Trang chủ Liên hệ Sách viết Ngân hàng Bài báo Công nghệ Vi tính Bài viết Rao vặt Phim ảnh Thư giãn Đăng nhập
Tin Mới
Tìm bài viết
Bài viết
<December 2024>
SuMoTuWeThFrSa
24252627282930
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930311234
45 - LÀM ĐÚNG QUY LUẬT KHI ĐIỀU HÀNH TIỀN TỆ
 
7. GIẢI PHÁP ĐÚNG QUY LUẬT THAY THẾ CÁC LIỆU PHÁP SỐC
( Trích từ “Lý thuyết tiền tệ kiểm chứng qua Lịch sử tiền tệ Việt Nam”)
Trước khi lạm phát phi mã ở Việt Nam chấm dứt năm 1989 bằng các giải pháp hợp quy luật lưu thông tiền tệ, thế giới coi lạm phát phi mã là bệnh nan giải. Các nước bị lạm phát phi mã thường dùng các giải pháp sốc để chữa căn bệnh nan y về tiền tệ này. Điển hình là Argentina và Brazil đã có những giải pháp nổi tiếng, kéo lạm phát từ 1000% xuống 5% làm sôn sao dư luận. Báo chí thế giới ca ngợi hết lời về kế hoạch Alfonsi, tên của tổng thống Argentina, khi Tổng thống kiêm luôn bộ trưởng Tài chính để có đủ quyền lực chỉ duyệt chi ngân sách khi có thu. Thường thường lạm phát phi mã đều kèm theo bội chi ngân sách ghê gớm, nên nhiều người quan niệm rằng cứ quản lý chặt được ngân sách là hết lạm phát.Vì vậy ông Alfonsi cho rằng bộ trường bộ Tài chính ngang vai vời các bộ trưởng khác không thể duyệt chi ngân sách có thu mới chi. Nhưng khi ông làm tổng thống và kiêm luôn bộ trường bộ Tài chính có thể hạ mạnh lạm phát nhưng không chi kịp thời một số khoản rất cần cho kinh tế làm nhiều khâu trong nền kinh tế bị rối lên và làm cho tăng trưởng kinh tế bị giảm sút, nhiều công việc cấp bách cho quốc kế dân sinh bị đình hẳn. Điều này để lại những dấu vết trong số liệu kinh tế tiền tệ, giúp ta nhìn lại tình hình sáng rõ hơn:
Bảng 3. Tình hình lạm phát phi mã và cách chống lạm phát của Argentina

Năm
1988
1989
1990
1991
Tiền: tỷ pêso, từ năm 1990 là ngàn pêso
55,1
2311,4 – 273*
3068
7626
% so với năm trước
1948%
419,4%
1123,89%
248.6%
% tăng GDP
 
 
 
99%
Chỉ số giá cả so với năm trước
243%
61,93%
2470%
272,1%
Lãi suất tiền gửi (% năm)
 
17236%
1518%
 
Lãi suất cho vay (%/năm)
437,3%
1387179%
9645422%
 

Nguồn: Thống kê Tài chính Quốc tế của IMF số tháng 10-1995
Bảng trên cho thấy năm 1989, Argentina đã đổi tiền với 1 triệu tiền cũ ăn một đồng tiền mới nên khối tiền lưu thông được tính là tỷ pêso, sang năm 1990 dùng đơn vị là ngàn pêso ( chỗ có dầu *). Tỷ lệ lạm phát cao tới 2470% mà lãi suất tiền gửi chỉ có 1518% hay là lãi suất âm -952%. Như vậy khi người dân gửi tiền ở ngân hàng vốn sẽ cụt đi 952% một năm. Lãi suất cho vay lại cực lớn 9645422% nên doanh nghiệp vay vốn ngân hàng không sao chịu đựng được. Những giải pháp sốc đó đã làm kinh tế suy giảm với GDP giảm sút 1% năm 1991.
Đến năm 1993, Argentina đã vận dụng được các giải pháp đúng quy luật lưu thông tiền tệ nên khối tiền tệ chỉ tăng thêm 33% rồi kéo dần xuống 12,8% như bảng sau:
Bảng 4, Chấm dứt lạm phát phi mã ở Argentina

Năm
1992
1993
1994
1996
1996
1997
1998
Tiền: ngàn pêso
11364
15119
16362
16619
19042
21468
21489
% tăng thêm
49,0%
33,0%
8,2%
1,6%
14,6%
12,8%
0,0%
Chỉ số giá
24,9%
10,7%
4,1%
3,4%
0,2%
0,5%
0,9%
GDP (giá 1985)
273,09
73.444
68.878
68.922
75.059
81.554
86.474
% tăng
2%
-78%
-6%
0%
9%
9%
6%
Lãi suất tiền gửi
17%
11%
8%
12%
7%
 
 
Lãi suất cho vay
 
 
10%
18%
11%
 
 
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
19938
30746
37610
35969
43097
 
 
% tăng thêm so với năm trước
72,0%
54,2%
22,3%
-5,2%
20,9%
 
 

Nguổn: Thống kê Tài chính Quốc tế của IMF
Lãi suất tiền gửi đã trở thành lãi suất dương (cao hơn tỷ lệ lạm phát) nên đã thu hút được tiền gửi ngày càng tăng, rút bớt tiền lưu thông nằm trong dân chúng vào ngân hàng. Đến năm 1996-1997 GDP đã tăng trưởng tới 9%.
Brazil cũng vậy, thập niên 1980 lạm phát phi mã, chỉ số gía từ 808% năm 1987 đã lên tới 87.377% năm 1989, nhưng lãi suất tiền gửi âm: có 401% và 5922%. Năm 1987 chỉ bằng 1/2 năm và năm 1989 chỉ bằng 1/14 chỉ số giá. Nhưng từ năm 1994 đã giảm được tỷ lệ tăng khối tiền lưu thông xuống chỉ còn trên 7,5% đến 29,6%/Năm. Lãi suất tiền gửi cao gần gấp đôi tỷ lệ lạm phát từ năm 1993 đã làm tiền tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn tăng với tốc độ từ 1144% đến 3147% năm, tới năm năm 1995 mới trở lại tốc độ 35% rồi 4%/năm. Điều này chứng tỏ lãi suất tiền gửi cao ở Việt Nam đã được ứng dụng để thu hút tiền từ lưu thông về ngân hàng và cũng tránh được khuyết điểm lãi suất tiền gửi “lướt trên ngọn sóng” quá cao như Việt Nam.
Trước năm 1989 có 17 nước bị lạm phát phi mã, sau năm 1994 chỉ còn 4 nước lạm phát phi mã đó là:
Bảng 4. Các nước còn bị lạm phát phi mã sau 1989

Nước
1994
Sau đó tụt xuống còn
Armenia
4962%
18,7% (1996), 2,2% (2005)
Cộng hòa Dân Chủ Công gô
23773%
354% (1997), 12,7% (2005)
Belarus
2221%
52,7% (1996), 12,1% (2005)
Azerbaijan
1663%
32% (1996), 12,7%(2005)

Nguồn: Thống kê Tài chính Quốc tế của IMF
Lạm phát phi mã đã không còn là căn bệnh nan y khi đã có nhưng giải pháp hợp quy luật lưu thông tiền tệ rút được tiền nằm trong dân chúng về tiền tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn ở ngân hàng – những khoản tiền tích lũy nằm ngoài lưu thông theo luận điểm thiên tài của Mác. Hiện nay lạm phát phi mã chỉ còn xẩy ra ờ vài nước có nội chiến mà người ta tưởng lầm rằng lạm phát là nguồn cung cấp tiền cho chiến tranh./.

Kỳ này đưa lên blog kinh nghiệm chống lạm phát phi mã kỳ diệu của Việt Nam 1989 và ảnh hưởng tốt của nó đến các nước khác với mong muốn là báo chí chúng ta có thể nêu kinh nghiệm này để việc kiềm chế lạm phát của nước ta không gây sốc cho kinh tế vì những nhầm lẫn không đáng có như dùng thước đo lạm phát không đúng chỉ có khoảng 5%-6% nhưng vì TCTK không dùng CPI excluding energy and food nên đã nống nó lên 12,56%. Rất mong các bạn phóng viên vào thăm blog có thể đến thăm tôi tại 132/10 đường Tân Mỹ Q7 thành phố Hồ Chí Minh để có thể sử dụng các số liệu của IMF, phân tích tình hình nước ta và một số nước để gỡ cho các nhà điều hành tiền tệ tình trạng không nắm vững định nghĩa kinh điển của lạm phát theo lý luận Mác-Lênin như ông Vũ Văn Ninh.
Khuyết điểm về trình độ kinh tế học quá rỗng đã biến lạm phát của Việt Nam từ một con số thành lạm phát phi mã với đặc trưng là giá tăng nhanh hơn tiền gây sốc cho kinh tế làm nước ta trở thành mồi ngon cho suy thoái toàn cầu xâm nhập vào và sẽ rơi vào kịch bản suy thoái xấu nhất trong vài tháng tới.
 
 

390
283193
Germany Contact Bank Technology Hội Viên
Định cư
Restaurant
Vũ Ngọc Trí
Contact
Forum
News
Pearls's Blog
Bank
Reports
Brave's Blog
Technology
Computer
Vũ Ngọc An
Vũ Ngọc Bình
Võ Ngọc Hạnh
Hội thảo
Hỗ trợ
Engineer Vũ Ngọc Dũng
HP: 0903918144
vudzung57@gmail.com
---------
Nếu quý vị thấy website hữu ích. Xin ủng hộ số tiền tùy hỷ gửi vào tài khoản sau:
Ngân hàng: VietinBank
Số tài khoản: 106004126294
Chủ tài khoản: Vũ Ngọc Dũng
Truy vấn
Xin chào Quý Khách !
Đã xem 441669
Đang xem 102
Copyright © 2008 -  Information Technology Bank - Designed by VND