Khi Việt Nam hội nhập với kinh tế thế giới. môn kinh tế học của nhiều trường đại học cũng hội nhập nhưng đáng tiếc là việc hội nhập đó đã bị cuốn theo những nhẩm lẫn của Gs Paul A. Samuelson về lạm phát khiến Việt Nam bị lạm phát cao hơn các nước.
Nhầm lẫn cũ của Gs Paul A. Samuelson xuất hiện trên các cuốn kinh tế học
Nhầm lẫn đó tập trung ở loại lạm phát chi phí đẩy mà sách giáo khoa ở bậc đại học chép y nguyên như sau:
Lạm phát chi phí đẩy xẩy ra do chi phí tăng lên trong những giai đoạn thất nghiệp cao được gọi là lạm phát chi phí đẩy.
[1]
Loại lạm phát này được giải thích cụ thể thêm như sau: “ Kể từ năm 1970, những cú sốc chi phí đẩy thường xuyên xuất phát từ những thay đổi lớn của giá xăng dầu, giá thực phẩm và từ những diễn biến của tỷ giá hối đoái” 1
Điều đáng tiếc là nhà xuất bản Chính trị Quốc gia đã hâm mộ cuốn sách này quá đáng nên đã xuất bản và tái bản cuốn sách này tới 4 lần sau lần khi Viện Quan hệ Quốc tế (Bộ Ngoại giao) dịch và ấn hành cuốn sách này năm 1989. Nhiều trường Đại học mê cuốn sách này đến mức đã phô tô ra cuốn sách ấn hành năm 1989 làm thành sách tham khảo, sau đó là những cuốn Kinh tế học, những giáo trình về Kinh tế tiền tệ hay về Tài chính biên soạn theo ý nhầm lẫn của cuốn sách này. Cuốn sách gốc của Gs Paul A. Samuelson xuất bản tại Mỹ và bán được cả nửa triêu cuốn mỗi lần tái bản, nhưng đáng tiếc là nhà xuất bản chính trị quốc gia vẫn tái bản tiếp cuốn sách đã xuất bản năm 1997 vào những năm đầu của thế kỷ này mà không xem lại cuốn Economics tái bản lần thứ 17 năm 2002, trong đó Gs Paul A. Samuelson đã thay đổi quan điểm về lạm phát chi phí đẩy như ở trang 557 sau:
Tạm dịch: lãi suất thị trường cao như thời nội chiến. Lãi suất thị trường tăng, đầu tư và những tỷ suất lợi nhuận khác hạ mạnh, gây suy thoái như thập niên 1930.
Một trong những chính sách kinh tế to lớn và bất ngờ nhất xảy ra ở Mỹ khi Fed quyết định giảm lạm phát tới 4% thời kỳ 1979-1982. Kết quả là khối tiền tệ cung ứng giảm mạnh…và suy thoái như thập niên 1930. Thất nghiệp hơn 10%”.
|
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia đã không tìm mua cuốn sách này để sửa chữa sai lầm là đã xuất bản và tái bản quá nhiều lần những bản dịch theo nhầm lẫn cũ của Gs Paul A. Samuelson. Nếu quan tâm hơn với dịch và xuất bản sách nước ngoài Nhà xuất bản chắc chả tiếc tiền mua cuốn sách Economics này (giá chỉ có 50-60 USD ở các tiệm sách cũ tại Mỹ hay Siongapo để dịch và xuất bản tiếp tránh cho sinh viên bị nhầm lẫn tiếp theo nhầm lẫn cũ của Gs Paul A. Samuelson. Nhất là tránh cho việc điều hành tiền tệ theo những nhầm lẫn này đến nỗi làm lạm phát của Việt Nam cao hơn thế giới, tạo lỗ hổng để suy thoái thế giới xâm nhập vào Việt Nam làm cho suy thoái có thể rơi vào kịch bản xấu mà Gs Paul A. Samuelson đã cảnh báo khi thay đổi quan điểm trên trang 557.
Năm 1991 đã xuất hiện bài báo “Lạm phát giá cả là gì” trên tạp chí Cộng Sản, nói về nhầm lẫn đảo lộn nhân quả của Gs Paul A. Samuelson khi lấy kết quả của lạm phát tiền giấy là giá cả chung tăng lên thành nguyên nhân của lạm phát giá cả như nói mưa sinh ra mây. Nhưng quá ít người để ý tới những nhầm lẫn của Paul A. Samuelson. Trong tạp chí Kinh tế & Dự báo và tạp chí Ngân hàng đã có bài “Những phê phán nhằm vào Gs Paul A. Samuelson” phản biện công trình nghiên cứu này nhưng khi nhóm nghiên cứu có bài trình bày lại thì tác giả các bài đó ngừng ngay, chứng tỏ việc bênh vực những nhầm lẫn của Gs Paul A. Samuelson không có kết quả.
Cuộc hội thảo về nhầm lẫn của Gs Paul A. Samuelson không đạt hiệu quả như mong muốn
Tôi rất khâm phục Gs về thái độ vượt lên chính mình để đảm bảo cho tính khoa học của Kinh tế học nên có đề nghị học viên Hành chính Quốc gia Hồ Chi Minh ở Hà nội tổ chức cuộc hội thảo về những nhầm lẫn cũ của Gs Paul A. Samuelson. Cuộc hội thảo quy tụ đông đảo các giảng viên trong Viện Kinh tế Chính trị học và cả những sinh viên đang học cao học tại Viện.
Nhưng đáng tiếc cuộc hội thảo đã rơi vào các tranh luận “tự do” theo ý thích của từng thành viên, không hướng dẫn theo những chủ để chính cần cho quản lý tiền tệ và điều hành lạm phát nên thành viên nào nào nêu vấn đề gì là tự mình xoáy vào vấn đề mà nói rất dài nên nêu cả những vấn đề sai lý luận và không tiếp thu được những tinh hoa của lịch sử tiền tệ Việt Nam như năm 1989 Việt Nam đã dùng lãi suất dương cao hơn tỷ lệ lạm phát nên đã chấm dứt lạm phát phi mã trong ngay nửa đầu năm 1989. Do đó một giảng viên đã bác ý kiến của vị giáo sư cho rằng lãi suất không là gì trong lạm phát(!). Bạn đọc blog này có thể chọn bất cứ nước nào có tỷ lệ lạm phát cao (như Venezuela lạm phát 20%) trong site của IMF
www.imf.org , chọn country info rồi theo thứ tự abc tìm ra Venezuela sẽ thấy ngay CPI của nước này là 27,228% năm 2008 và ước tính 33,5% cho năm 2009. Nguyên nhân dễ thấy từ xa là nước này đã để lãi suất âm nên không kiềm chế được lạm phát như sau:
|
1997
|
1998
|
1999
|
2000
|
2001
|
2002
|
2003
|
2004
|
2005
|
2006
|
% lạm phát
|
50.0%
|
35.7%
|
23.5%
|
16.2%
|
12.5%
|
22.4%
|
31.1%
|
21.7%
|
15.95%
|
13.65%
|
Lãi suất tiền gửi
|
14.7
|
34.84
|
21.28
|
16.3
|
15.51
|
29
|
17.21
|
12.6
|
11.63
|
10.26
|
Lãi suất tiết kiệm
|
7.59
|
12.34
|
8.15
|
3.17
|
2.66
|
3.86
|
6.24
|
4.47
|
6.38
|
6.84
|
Lãi suất âm
|
47.32
|
129.55
|
136.3
|
155.4
|
179.4
|
163.1
|
80.95
|
85.0
|
105.3
|
113.3
|
Về tiền gửi
|
31%
|
97%
|
90%
|
100.6%
|
124%
|
129%
|
55%
|
58%
|
72%
|
75%
|
Về Tiết kiẹêm
|
15%
|
34%
|
34%
|
24%
|
21%
|
17%
|
20%
|
20%
|
40%
|
66%
|
Nguồn: từ www.imf.org và thống kê Tài chính Quốc tế của IMF
Chính từ việc biên soạn sách giáo khoa giáo điều theo những nhầm lẫn của của Gs Paul A. Samuelson và từ cách giảng không theo lý luận kinh điển Mác-Lênin về lạm phát của một số trường mà ta thấy tình trạng một số chuyên gia và một số nhà kinh tế được mời hội thảo về tiền tệ và kiềm chế lạm phát đã không phát hiện ra việc theo các nhà thống kê Việt Nam đã không dùng CPI trừ năng lượng và lương thực thực phẩm (CPI excluding energy and food) như tất cả các nước phát triển và rất nhiều các nước phát triển nên đã đưa ra một thước đo lạm phát trái với định nghĩa lạm phát tiền giấy của Mác làm cho CPI trở thành một thước đo lạm phát kép ( gồm tỷ lệ lạm phát tiền giấy + tỷ lệ lạm phát giá cả cứ nhẩy đựng lên theo giá dầu).
Chúng tôi đề nghị đồng chí Đỗ Thiện Nhân phó Thủ tướng kiêm bộ trưởng bộ Giáo dục cho kiểm tra việc viết sách giao khoa của các trường kinh tế và tổ chức tọa đàm trong khối trường đại học Kinh tế - Tài chính – Ngân hàng về vấn đề này để nâng cao chất lượng giảng dạy đại học của nước ta./.
[1] Paul A. Samuelson và William D. Nordhaus, Kinh tế học tập II, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 1997 trang 411