu của nền tiền tệ thế giới khi mà tất cả các nước không có đủ vàng để duy trì chế độ bản vị vàng đầy đủ nghĩa là đổi tiền vàng cho người cầm giấy bạc ngân hàng nên tất nhiên phải chuyển sang chế độ bản vị vàng không đầy đủ (mà nhiều người gọi là chế bản vị vàng què quặt vì chỉ đổi cho những người giầu có, như ở Anh năm 1925, nhà nước quy định phải có ít nhất 1700 bảng Anh mới được đổi một thoi vàng nặng 400 ounce tương đương 12,44 kg vàng. Năm 1928, Pháp quy định phải có tối thiểu 215.000 Fr mới đổi được một thoi vàng nặng 450 ounce. Nhiều nước không có đủ vàng dự trữ thì thực hiện chế độ bản vị vàng hối đoái thông qua một đồng tiền chủ chốt như Bảng Anh. Chế độ tiền tệ Bretton Woods là chế độ bản vị vàng hối đoái cho tất cả các nước tư bản được thương lượng giữa Anh và Mỹ khi soạn thảo. J.M.Keynes khi đó đại diện cho nước Anh muốn có một đồng tiền quốc tế với tên gọi là Bancor nhưng Mỹ đã tuyên bố với quan điểm như vậy nước Anh sẽ không nhận được một xu viện trợ nào từ Mỹ nên Keynes vì quyền lợi đất nước, phải từ bỏ quan điểm riêng và chấp nhận đồng USD thay đồng Bảng Anh để trở thành đồng tiền bá chủ sau thế chiến thứ 2.
Quên những khái niệm cơ bản về kinh tế tiền tệ mà Song Hongbing dám mách nước cho Trung Quốc những điều ở trang 449 như sau: “ Vì vậy, chừng nào đồng tiền của Trung Quốc trở thành đồng tiền dự trữ của thế giới, chừng đó quốc gia này mới có hy vọng được trở thành thành viên tham gia vào việc định giá tài chính trên thế giới.” (tôi gạch dưới khái niệm mơ hồ này để tiện bàn bạc tiếp theo). Các bạn chắc cũng muốn hỏi “định giá tài chính” là gì? Song Hongbing đã trả lời từ trang 448 như sau: “ Ai khống chế được lưu thông tiền tệ, kẻ đó có thề quyết định sự hưng thịnh suy vong cửa bất cứ doanh nghiệp nào”.
“ Nếu như cần công ty mỏ sắt của Úc giảm giá, chỉ cần một cú điện thoại là các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế đang lũng đoạn quyền phát hành đô-la Mỹ có thể ung dung: Công ty có cần đến nguồn tài chính nữa hay không? Nếu như không đáp ứng được yêu cầu, công ty này có nguy cơ bị dồn vào bước đường cùng trên thị trường tài chính quốc tế . Giá cổ phiếu của họ có thể bị khống chế trên thị trường chứng khoán, cho đến khi công ty này bị “qụy” hẳn mới thôi.”
Giấc mộng lũng đoạn thị trường chứng khoán đến mức có thể trừng trị một công ty cụ thể quả là lạ lùng và không tưởng. Có lẽ vì thế mà ở trang 453, Song Hongbing đã viết “Nếu muốn tránh khỏi nguy cơ thất bại toàn diện này, Trung Quốc chỉ có một lựa chọn duy nhất: ‘anh đánh theo cách đánh của anh, tôi đánh theo cách đánh của tôi’,và quyết định không đánh theo cách mà đối phương hoạch định”
“ Đây là một cuộc chiến tranh tiền tệ chỉ có hai con đường hoặc thất bại hoặc chiến thắng. Nếu không bị ‘đế quốc La Mã mới’ chinh phục trong cuộc chiến này thì trong qúa trình đập tan đối thủ, Trung Quốc sẽ xây dựng một trật tự mới về tiền tệ trên thế giới”
Từ những trích dẫn lời của Song Hongbing trên, tôi thấy Song Hongbing đã có những nhầm lẫn sau:
Một là: nhầm lẫn giữa vàng và chế độ bản vị vàng
Vàng là một loại hàng hóa-tiền tệ được lựa chọn trong vô vàn hàng hóa-tiền tệ khác như gạo, da thuộc, con cừu v.v… đóng vai trò vật ngang giá chung, còn chế độ bản vị vàng dùng vàng làm tiền tệ kèm theo giấy bạc ngân hàng được đổi ra tiền vàng. Vì thế giấy bạc ngân hàng được in rõ câu: “trả ngay cho người cầm giấy bạc này bằng hiện kim” (payable en espèce à vue au porteur, to be paid on demand to bearer). Khi kho vàng dự trữ không đủ, ngân hàng phát hành phải chuyển sang chế độ bản vị vàng thoi như đã nói ở đoạn đầu dấu hỏi thứ hai trên đây. Cho nên Song Hongbing viết “Năm 1971, khi Nixon đơn phương đóng cửa thị trường vàng thì thời hoàng kim của Hoa Kỳ chỉ là hoài niệm” là không đúng thực tế lịch sử vì khi đó Nixon rơi vào cái thế không giữ được cam kết đổi vàng thoi cho ngân hàng trung ương các nước (chứ không phải cho người cầm giấy bạc ngân hàng) với giá 35 USD/troy ounce. Trước đó, Mỹ đã bị chẩy máu vàng khi các nước thành viên không chịu nổi việc áp đặt tỷ giá cố định ± 1% của các đồng tiền các nước với đồng đô-la giấy, buộc các nước cứ phải phát hành nội tệ để mua USD khi giá USD tụt xuống quá 1% để kéo giá USD lên. Bất bình về cách đối sử, các nước tung lượng USD phải mua vào để mua vàng nên đã đẩy giá vàng lên 800USD/troy ounce. Mỹ “chơi cha” với các nước thành viên của chế độ tiền tệ Bretton Woods như vậy nên bị trừng phát lại đến nỗi chẩy máu vàng không giữ nổi vị trí đồng tiền bá chủ sau thế chiến II.
Dự trữ vàng của Mỹ chỉ đủ dùng trong nước nên Nixon phải công bố bỏ việc đổi USD cho ngân hàng trung ương các nước theo giá 35 USD/troy ounce. Chế độ tiền tệ Bretton Woods sụp đổ mặc dù đã có đồng SDR (Special Drawing Right) mà một số báo đã nhạo báng là chế độ chế độ bản vị vàng giấy. Sau đó GDP của Mỹ vẫn tăng trưởng khá nhanh như thập kỷ 1960. 3 năm
có GDP âm là do bị cơn sốc dầu lửa mà Fed tưởng lầm là lạm phát chi phí đẩy theo nhấm lẫn của GS Paul A. Samuelson nên đã dùng phương thuốc chuyên trị lạm phát tiền giấy để chữa lạm phát chi phí đẩy, dẫn nước Mỹ vào cuộc lạm-suy (stagflation) mà GS Paul A. Samuelson gọi là suy thoái “rợn tóc gáy”. Đâu có phải “thời hoàng kim của Hoa Kỳ chỉ là hoài niệm” sau khi từ bỏ chế độ bản vị vàng giấy vì GDP Mỹ vẫn tăng trưởng khá cao như bảng kế bên.
Hai là: Ảo tưởng khi cho rằng cứ có dự trữ vàng là khôi phục được chế độ bản vị vàng
Song Hongbing đã ảo tưởng có thể khôi phục chế độ bản vị vàng trên thế giới khi viết: “chúng ta (Trung Quốc) phải từng bước xây dựng một hệ thống thước đo tiền tệ ổn định dùng vàng và bạc điểm tựa” cứ tưởng là “nâng cao lượng dự trữ vàng và bạc” trong chiến lược “tích lương thảo” là có thể đưa đồng NDT của Trung Quốc thành đồng tiền đổi ra vàng được và đồng tiền bá chủ thế giới như Bảng Anh trước thế chiến II và USD khi thiết lập được chế độ tiền tệ Bretton Woods. Song Hongbing cũng không hiểu rằng phải có bao nhiêu vàng mới đảm bảo bằng vàng cho tiền giấy hiện nay. Song Hongbing chỉ tính: “ tổng lượng vàng mà thế giới đã khai thác được trong suốt 6000 năm chỉ có 140 nghìn tấn” (t 461) nhưng không tham khảo số liệu của IMF như sau:
GDP gía năm
Năm 2000 (tỷ USD) % tăng
1972 4,105.0 5.21%
1973 4,341.5 5.75%
1974 4,319.6 -0.50%
1975 4,311.2 -0.19%
1976 4,540.9 5.00%
1977 4,750.5 5.33%
1978 5,015.0 4.62%
1979 5,173.4 5.57%
1980 5,161.7 3.16%
1981 5,291.7 -0.23%
1982 5,189.3 5.52%
Bảng 2. Lượng vàng dự trữ của ngân hàng trung ương các nước
Lượng vàng dự trữ 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Toàn cầu 953.06 944.16 932.33 914.61 897.55 878.98 867.74 852.61
Các nước
công nghiệp 796.98 784.26 770.56 755 741.32 724.41 713.37 696.73
Mỹ 261.61 262 262 261.55 261.59 261.55 261.5 261.5
( *đơn vị tính là triệu ounce) tính ra năm 2000 toàn cầu có 27.228 tấn vàng dự trữ.
Riêng Trung quốc muốn đảm bảo bằng vàng cho khối tiền lưu thông cần có lượng vàng dự trữ tại ngân hàng trung ương bằng 40% khối tiền lưu thông theo luật của Anh, (tính = triệu ounce) như sau:
Bảng 3. Lượng vàng dự trữ của Trung Quốc
Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Vàng (triệu ounces) 12.7 12.7 12.7 12.7 16.1 19.29 19.29 19.29 19.29
Tiền Tỷ NDT 3480.65 3869.05 4697.64 5454.1 6168.85 7088.18 8411.86 9581.54 10690.3
Vàng để đảm bảo* 1392.26 1547.62 1879.056 2181.64 2467.54 2835.272 3364.744 3832.616 4276.12
GDP theo gia 1995 7847.68 8462.34 9108.2 9874.9 10694.9 11666.9 12836.5 14130.8 15577.1
Như vậy số vàng dự trữ hiện nay lúc thấp nhất (1997- 2000) chỉ bằng 0,36%, lúc cao nhất (2005) chỉ bằng 0,18% số cần để đảm bảo bằng vàng cho lượng tiền lưu thông trong nước. như vậy là phải nâng số vàng dự trữ lên 277 lần đến 555 lần.
Ba là: Cứ tưởng rằng có đồng tiền ổn định là làm bá chủ thế giới về tiền tệ
Song Hongbing đã quên rằng khi có chế độ bản vị vàng đầy đủ có thể trả cho người cầm giấy bạc ngân hàng 1 đồng tiền vàng là không có lạm phát vì không biết rằng khi lạm phát giấy bạc ngân hàng người dân sẽ đem giấy bạc đổi ra tiền vàng để tránh tiền mất gía và lượng tiền lưu thông sẽ giảm ngay xuống phá vỡ ngay lạm phát. Vì vậy trong chế độ bản vị vàng đầy đủ không bao giờ có lạm phát nên giá cả ổn định. Song Hongbing đã viết về tư tưởng: chế độ bản vị vàng là “tàn tích dã man” của J.M.Keynes nhưng không hiểu rằng nó dã man ở chỗ gây ra thiểu phát (deflation) tiền không đủ tiêu thụ lượng hàng hóa sản xuất ra dẫn đến suy thoái. Nguyên lý tiền tệ (currency principe) của nước Anh quy định khi dự trữ vàng của ngân hàng phát hành giảm sút do phải xuất vàng để trả nợ cho nước ngoài thì phải giảm khối giấy bạc ngân hàng xuống tương ứng cho lượng vàng dự trữ đủ tỷ lệ 40% tiền lưu thông. Trong khi đó khối hàng hoa lưu thông đâu có thể giảm ngay theo luật lưu thông giấy bạc của Anh.
Chỉ khi vàng dự trữ của ngân hàng phát hành không đủ phải chuyển sang chế độ bản vị vàng thoi (chế độ bản vị vàng không đầy đủ) mới có lạm phát như trường họp Mỹ trong chế độ tiền tệ Bretton Woods. Và Mỹ đã mất ngôi bá chủ tiền tệ vì tội lạm phát này.
Tham vọng bá chủ thế giới về tiền tệ mà quên mất những khái niệm cơ bản về tiền tệ và các chế độ tiền tệ thì quả là tri thức không đủ cho mộng xưng vương về tiền tệ./.
|
=
390
283177
|
Hội thảo |
|
Hỗ trợ |
Engineer Vũ Ngọc Dũng
HP: 0903918144
vudzung57@gmail.com
---------
|
Nếu quý vị thấy website hữu ích. Xin ủng hộ số tiền tùy hỷ gửi vào tài khoản sau:
Ngân hàng: VietinBank
Số tài khoản: 106004126294
Chủ tài khoản: Vũ Ngọc Dũng
|
|
Truy vấn |
Xin chào |
! |
Đã xem |
|
Đang xem |
|
|
|