Lâu nay thường có sự nhầm lẫn giữa chỉ số giá tiêu dùng và thước đo lạm phát vì vậy trước năm 2004, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) vẫn được coi là thước đo lạm phát. Nhưng từ năm 2004 tới nay trên toàn thế giới đã xuất hiện cơn sốc dầu lửa, song hành với lạm phát tiền giấy. Các nước công nghiêp phát triển lập tức đã dùng CPI trừ năng lượng và lương thực thực phẩm (CPI excluding energy and food) để tách bạch nguyên nhân do tiền tệ của lạm phát với nguyên nhân không do tiền tệ. Vì thế tỷ lệ lạm phát trung bình của các nước trên thế giới chỉ dao động từ 3,36% đến 4,05%
Tra trên trang web của Google và các trang web về lạm phát của các nước phát triển là thấy ngay những thông tin giới thiệu về lạm phát cơ bản và CPI trừ năng lượng và Lương thực thực phẩm. Ví dụ như trang web của Bộ Lao Động Mỹ cho chi tiết cách tính CPI và CPI trừ năng lượng và hàng ăn của Mỹ như sau:
Bảng 1. CPI của Mỹ[1]
Tháng năm
|
9-07
|
10-07
|
11-07
|
12-07
|
1-08
|
2-08
|
12-07
|
12-08
|
Toàn bộ CPI
|
0.4
|
0.3
|
0.9
|
0.4
|
0.4
|
0
|
3.1
|
4
|
CPI -nănglượng & hàng ăn (a)
|
0.2
|
0.2
|
0.2
|
0.2
|
0.3
|
0
|
2.3
|
2.3
|
(a)So với toán bộ CPI
|
50.0%
|
3 66.6%
|
22.2%
|
50%
|
75.%
|
|
74.2%
|
57.5%
|
Như vậy CPI trừ năng lượng và lương thực thực phẩm của Mỹ so với CPI chưa trừ chiếm có 74,2 % năm 2007 và ước năm 2008 chỉ chiếm 57,5%. Theo tỷ lệ tương quan này thì nếu ta dùng CPI trừ năng lượng và lương thực thực phẩm thì tỷ lệ lạm phát của ta chỉ khoảng 5% - 6% (ví dụ năm 2006 CPI là 7,4% thì tỷ lệ lạm phát chỉ có 5,47% nều nhân với 74.2% và 4,2% nếu nhân với 57,5%).
Tỷ lệ lạm phát như vậy thì lãi suất dương theo công thức
Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực + Tỷ lệ lạm phát tiền giấy
sẽ chỉ khoảng 1% + 5,5% = 6,5% đến 7% và sẽ không có cuộc đua lãi suất giữa các Ngân hàng đẩy các Ngân hàng vào tình thế lúng túng đến nổi phải có bài báo như “Điều gì khiến cổ phiếu Ngân hàng giảm đồng loạt” (Lao Động số 107 Ngày 14/05/2008), như ông Vụ trưởng Vụ Chiến lược Ngân hàng (NHTW) Lê Xuân Nghĩa đã trả lời phỏng vấn báo chí là “phải bảo vệ bằng được tính thanh khoản của Ngân hàng”. Chỉ cần tìm trong bài báo trên không thấy một thông tin nào nhắc đến tình hình rất nhiều nước có tỷ lệ lạm phát thấp hơn ta là đủ rõ.
Trong trang web về lạm phát cơ bản của Thái Lan mục primer coreinflation tạm dịch là khái niệm sơ bộ về lạm phát cơ bản, người ta đã viết “Sự khác nhau giữa CPI và lạm phát cơ bản như sau:
“Tương phản với CPI, lạm phát cơ bản loại trừ một số khoản so với CPI mà giá cả chủ yếu có tính chất dễ biến động theo những dao động ngắn hạn. Lạm phát cơ bản theo hướng dài hạn của lạm phát (ngược với những thay đổi ngắn hạn) mà có thể dùng trực tiếp cho chính sách kinh tế và nhất là chính sách tiền tệ”.
Như vậy nếu CPI của ta tính theo CPI trừ năng lượng và lương thực-thực phẩm và TCTK công bố ngay chỉ số lạm phát cơ bản như các nước thì tỷ lệ lạm phát của ta sẽ thấp chỉ khỏang 5% đến 7% và ta sẽ tránh được phải đối đầu cùng lúc với hai loại lạm phát: lạm phát tiền giấy và lạm phát giá cả.
TCTK khi trao đổi với tôi về cách điều chỉnh rổ hàng hoá dùng để tính CPI đã trả lời lạc đề khi tôi nêu vấn đề hịên nay của đất nước là: CPI của Việt Nam vửa phản ảnh cả lạm phát tiền tệ và lạm phát giá cả. Như vậy có giẫm vào vết xe đổ của FED năm 1973 và 1982 gây ra hai cuộc suy thoái hay không?
Đáng lẽ phải trả lời có hay không, Vụ Thương mại, Giá cả và dịch vụ (VTM) đã né tránh bằng cách trả lời lạc đề là CPI Việt Nam tính theo sách của tổ chức Lao động quốc tế xuất bản năm 2004. Điều này chứng tỏ là VTM không biết gì về lạm phát giá cả. Điều đáng buồn là VTM được nghe tôi trình bầy nhiều lần về lạm phát giá cả thực chất là cơn sốc dầu lửa đội lốt lạm phát chi phí đẩy nhưng không hề đọc lại định nghĩa của Mác về lạm phát và cũng không đọc cuốn Kinh tế học của Gs. Samuelson về các khái niệm nhầm lẫn về các loại lạm phát giá cả. Trong quá trình trao đổi về dùng CPI trừ năng lượng và lương thực thực phầm qua email, khi không thể dùng lý lẽ khoa học để tiến tới những ý kiến đồng thuận trên cơ sở tra cứu những sách về Kinh tế học, ông Thắng (vụ phó VTM) đã dùng chiến thuật “tôi giữ quan điểm riêng của tôi”. Phải chăng là để che dấu việc không đọc sách kinh điển của Mác đã được biên soạn trong môn học Kinh tế chính trị học Mác-Lênin và các trang web nói về thước đo lạm phát của các nước có tỷ lệ lạm phát thấp hơn nước ta. (xin kèm theo 1 trang trong bản ghi nhớ của VTM và tôi)
Một vị lãnh đạo kỳ cựu của nước ta đã phải nói “ dốt nát cộng với nhiệt tình cách mạng trở thành phá họai ”. Chính việc không chiụ đọc lại các giáo trình về kinh tế chính trị học Mác LêNin, về các lọai lạm phát giá cả trong Kinh tế học giảng ở năm thứ nhất đại học và các trang web nói cách tính CPI trừ năng lượng và lương thực thực phẩm, mà TCTK đã báo cáo không trung thực về tình hình lạm phát thế giới lên Chính phủ. Thực tế lạm phát của các nước thấp hơn Việt Nam nhưng TCTK đã lơ đi không báo cáo. Vì thế theo CPI cũ tỷ lệ lạm phát năm 2004 lên tới 9,5% năm 2005 tới 8,4%. Năm 2006 chỉ cần TCTK giảm tỷ trọng nhóm hàng lương thực thực phẩm từ 47.9% xuống 42,65% là CPI đã giảm xuống còn 7,4%. TCTK đã phủ nhận chính thành tích giảm CPI xuống 7,4% của mình khi không tiếp tục theo các nước dùng CPI trừ năng lượng và lương thực thực phẩm điểu chỉnh tiếp quyền số các nhóm hàng để tạo một thước đo tỷ lệ lạm phát tiền giấy chính xác hơn.
Vì không biết các nước dùng CPI trừ năng lượng và thực phầm là để tránh đối đầu với cơn sốc dầu lửa đội lốt lạm phát chi phí đẩy, nên tháng 11-2007 TCTK đã công bố CPI năm 2007 chỉ có 8,3% thay vì 12,56% với cách tính theo trung bình nhân chứ không phải trung bình cộng như trước. Nhân dân đã phản đối là không thể chịu được cách hạ lạm phát bằng phương pháp toán học như vậy. Nếu TCTK nói rõ trên báo là làm như vậy để có một tỷ lệ lạm phát khoa học hơn, tiếp nối việc điều chỉnh nhóm hàng lương thực thực phẩm năm 2006, giúp nước ta tránh được việc đối đầu cùng lúc với 2 loại lạm phát: lạm phát tiền giấy và lạm phát giá cả, người dân sẽ ủng hộ ngay.
Mặt khác bộ Tài chính bỏ ngay việc bù lỗ cho tổng Công ty Xăng dầu tới 55.000 tỷ chiếm 48% mức thu nội địa của ngân sách, thay thế bằng việc trợ giá trực tiếp cho người có thu nhập thấp như trợ cấp trực tiếp cho người có thu nhập thấp phải chi tới 10% - 15% thu nhập cho việc di chuyển bằng xe máy. Việc này sẽ làm giảm rất nhiều chi tiêu của Ngân sách so với khoản tiền bù lỗ khổng lồ và tình trạng Ngân sách nhà nước chẩy theo dòng săng buôn lậu qua biên giới bán xăng rẽ cho cả người nước ngoài. Người dân sẽ thấy là thiết thực chăm lo tới người có thu nhập thấp chứ không bao cấp giá xăng ra ngoài biên giới./.
[1] Nguồn trang web của bộ Lao Động Mỹ
Khi mở trang blog này đôi lúc tôi cảm thấy mình làm công việc đội đá vá trời không biêt có thể đi đến kết quả không? Vì trường phái lạm phát giá cả nhầm như thế nào chỉ một nhóm nhỏ chúng tôi nghiên cứu. Tranh luận trên báo chí, chỉ có 3 tạp chí đăng nên nó chìm vào bể thông tin của hàng trăm tờ báo. Trong khi đó các nhà kinh tế góp ý cho Chính phủ qua báo chí cũng không để ý gì đến lạm phát giá cả là gì và lại chỉ đo tỷ lệ lạm phát băng CPI cũ kỹ của các nhà thống kê không thèm dùng CPI trừ năng lượng và lương thực thực phẩm như tất cả các nước phát triển và khá đông các nước đang phát triển nên đo tỷ lệ lạm phát không đúng: đưa cả lạm phát tiền tệ và lạm phát giá cả vào CPI làm cho tỷ lệ lạm phát thực ở Việt Nam chỉ có 5-6% mà bị thổi phồng lên tới 12,56% (hay 8,3%, nếu tính theo số trung bình nhân).
Khi muốn thảo luận để tìm ra sự thật thì người đối thoại lại dùng chiêu “tôi giữ quan điểm riêng” để tránh thảo luận cho ra môn ra khoai. Gặp người quen chán nản vì Việt Nam gặp qua nhiều trắc trở, góp ý thẳng thắn thì không nghe nên khuyên tôi bỏ hy vọng có khả năng cứu đất nước khỏi suy thoái để yên hưởng tuổi già kẻo nghĩ lắm lại bị sì trét.
Vì cứ nghĩ " đất nước lâm nguy, thất phu hữu trách" mà cứ 3 giờ sáng là tôi tỉnh giấc nằm suy nghĩ xem có cách gì để những đề nghị cứu kinh tế Việt Nam khỏi suy thoái có thể được lắng nghe. Suy nghĩ mãi cũng thấy ra cách lách qua vòng kim cô đang thắt trên đầu Việt Nam để viết tới tai người cần nghe như bằng những lá thư tâm huyết. Như là thư gửi Văn phòng chính phủ báo cáo về kết quả làm việc với tổng cục thống kê khoảng 20 ngày sau được bà Hằng Vụ Thương mại TCTK gửi cho 1 bản công văn gửi Văn phòng chính phủ, thế là mừng Văn phòng Chính phủ đã nghe thấy.
Làm việc gì tôi cũng cố dự đoán những khả năng sẽ xẩy ra: khả năng được lắng nghe và đóng góp được cho đất nước thì hạnh phúc qua rồi. Còn nều không thành công cũng để lại cho lịch sử dấu vết về những cố gắng kiên trì của một anh chàng thất phu hữu trách.
Tôi còn nhớ lại năm 1993 tôi phát hiện ra việc tiền ta lên giá tới 23% qua so sánh sức mua tương đối (Purchasing Power Parity, PPP), Việt Nam lạm phát cao hơn Mỹ, VND mất giá hơn USD vậy tỷ giá phải tăng lên thì mới khuyên khích nhà xuất khẩu và hạn chế lãi của nhà nhập khẩu, thế là gỉam nhập siêu. Tôi viết báo 3 năm liền tranh luận với những bài báo không muốn phá giá tiền ta vì quan niệm phá giá là cái gì xấu xa làm "hoen ố" VND. Khi là thành viên trong ban cố vấn của phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam, tôi được dự một cuộc gặp mặt của phó Thủ Tướng Phan Văn Khải với các doanh nghiệp năm 1995, tôi đề nghị nâng già USD lên, phó Thủ Tướng đồng ý ngay. Tôi mừng qua, nhưng đề nghị tại các hội nghị giám đốc ngân hàng toàn quốc về vấn đề này lại bị dội ngược trở lại. Tháng 6 năm 1996, nghe thấy tôi định phát biểu tiếp, anh em cùng quan điểm với tôi khuyên: nói 3 năm rồi họ không nghe, nói làm gì nữa cho nó mệt.
Tôi vẫn phát biểu và nói tiếp nếu 200 đại biểu tại đây không bác bẻ lại được làm tôi cứng lưỡi thì nên coi đấy là nguy cơ tiềm ần và có giải pháp ngăn chặn. Anh Cao Sĩ Kiêm, thống đốc, cho tôi bảo lưu ý kiến. Tháng 9 anh Lê Đức Thúy gọi điện sẽ đến nhà thăm tôi, tôi chuẩn bị sẵn một tập số liệu để trình bầy quan điểm của mình. Anh Thúy cười và bảo tôi cất đi vì mục đích anh đến là để bàn nên phá giá nhẹ VND như thế nào? Chắc các bạn cũng hình dung được tôi sướng mê tơi như thế nào khi được cấp trên lắng nghe như vậy. Đến tháng 10 thì già USD nhích lên 5%. Lập tức nhập siêu năm 1997 giảm còn 2.295 triệu USD so với 3.888 triệu năm 1996 và năm 1999 chỉ còn 139 triệu. cũng thời gian đó tôi được đồng chí Nguyên Sinh Hùng mời dự một cuộc hội thảo mà đồng chí đó dự từ đầu chí cuối suốt một ngày. Tôi rất khâm phục vì đi hội thảo cũng nhiều, nhưng chưa bao giờ thấy một bộ trường đến dự suốt cuộc hội thảo và phát biểu sâu về mọi bản thuyết trình. Buồn cười là có báo chê buổi hội thảo lãng phí với lời phê là mỗi ý đóng góp tời 3.000.000đ chi phí, ý muốn nói về tôi và một nhà khoa học khác được mời từ trong Nam ra. Tôi cũng phát biểu về đề nghị nâng giá USD lên, một vấn để được coi là nhậy cảm lúc đó. Một kỷ niệm hay là chị Nguyên Thị Hiền thư ký của chủ tịch nước lúc đó lại tán đồng ý kiến của tôi dù trước đó chị viết bài trên báo không đồng tình. Tôi rât khâm phục tính thẳng thắn của chị không ngại thay đổi quan điểm của mính trước đông người dự hội thảo. Không hiểu phóng viên chê lãng phí có xem kết quả giảm ngay nhập siêu 1593 triệu USD năm 1977 để tính xem tổng chi phí hội thảo như vậy bằng mấy phần triệu của số nhập siêu giảm được ngay trong năm đầu tiên.
Tính kiên trì đã giúp tôi thành công trong kiến nghị làm lợi cho đất nước. Đó là những kỷ niệm làm tôi phấn khỏi. Trong nửa ngày tôi có thể viết xong một bài báo do các báo quen biết đặt hàng, Nhưng từ qúy II-2008 tới nay dậy viết lách lúc 4 giờ mà cứ bị ám ảnh viết rồi gửi đi có được đăng không, khiến có bài tôi viết cả tuần chưa xong, thời gian chính dùng để cân nhắc từng ý tránh những gì nhậy cảm, toà báo khó sài. Xoá đi nhưng thay bằng cái gì quả là đau đầu Thích viết và viết được nhưng không được viết quả thật như bị trói tay. Viết lên lãnh đạo cứ nghĩ bị thư ký vất sọt rác là lại đau lòng. Nhưng rồi lại nghĩ đến khó khăn của nghề thư kỳ phải lựa thứ gì thủ trưởng thích mới dám trình lên, nên lại thông cảm với cái nghể vất vả đọc suốt ngày rồi phải tóm tắt ý các thư có nội dung đề suất hợp lý để báo cáo. Đêm đến cũng không yên giấc khi thủ trưởng gọi là phải đến ngay.
Có điều đáng tin tưởng là tôi thấy việc thay đổi quan điểm của Gs. Samuelson có tác động lay chuyển cả kinh tế học và chắc chắn sẽ nâng cao độ chính xác khoa học của kinh tế học bằng cách kiêm chứng trong thực tế, nâng cao khả năng chữa tri các bênh của kinh tế. Tôi có làm cất lực mấy năm cuối đời cũng không thể hoàn thành được, Ví dụ riêng việc tìm ra từ thực tế chọn lấy thang thuốc hay của các nước không bị ảnh hưởng nhiều của cơn sốc dầu lửa đội lốt lạm phát cũng rất cần đến bạn bè cùng chí hướng cùng súm vào làm. Tôi tin tưởng ở tương lại đó nên lại thấy blog là nơi hội ngộ của tài năng, chắc chắn có thể giúp ích cho đất nước là nơi trí tuệ dễ nở hoa làm đẹp cho đời.
Tâm sự được thấy nhẹ cả lòng nên hứng chí làm thơ:
Sao biển lại chẳng cho gì cả ?
Sông cho đời phù xa nước mát
Vỗ ngực khoe ta cho đời bát ngát mầu xanh
Còn biển lớn chẳng cho gì cả,
Biển mỉm cười thổi mây bay lên đỉnh núi
Mưa rơi rơi trắng xoá những suối mơ
Suối cho sông róc rách những dòng thơ
Nhờ sông chuyển tặng cho biển cả
Cho sóng biễn vỗ bờ quen bờ lạ
Ru người tắm biển trong những giấc mơ xa.