| Su | Mo | Tu | We | Th | Fr | Sa |
---|
24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 1 | 2 | 3 | 4 |
|
15
-
GIAO TRÌNH KINH TẾ HỌC CHÉP THEO NHỮNG NHẦM LẪN CŨ CỦA GS. PAUL A. SAMUELSON
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 14 tháng 5 năm 2009 Kính gửi: Ông Nguyễn Thiện Nhân Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Tôi là Vũ Ngọc Nhung, nguyên chủ nhiệm khoa Tiền tệ Tín dụng trường đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh, kính trình Phó Thủ tướng vấn đế chất lượng giảng dậy đại học nói chung và đại học kinh tế nói riêng hiện nay: Do việc biên soạn Giáo trình Kinh tế học vĩ mô hiện nay chịu ảnh hưởng nặng của cuốn kinh tế học II do Gs Paul A. Samuelson biên soạn, nhưng việc dịch và xuất bản cuốn sách này lạc hậu tới hơn 7 năm nên không nhập cuốn Economics xuất bản lần thứ 17 của Gs Paul A. Samuelson xuất bản năm 2002 để dịch theo quan điểm mà Gs Paul A. Samuelson đã thay đổi vế lạm phát giá cả (tập trung vào loại lạm phát chi phí đẩy) nên dịch và xuất bản tái bản tới 6 lần tứ 1989 đến nay theo những cuốn xuất bản trước năm 2002 có những nhầm lẫn cũ. Việc này ảnh hưởng tới việc điều hành tiền tệ của nước ta năm 2008 vì cùng lúc chống cả lạm phát tiền giấy và lạm phát chi phí đẩy nên liều thuốc kiềm chế lạm phát cao gấp đôi gây sốc cho kinh tế. Có thể nêu điển hình lả những giải pháp ngược chiều nhau về tiền tệ và ngân hàng như đầu năm 2008 vừa mới thu rút 23.000 tỷ từ lưu thông về bằng tín phiếu ngân hàng đã phải đưa thêm tiền ra lưu thông tới 39.000 tỷ để cứu một số ngân hàng bị mất khả năng thanh khoản. Vì thế ông Lê Xuân Nghĩa,vụ trưởng vụ Chiến lược Ngân hàng của ngân hàng trung ương đã phải trả lời phỏng vấn báo chí là “ Phải cứu bằng được khả năng thanh khoản của các ngân hàng” trành lan truyền rất nguy hiểm. Tác hại thực tế của những giải pháp này là cổ phiếu ngân hàng giám chỉ còn 1/3. Lãi suất ngân hàng nâng lên quá cao theo tỷ lệ lạm phát kép vì CPI của TCTK đưa ra không theo CPI trừ năng lượng và lương thực thực phẩm (CPI excluding energy and foods) mà tất cả các nước phát triển và hầu hêt các nước đang phát triển đã dùng. Nó bao gồm cà tỷ lệ lạm phát tiền giấy và tỷ lệ lạm phát giá cả. Đáng lý ra tỷ lệ lạm phát thực của Việt Nam chỉ có 5-6% như ông thống đốc ngân hàng nhiệm kỳ trước đã phát biểu trên báo từ năm 2004 là những nguyên nhân do tiền tệ chỉ có 5,8% còn lại là nguyên nhân không do tiền tệ. tỷ lệ 5,8% là theo chỉ số lạm phát cơ bản mà TCTK đã không công bố theo đúng luật thống kê. Các nước dùng CPI trừ năng lượng và lương thực thực phẩm tránh được việc đối đầu với cả hai lọai lạm phát: lạm phát tiền giấy và lạm phát giá cả, nên tỷ lệ lạm phát trung bình của cả thế giới chỉ bằng 1/3 đến 1/5 của Việt Nam theo số liệu của IMF như sau: Bảng 1. Tình hình lạm phát ở Mỹ và ở các nước Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Mỹ 1,77 1,79 1,83 1,89 1,95 2,01 2,57 Việt Nam 0,8% 4% 3% 9,5% 8,4% 7,4% 12,56 Trung bình các nước * 4,05% 3,36% 3,64% 3,35% 3,6% 3,51% V.N so với Mỹ ** 45% 223% 164% 502% 430% 368% 489% V.N so với các nước 19,7% 119% 83% 283% 233% 227% Nguồn: * Thống kê tài chính quốc tế, ** từ trang web: http://inflationdata.com/inflation/inflation Ta đã nhận khuyết điểm là để lạm phát năm 2008 cao hơn các nước nhưng chưa nói lên được nguyên nhân là do sai lầm về tỷ lệ lạm phát kép theo CPI lạc hậu. Theo tôi, tình hình trên có nguyên nhân từ chất lượng giảng dậy đại học về kinh tế vĩ mô đã theo những sai lầm cũ của Gs Paul A. Samuelson như định nghĩa ngược lại: “Lạm phát biểu thị một sự tăng lên trong mức giá cả chung ” [1]. Trong cuốn Kinh tế học vĩ mô của bộ Giáo dục và đào tạo tái bản lần thứ 9 tháng 1-2009 cũng lặp lại tương tự: “Lạm phát xẩy ra khi mức giá chung thay đổi”. Viết thế này là đảo lộn nhân quả lấy kết quả của lạm phát tiền giấy là đồng tiền mất giá làm giá cả chung tăng lên làm thành nguyên nhân của lạm phát giá cả như tôi đã viết trong bài: “ Lạm phát giá cả là gì?” đăng trên Tạp chí Cộng sản từ tháng 8-1991. Lạm phát giá cả không có thuốc chữa như lạm phát tiền giấy có cả một bộ công cụ của chính sách tiền tệ gồm lãi suất dương, tỷ lệ dự trữ bắt buộc v.v…Chính Gs Paul A. Samuelson đã không viết được dòng nào về cách cứu chữa lạm phát giá cả như trong cuốn Kinh tế học do Viện Quan hệ Quốc tế dịch và ấn hành năm 1989 ngay trong chương “ Lạm phát, nguyên nhân và cách cứu chữa” nhưng khi xem lại thì không thấy mục nào viết về cách cứu chữa mà chỉ có mục: “Điều cần có: một chính sách thu nhập có hiệu quả” [2] viết …vẫn còn là vấn đề để ngỏ ở Thụy sĩ và Thụy Điển, Đức, Nhật, Hà Lan. Ý , Pháp và Anh. Trong cuốn Economics bản tiếng anh xuất bản lần thứ 17, Gs Paul A. Samuelson đã thay đổi quan điểm ở trang 557 như sau: Tôi tạm dịch một đọan như sau:Chính sách tiền tệ trong cuộc suy thoái 1982 “ Một trong những chính sách kinh tế to lớn và bất ngờ nhất xảy ra ở Mỹ khi Fed quyết định giảm lạm phát thời kỳ 1979-1982. Kết quả là khối tiền tệ cung ứng giảm mạnh…và suy thoái như thập niên 1930. Thất nghiệp hơn 10%”. Tình hình giao trình Kinh tế học vĩ mô ở nhiều đại học là như vậy. Kính mong ông tổ chức tọa đàm hẹp trong các trường đại học Kinh tế và Ngân hàng về những nhầm lẫn cũ của Gs Paul A. Samuelson để tôi được trình bày với mong muốn là sẽ nâng cao được chất lượng giảng dậy lên./. ________________________________________ [1] Paul A. Samuelson và William D.Nordhaus, Kinh tế học tập II, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 1997, trang 391 [2] Paul A. Samuelson và William D. Nordhaus, Kinh tế học I, Viện Quan hệ Quốc tế 1989 trang 319
|
=
390
283199
|
Hội thảo |
|
Hỗ trợ |
Engineer Vũ Ngọc Dũng
HP: 0903918144
vudzung57@gmail.com
---------
|
Nếu quý vị thấy website hữu ích. Xin ủng hộ số tiền tùy hỷ gửi vào tài khoản sau:
Ngân hàng: VietinBank
Số tài khoản: 106004126294
Chủ tài khoản: Vũ Ngọc Dũng
|
|
Truy vấn |
Xin chào |
! |
Đã xem |
|
Đang xem |
|
|
|