Trang chủ Liên hệ Sách viết Ngân hàng Bài báo Công nghệ Vi tính Bài viết Rao vặt Phim ảnh Thư giãn Đăng nhập
Tin Mới
Tìm bài viết
Bài viết
<December 2024>
SuMoTuWeThFrSa
24252627282930
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930311234
22 - ĐÁNH GỤC TRẦN ĐÔNG TRẤN
Tuổi Trẻ ngày 20-8-2009 đưa tin Vụ án Trần Huỳnh Duy Thức trong đó Thức khai đã lập ra blog Trần Đông Chấn để công bố bài viết nghiên cứu về kinh tế vĩ mô, thu hút nhiều người khi đăng bài: “Việt Nam đồng đang ở đâu và sẽ đi về đâu?” Thức cũng đã khai mở blog Psonkhanh để viết bài ủng hộ blog Trấn Đăng Chấn. Thức mò vào blog của tôi và viết comment dưới tên Chấn và Psonkhanh để nói xấu tôi mà sau đó anh ta tự xóa bỏ khi tôi trả lời Trần Đông Chấn bằng lời bình như sau: Khi vào blog của Chấn tôi thấy bài “Việt Nam đồng đang ở đâu và sẽ đi về đâu?” có được 135 bài bình luận có những bài bốc tác giả lên tận mây xanh tán là : Chấn làm thủ tướng thì hay quá” nhưng có những bài chê là khó hiểu và không biết lấy số liệu từ đâu. Tôi rất ham thảo luận nên comment sâu vào một vấn đề cụ thể như sau: “nói tăng truởng GDP có 27% mà cung tiền tới 135% là không đúng quy luật lưu thông tiền tệ. Mức tăng GDP 7 – 8% /năm tạo ra môt lượng hàng hóa rất lớn, tới 4.303.784 tỷ đồng từ 1990 tới 2006 mà số cung tiền ra lưu thông chỉ tăng khoảng 3.200.000 tỷ (tôi nói khoảng là vì trong số liệu ở báo cáo thường niên của Nhtw chỉ cho tỷ lệ tăng tổng phương tiện thanh toán bằng tiền đồng). Như vậy tỷ lệ cung tiền chỉ bằng 75% số GDP và chính sách tiến tệ kích cầu đã làm kinh tế nước ta hưng thịnh 19 năm kể từ khi đổi mới. Tôi mới lên excel, phân tích được 10 năm cụ thể như bảng sau: Năm GDP tăng thêm Tiền lưu thông % so GDP CPI % lạm phát tiền tệ 1990 131968 6404 4.85% 67.10% 67.10% 1991 139634 7666 11936 8.55% 64.60% 64.60% 1992 151782 12148 18931 12.47% 17.36% 17.36% 1993 164043 12261 24883 15.17% 5.20% 5.20% 1994 178534 14491 33083 18.53% 14.40% 14.40% 1995 195567 17033 42646 21.81% 3.60% 3.60% 1996 213833 18266 55303 25.86% 4.50% 4.50% 1997 231264 17431 71199 30.79% 3.60% 3.60% 1998 244596 13332 84720 34.64% 9% 9% 1999 256272 11676 122000 47.61% 0.10% 0.10% Lập tức bài bình luận hiện ngay lên blog. Tôi mừng vì có thời cơ thảo luận làm sáng rõ những điều các tác giả trên blog còn sơ suất chưa đào sâu tính toán sẽ có cơ hội nâng cao tính khoa học của blog. Thức trả lời, ai dè hôm sau tôi tiếp tục comment như sau: “Anh C viết bài này đề cập đến rất nhiều vấn đề nên xin bình luận vài vấn để: 1. Về tăng GDP 27% mà cung tiền tới 135%, e rằng không phù hợp với quy luật lưu thông tiến tệ MV = PQ, Mức tăng GDP 7 – 8% /năm tạo ra môt lượng hàng hóa rất lớn, tới 4.303.784 tỷ đồng từ 1990 tới 2006 mà số cung tiền ra lưu thông chỉ tăng khoảng 3.200.000 tỷ (tôi nói khoảng là vì trong số liệu ở báo cáo thường niên của Nhtw chỉ cho tỷ lệ tăng tổng phương tiện lưu thông bằng tiền đồng). Như vậy tỷ lệ cung tiền chỉ bằng 75% số GDP. Điều đặc biệt là Ngân hàng trung ương đã giữ được tỷ lệ lạm phát thấp hơn tỷ lệ cung tiền ra lưu thông cụ thể là tiền tăng bình quân 25% năm mà tỷ lệ lạm phát chỉ tăng 6% năm. Có năm nhu năm 1997 tiền lưu thông tăng 7,94% giá mới tăng 1% hay cái lợi của lạm phát (kích cầu) lớn gấp 7,94 lần cái hại (tiền mất giá). Ở Mỹ tỷ lệ này chỉ khoàng 3 lần (theo số liệu của IMF). Như vậy chính sách tiến tệ kích cầu đã làm cho Việt Nam hưng thịnh 19 năm liền từ 1989 đến nay. 2. Về việc đề nghị tăng giá tiền đồng để giảm nhập siêu anh rất đúng. Tôi củng có bài báo đê nghi phá giá nhẹ tiền đồng (tỷ giá danh nghĩa cao hơn tỷ giá thực vài %), nhưng không được đăng vì tôi nghĩ rằng Việt Nam lạm phát cao hơn Mỹ nên tiền giấy Việt Nam mất giá hơn USD, Theo so sánh sức mua tương đối PPP (purchasing power parity) tỷ giá VND cao hơn thực tế. Thống đốc Ngân hàng trung ương muốn để thị trường quyết định tỷ giá. Có lẽ chính phủ cũng ngại phá gía vì coi phá giá là xấu mà quên răng sau 3 năm tranh luận trên báo chí từ năm 1993 đến 1996 khi quyết định nâng giá USD lên 5% tháng 10/96 (so với tỷ lệ lên giá 23%) lập tức nhập siêu từ 3,888 triệu USD tụt xuống còn 2.295 triệu và năm 1999 chỉ còn 129 triệu USD. 1. Về việc lũng đoạn thị trường chứng khóan không phải các hedge fund muốn làm gì thì làm Vì phải có điều kiện là nước bị tấn công lên giá nội tệ kéo dài và cao như Thái Lan lên giá nội tệ 11 năm liền ở mức 30% nên khi các hedge fund bán khống các hợp đồng tiền tệ tương lai (FRA) với mỗi phi vụ là 2 tỷ USD nên chỉ cần 15 phi vụ như vậy họ đã làm bốc hơi 30 tỷ USD dự trữ ngoại hối của Thái Lan trong vòng có 1 tháng rưỡi. Lúc đó Thái Lan không còn USD để giữ vững tỷ giá nên tỷ giá từ 25,5 bạt/USD vọt ngay lên 54bạt/USD, và lâm vào khủng hỏang Tài chính. Xin nhớ để có số FRA 2 tỷ USD các hedge fund chỉ cần bỏ ra chí phí 3-4% (khoảng 400.000USD hay 900.000 bạt) đề lập đủ số FRA trị giá 2 tỷ USD. Gọi là bán khống vì họ không có một đồng hàng xuất khẩu nào vào Thái Lan nhưng vẫn mua FRA bảo vệ tỷ giá. Họ cứ việc mua USD theo giá ghi trong hợp đồng (strike price) ví dụ giá 26 bạt/USD rối tự do bán ra thị trường theo giá 30 bạt/USD kiếm lời 4 bạt 1USD hay 4 tỷ bạt cho một phi vụ, lãi 444% so với số vốn bỏ ra là 900.000bạt. Khi đó Thủ tướng Malaysia đã tìm ra kế sách phá thủ đoạn đầu cơ gây khủng hỏang tài chính của các hedge fund bằng cách cấm công dân Malaysia gửi nội tệ tại các ngân hàng ở nước ngoai. Như vậy các hedge fund không thể mua cả tỷ USD bẳng đồng ringghit để phá giá nó với tỷ lệ trên 200% như ở Thái Lan. Đem hợp đồng bảo vệ tỷ giá vào Malaysia sẽ không thề mua cả tỷ USD và bán cả chục tỷ Bạt như vậy để lũng đoạn tỷ giá. Có lẽ anh Ch không đi sâu vào diễn biến của khủng hoảng tài chính Đông Á nên tưởng tượng ra những con dã thú sừng mềm có thể thôn tính Việt Nam bằng những công cụ tài chính mới mà mà các nhà kinh tế đã tìm ra cách chữa trị. Công lớn của anh Ch là đã mở ra một diễn đàn để bàn luận những vấn đề rất hay.” Ai dè vào khung dành cho bình luận (comment) bị bật ra ngay. Khung cứ trắng tinh, không hiện lời bình luận lên như hôm trước. Lúc đầu tôi tưởng máy vi tình hay mạng internet bị trục trặc. Lúc sau mới chú ý đến câu tiếng Anh trả lời tôi: “Anh không có quyền bình luận trên blog này”. Xem lại lời bình luận hôm trước, nó đa4 bị bóc đi mất rồi. Ra tự do ngôn luận trên blog là như vậy. Bị ong trích trúng chỗ thiếu sót có chứng cứ là cầm cửa ngay. Sau đó Thức vào blog của dưới tên Psonkhanh là “tôi không phục anh ngay từ khi anh còn trên bục giảng” tôi viết trên blog của tôi lời bình như sau: “Rất cảm ơn anh Chấn đa đến thăm trang blog của tôi và lại cho bình luận nữa. Tôi mở blog cốt để cùng bạn bè nhất là người tri kỷ tranh luận để tìm ra sự thật trong lý thuyết kinh tế và tiền tệ để mong cứu đất nước khỏi suy thoái nguy hiểm. Khi mà một số bộ trưởng không chịu đọc lại lý thuyết về lạm phát mà vẫn điều hành lạm phát gây ra những giải pháp sốc, việc góp ý kiến để sửa làm rất khó. Viết thế nào để khỏi mất lòng để người có sai lầm dễ nhận ra quả là khó, Ví dụ việc yêu cầu tổng biên tập một tờ báo không được đăng những bài mà bộ cho là "nhậy cảm" quả thật là không có trong luật báo chí. E rằng bộ trưởng không đọc bộ luật này nên tưởng mình có quyền kiểm duyệt báo chí và không thấy đó là một hành động thất sách vì nó chả khác gì tuyên bố tôi không nghe báo chí. Như ông bộ trưởng bộ tài chính khi viết bài ở tạp chí Cộng Sản số 7-2008 đã đưa ra một định nghĩa lạm phát như sau: “Lạm phát được đánh giá bằng cách so sánh giá cả của cùng 1 loại hàng hóa vào hai thời điểm khác nhau, với giả định chất lượng hàng hóa không đổi”. Ở đây có hai vấn đề cần trao đổi cho rõ; - ai cũng biết rằng muốn rõ tỷ lệ lạm phát phải dùng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) gồm một rổ hàng hoá khỏang 200 – 500 mặt hàng và chỉ số lạm phát cơ bản, vậy nói cùng 1 loại hàng hoá nghĩa là không cần dùng CPI nhiều mat hàng chăng? - Theo Mác lạm phát là khi lượng tiền lưu thông quá nhiếu so với tổng số giá cả hàng hoá đưa ra lưu thông Ở đây tác giả đã không theo khái niệm lạm phát của Kinh tế-chính trị học Mác Lênin mà đã vô tình theo trường phái " Lạm phát giá cả" để định nghĩa lạm phát là khi giá cả chung tăng lên. Người có chút kiến thức về tiền tệ hiểu ngay rằng nếu nói cứ giá cả tăng là lạm phát thì sẽ đi đến chỗ là coi thiên tai, lũ lụt, cúm giá cầm, sốc dầu lửa làm giá tăng là lạm phát. Vậy thì lấy thuốc chữa lạm phát tiền giấy như thắt chặt tiền tệ, nâng lãi suất để chữa lạm phát giá cả có thề hã giá dầu trên thế giới, có thể ngăn lũ lụt để hạ giá cả không? Vì định nghĩa lạm phát như thế, ông bộ trưởng tưởng rằng có thể lập ngân hàng trung ương thứ hai trong cái "siêu bộ" của mình. Nuốt Ủy ban chứng khoán vào bộ nhưng chẳng hiểu gì vế các quy luật đang tác động khách quan tới thị trường chứng khoán như quy luật lãi suất càng nâng cao TTCK càng đìu hiu, tôi cũng mong ông ấy đọc trang blog của tôi và tỉnh ngộ ra. Thế giới nay đã cùng chịu chung sự tác động của 2 loại lạm phát tiền giấy và lạm phát giá cả mà ông lại theo trường phái lạm phát giá cả nhầm lẫn cứ tăng giá là lạm phát. Và cứ thế điều hành tiền tệ theo kiểu cứ sốt thì bỏ vào tủ lạnh cho hết sốt. nên đất nước đã bị đẩy đến bờ vực của suy thoái. Ông bộ trưởng cũng phát biểu trước Quốc hội lúc truyền hình trực tiếp là Việt Nam có thể bị suy thoái. E rằng ông cũng chẳng biết suy thoái là gì, kích bản xấu nhất ra sao để ngăn chặn, vì nó nguy hiểm gấp bội lạm phát. Với tinh thần trách nhiệm truớc Đảng và nhân dân cần đưa ra cuộc họp chính phủ để bàn bạc tập thể tìm cách ngăn chặn, nhưng không thấy đưa là điều đáng lo cho đất nước. Anh đã góp ý kiến với tôi rất thẳng thắn nên cũng xin phép nói thẳng là anh chỉ phát biểu quan điểm riêng mà tôi hiểu là không đồng tình với tôi dùng chính sách lạm phát vừa phải để tăng trưởng nhanh tạo hưng thịnh cho Việt Nam liên tục 19 năm nhưng không chứng minh về lý thuyết và nhất là không kiểm chứng trong thực tế của Trung Quốc và nước ta. Gĩư quan điểm riêng là ngầm nói rằng dù thế nào tôi cũng giữ quan điểm riêng, thực chất là đóng cửa lại không trao đổi tranh luận khoa học gì cả. Cái thứ hai là anh hay dắt dây từ chuyện này sang chuyện khác như từ bài khủng hoảng kinh tế anh dắt sang ý đồ chính trị là thời cơ "nổi dậy" để lật đổ chính quyền Cộng Sản. Mỹ có phải Cộng sản đâu mà đang đại suy thoái như thập kỷ 1930. Cách viêt đó rât yếu về chuyên môn và non nớt về chính trị. Anh làm sao có thể chứng minh đa đảng là tự nhiên hết lạm phát hết suy thoái? Để tranh luận có lợi cho đất nước, tôi đề nghị anh thử trà lời những câu hỏi sau: - Hiện nay có đúng là thế giới phải đối phó cùng lúc với lạm phát tiền giấy và lạm phát chi phí đẩy, thực chất là cơn sốc dầu lửa đột lốt lạm phát? - Anh đã đọc Kinh tế học của Paul A. Samuelson và William D.Nordhaus các lần xuất bản trước (đền 5 lần ở Việt Nam) và xuất bản lần thứ 17 mà tôi trích trang 557 trên blog của tôi chưa, nói thật đi? Tôi mở trang blog cũng có ý đồ nâng cao tính chính xác khoa học của kinh tế học trong tình trạng có qúa nhiều trường phái không ai chịu ai. Hy vọng anh sẽ dùng khả năng nghiên cứu của mình tham gia cứu đất nước.” Monday October 27, 2008 - 06:05am (ICT) Ý thứ hai này (tôi gạch dưới) nói đúng tim đen và chỗ yếu của Thức (qua blog của Chấn) nên anh ta ngưng bặt không liên hệ với blog của tôi nữa. Để bạn đọc khỏi phải tìm lại bài “Lạc vào thế giới blog” của tôi xin chép lại những comment như trên./.
390
283236
Germany Contact Bank Technology Hội Viên
Định cư
Restaurant
Vũ Ngọc Trí
Contact
Forum
News
Pearls's Blog
Bank
Reports
Brave's Blog
Technology
Computer
Vũ Ngọc An
Vũ Ngọc Bình
Võ Ngọc Hạnh
Hội thảo
Hỗ trợ
Engineer Vũ Ngọc Dũng
HP: 0903918144
vudzung57@gmail.com
---------
Nếu quý vị thấy website hữu ích. Xin ủng hộ số tiền tùy hỷ gửi vào tài khoản sau:
Ngân hàng: VietinBank
Số tài khoản: 106004126294
Chủ tài khoản: Vũ Ngọc Dũng
Truy vấn
Xin chào Quý Khách !
Đã xem 441722
Đang xem 157
Copyright © 2008 -  Information Technology Bank - Designed by VND