Tờ Newsweek ngày 26/10/2009 đăng bài có đầu đề trên của phóng viên Rana Foroohar viết:
Sau đây là sáu điểu sai lầm khi ngưởi ta nghĩ về Trung Quốc
Cái sai thứ nhất: Đảng Cộng Sản là một nguyên khối
Không phải vậy. Khủng hoảng Tài chính đã phân rẽ đảng, nhóm dân túy nông dân chống lại nhóm tăng-trưởng-đô-thị-là-nhất. Phe dân túy hiện là người cầm đầu cao nhất, Chủ tịch Hồ Cầm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo, chủ trương tăng trưởng chậm lại, phân phối bình đẳng hơn tí cho các khu vực miền Tây, cai trị có quan tâm nhiều đến bảo vệ môi sinh và bớt ham hố đối với thị trường tự do. Đối nghịch với họ là nhóm tinh hoa con ông cháu cha sống ở đô thị cầm đầu bởi cánh Thượng Hải, chủ trương tăng trưởng nhanh, tự do cho thị trường tự do, ủng hộ mạnh giới nghiệp chủ và lãnh vực tư. Giới lãnh đạo sắp tới sẽ nắm Trung Quốc trong một tình huống mới và hướng về một nơi chưa ngờ trước được.
Cái sai thứ hai: Những người cộng sản là những nhà quản lý kinh tế xuất sắc
Thàng 9 năm 2008 khi Lehman Brothers sụp đổ, Trung Quốc đang chưa bị gói kích thích 600 tỷ USD, lớn nhất, nhanh tay nhất và hiệu quả nhất thế giới lúc bấy giờ. Kết quả Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng với tốc độ quan quân thế giới, nay là 8 %. Sự việc này đã xác nhận danh tiếng của các lãnh tụ Trung Quốc đều là những tay vĩ mô cự phách. Thế nhưng, tuy đa số các kinh tế gia đồng ý Bắc Kinh làm tốt trong giải quyết vấn đế ngắn hạn, song hiện đang lo lắng về việc khối kích cầu quá lớn đang làm méo mó nền kinh tế. Trung Quốc đang trở thành một nền kinh tế do nhà nước chỉ huy hoàn toàn – nay đã chiếm 88% tăng trưởng GDP. Nguy cơ của sự bùng nổ bị nghiêng một bên này đang khiến người ta lo rằng công cuộc tự do hóa thị trường tài chính và tư hữu hóa các ngành kinh tế chính đang bị bỏ quên, nhường chỗ cho các dự án kiểu”“chiếc cầu hẳng biết dẫn đến đâu”. Ngay cả các quan chức chính phủ cũng thừa nhận rằng có đến 60% hoặc hơn tiền kích cầu đổ vào các thị trưởng chứng khoán và bất động sản. khiến dậy thêm sự lo sợ vế những bong bóng tích sản mới.
Cái sai thứ ba: chủ nghĩa tư bản đang nở rộ
Điều này chỉ đúng một phần trong năm nay: số doanh nghiệp tư tăng gấp đôi từ 20 triệu năm 1990 lên 40 triệu năm 2008. Tuy nhiên đến cuối năm nay, con số đó sẽ xuống còn 38 triệu. Doanh nghiệp nhà nước thì hưởng lợi hơn rất nhiều, ngay cả trước khi Bắc Kinh tung ra các gói kích thích. Quốc doanh có thể được vay với lãi suất 3%, trong khi tư nhân phải vay với mức hai chữ số. Từ năm 1992, tăng trưởng ở lãnh vực tư chỉ mới 10%/năm, trong khi quốc doanh tăng từ 20-50%/ Quốc doanh dễ dàng tiến vào các ngành kinh tế béo bở nhất: Tài chính , viễn thông, năng lương …. Quốc doanh nắm 2/3 tổng già trị tài sản cố định và họ còn nắm 70% thị trường chứng khoán.
Cái sai thứ tư: Trung Quốc là nền kinh tế xuất khấu
Nếu đó là sự thật thì tại sao xuất khẩu năm nay giảm 20% mà kinh tế vẫn còn tăng đến cỡ 8%? Nhìn kỹ hàng xuất khẩu Trung Quốc thì thấy từ khía cạnh động lực đến nay là trong tình trạng rơi rụng. Đa phần hàng xuất khẩu của Trung Quốc đều là hàng lắp ráp từ những linh kiện sản xuất tại Hàn Quốc, Đài Loan và nhiều quốc gia giầu có khác. Chả hạn như cái Ipod 299 USD bán sỉ, phần Trung Quốc chỉ có 5% (tức là 7,5 USD) là từ linh kiện và và tiền công Trung Quốc> Chính cáo 7,5 USD đó mới là hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Trung Quốc vẫn còn lệ thuộc vào sức chi tiêu của nhà nước, Sự đóng góp của người tiêu dùng là có thật song bị đánh giá quá cao. Tiêu dùng Trung Quốc chiếm 37% GDP.
Cái sai thứ năm: các công ty Trung Quốc sẽ cai trị thế giới
Quả thật nhiều công ty lớn Trung Quốc đang đi săn lùng mua các tích sản mất gía, tạo ra ảo tượng về tham vọng toàn cầu của trung Quốc. Song người mua chủ yếu là các hãng quốc doanh ngành dầu mỏ, lùng sục các nguồn tài nguyên già còn rẻ ở các quốc gia nghèo. “ Đơn giản là họ có ít sáng kiến và ít danh tiếng”. Không khí Miền Tây Hoang Dại của Trung Quốc không hề khuyến khích sự cần phải có tư duy lâu dài trong hướng xây dựng ngành nghề kinh doanh toàn cầu và đạt đến trình độ phát triển tầm cỡ thế giới.
Cái sai thứ sáu: Trung Quốc xem tiền trọng hơn môi trường
Từ nhiều năm nay Trung Quốc vẫn không muốn giảm khí thải carbon, khăng khăng cho rằng họ cần phải phát triển trước, còn chuyện giảm khí thải đó là phần việc của phương Tây, Nay Trung quốc nhận thấy rằng chính dân chúng mình có thể sẽ là nạn nhân gánh chịu nặng nhất tình trạng nóng của địa cầu. Nhờ các khoản tiền bao cấp hậu hĩnh, nhiếu công ty Trung Quốc đã đi đầu trong lãnh vực giảm phát tán khí gây hiệu ứng nhà kính.Trung Quốc đã xem công nghệ xanh là ưu tiên quốc gia, Gói kích thích xanh của họ đã lên đến 218 tỷ USD, lớn nhất thế giới.
Tôi đưa bài này lên trang web để bạn đọc hiểu vể Trung Quốc khách quan hơn. Sáu điều hiểu sai trên phù hợp với tâm lý nước lớn coi mọi nước nhỏ là chư hầu. Vì vậy chuyện Trường Sa họ coi như không cần phải chứng minh bằng chứng cứ lịch sử, cứ đưa ra cái bản đồ chủ quyền “lưỡi bò” liếm gần hết biển Đông là mọi nước cùng có lãnh hải ở biển Đông là phải răm rắp nghe theo. Lãnh đạo đảng Cộng Sản và Chính phủ Trung Quốc cũng là con người, nhưng là con người của nước lớn nên không cần phải trái gì cứ đưa ra sức mạnh quân sự là đè bẹp mọi nước. Vì thế suy nghĩ của họ ngu đần đi đến nỗi quên cả chuyện đế quốc Anh từng có thuộc điạ rải khắp năm Châu và đã tự hào cuồng loạn là “mặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc Anh” nhưng chỉ 4 năm thế chiến hai là cả cái đế quốc đó tiêu mất cùng với việc đồng Bảng Anh mất địa vị đồng tiền bá chủ hoàn cầu, phải thay bằng đồng đô là Mỹ trong chế độ bản vị vàng giấy Bretton Woods cũng đã tiêu vong từ 1971.
Đế Quốc Mỹ hùng mạnh như vậy đã thua Việt Nam và sau này thất bại cả ở Afganistan và Iraq. Những cái đầu nước lớn nhưng bé tí kiểu Ôn Gia Bảo bái phục Song Hongbing với cuốn sách Chiến tranh tiền tệ mà chả hiểu gì vế những khái niệm đầu tiên về tiền tệ như tiền vàng và tiền giấy, chế độ bản vị vàng đầy đủ với giấy bạc ngân hàng được đổi tư do ra tiền đúc bằng vàng và chế độ bản vị vàng què quặt trong đó không còn giấy bạc ngân hàng tự do đổi ra tiền vàng mà tôi đã bình luận trên trang web này.