(tiếp theo)
Quản lý tiền tệ đã được đưa lên mức nghệ thuật: tiền đưa ra nhiều nhưng giá cả tăng ít hơn từ 1,17 lần tới 7,94 lần trong khi các nước chỉ đạt khoảng 2 -4 lần như Mỹ trong 7 năm từ 1997 tới 2003 giá tăng chậm hơn tiền chỉ từ 1,48 lần tới 4,73 lần bình quân 2,48 lần (theo số liệu của IMF). Được như vậy do ngân hàng trung ương đã không làm xáo động lòng dân gây ra tâm lý quá lo sợ về lạm phát. Tâm lý người dân ổn định sẽ làm cho V (tốc độ lưu thông tiền tệ) trong công thức MV = PQ của Fisher về quy luật lưu thông tiền tệ không tăng lên và cùng M (khối tiền lưu thông) tác động kép lên P (giá cả). Mác cũng có công thức tương tự Md = PQ/V với Md(Money demand) là khối tiền cần cho lưu thông. Như vậy Mác đã làm rõ hơn khi tách M thành Md và Ms(Money supply) từ đó xác định rõ hơn Md>Ms là lạm phát còn Md>Ms là thiểu phát.
Giai đoạn 2: giảm tỷ lệ lạm phát làm giảm tăng trưởng:
Việt Nam
|
1998
|
1999
|
2000
|
2001
|
Tiền : Tỷ đồng
|
84726
|
122000
|
152500
|
191100
|
% so với năm trước
|
19%
|
24.00%
|
25.00%
|
25.31%
|
Chỉ số giá
|
9%
|
0.10%
|
-0.60%
|
0.80%
|
Lợi hơn hại
|
2.11
|
240.00
|
-41.67
|
31.64
|
GDP:ngàn tỷ VND giá 1994
|
244596
|
256272
|
273582
|
292535
|
% so với năm trước
|
5.76%
|
4.77%
|
6.75%
|
6.93%
|
Vì nghe thống đốc ngân hàng trung ương khối EU cho rằng tỷ lệ lạm phát tốt nhất là 4%, nên ngân hàng trung ương Việt Nam đã hạ lạm phát từ 9% năm 1998 (với 1 số tháng CPI âm) và GDP xuống còn 5,76%, năm 1999, lạm phát xuống còn 0,1% làm tỷ lệ tăng trưởng GDP tụt xuống còn 4,77% và năm 2000 xuống tới mức thiểu phát -0.6% GDP chỉ còn 6.75%. Đáng tiếc là ông Nguyễn Văn Giầu, thống đốc ngân hàng nhà nước trong cuộc trả lời chất vấn thành viên chính phủ của Quốc hội đầu năm nay đã không nhớ số liệu tụt xuống nên cho rằng GDP vẫn tăng cao trong giai đoạn này.
Giai đoạn 2002 tới 2007: vững vàng hơn với chính sách dùng lạm phát để kích cầu.
Việt Nam
|
2002
|
2003
|
20.04
|
2005
|
2006
|
2007
|
Tiền : Tỷ đồng
|
249950
|
304800
|
420000
|
520000
|
700000
|
na
|
% so với năm trước
|
30.80%
|
21.94%
|
37.80%
|
23.81%
|
34.62%
|
|
Chỉ số giá
|
4%
|
3%
|
9.50%
|
8.40%
|
7.40%
|
12.63%
|
Lợi hơn hại (số lần)
|
7.70
|
7.31
|
3.98
|
2.83
|
4.68
|
|
GDP:ngàn tỷ VND giá 1994
|
313247
|
336242
|
362435
|
393031
|
425135
|
|
% so với năm trước
|
7.08%
|
7.34%
|
7.79%
|
8.44%
|
8.17%
|
|
Đáng chú ý là thời kỳ này số tiền lưu thông tăng với tỷ lệ cao hơn các thời kỳ trước nhưng tỷ lệ lạm phát vẫn giữ được thấp (nếu tính theo chỉ số lạm phát cơ bản chỉ bằng 60% - 65% của CPI là khoảng trên dưới 6%) đáng tiếc là nhiều chuyên gia của hội đồng chính sách tiền tệ, báo chí không phân biệt được lạm phát của ta chỉ là loài lạm phát vừa phải (dưới 10%) như hầu hết các nước, cứ phóng ra những tít giật gân nào là
Lạm phát phi mã, Giá tăng phi mã, Cơn bão giá cả khiến lòng dân không yên. Đây quả là những kiến thức không được cập nhật theo lý luận chính thống về kinh tế học hiện đại đã nói rất rõ lạm phát phi mã có tốc độ là 20% đến 50%/ tháng. Một số chuyên gia và nhà kinh tế đã vô tình theo thuyết lạm phát giá cả nhầm lẫn theo quan điểm trái với lý luận Mác-Lênin, cho rằng cứ giá cả chung tăng lên là lạm phát mà không thấy rằng chính Gs Paul A. Samuelson, cha đẻ của thuyết lạm phát giá cả, đã nhấm lẫn cho “
lạm phát là kẻ thù kinh tế số một”
[1] nên đến khi chứng minh cho luận điểm này ông đã nhầm lẫn lạm phát phi mã với lạm phát vừa phải khi viết: “
Nếu lạm phát tăng 20 hoặc 30% một tháng thì các cửa hàng thay giá niêm yết thường xuyên đến mức những thay đổi trong gia tương đối không còn nhận ra được nữa”
1b. Như vậy, ta thấy nổi lên nguyên nhân của lạm phát ở nước ta cao hơn các nước là do việc không chịu trau dồi kiến thức để đáp ứng được nhiệm vụ được giao.
Điều nổi bật là từ năm 2004 khi cơn sốc dầu lửa hình thành, các nước đều giữ được mức lạm phát vừa phải còn TCTK đã giữ quan điểm riêng không dùng CPI excluding energy and foods như tất cà các nước phát triển và hầu hết các nước đang phát triển nên CPI nhẩy vọt theo giá dầu thế giới lên tới 9,5%, 8,4%. Năm 2006, chỉ cần TCTK sửa quyền số nhóm hàng lương thực thực phẩm từ 48,56% xuống 42,85%, CPI giảm ngay xuống 7,4%. Nhưng TCTK đã không ngó ngàng tới ngay thành tích sửa đổi CPI này và năm 2007 cũng không dám dùng CPI đã điều chỉnh tính toán theo số trung bình nhân thành 8,3% chỉ vì người dân kêu không thể chịu được cách tình làm biến đổi “giả tạo” chỉ số giá tiêu dùng, chỉ vì không hiểu ý nghĩa của việc này là tạo ra một thước đo lạm phát trung thực với thực tế và lý luận là chỉ có lạm phát tiền giấy không có lạm phát giá cả.
TCTK đã không đọc và làm theo các chỉ dẫn gốc (Primer core inflation) nghĩa là vỡ lòng về chỉ số lạm phát cơ bản và có cái lạ là chỉ trưng ra những trang web nói về những nước có lạm phát cao hơn ta, ngó lơ những trang web nói về CPI của các nước thấp hơn ta. Ở Mỹ, ông Greenspan, chủ tịch qũy dự trữ Liên bang Mỹ đã tiêu tùng sự nghiệp vì thả cho công cụ phái sinh gây khủng hoảng ngân hàng. Việt Nam, chỉ vụ trưởng, vụ phó TCTK đã có thể đẩy lạm phát cao hơn các nước và tạo ra những giải pháp kiềm chế lạm phát gây sốc cho lưu thông mở đường cho suy thoái dễ xâm nhập phá kinh tế mà vẫn ung dung tự tại chẳng cần biết tác hại đến kinh tế ra sao?
Nói một cách khách quan, tăng trưởng của ta chưa vững chắc cần phải chú ý tới chỉ số ICOR về hiệu quả đầu tư, đó là vế thứ hai cần làm khi đã đạt được việc dùng lạm phát vừa phải để tăng trưởng GDP.
[1] Gs Paul A. Samuelson và William D. nordhaus, Kinh tế học tập II. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 1997 trang 399 và 1b trang 402