Hoan nghênh Quốc hội kỳ này đã có hướng giải quyết tận gốc nhiều vấn đề nhân dân quan tâm như đền bù đất đai theo cả giá trị vô hình và mổ sẻ kịp thời tình hình thiểu phát xuất hiện theo GDP âm -0,19% tháng 10-2008. Theo sách Kinh tế học nhất, là theo chủ nghĩa Mác, thiểu phát (deflation) là thiếu tiền cho lưu thông khiến kinh tế suy sụp, sức mua của người dân gỉam hẳn, không tiêu thụ hết hàng hoá do doanh nghiệp sản xuất ra nên nguy cơ phá sản cận kề. Nó khác gỉam phát ở chỗ giảm phát chỉ là kéo tỷ lệ lạm phát xuống thấp hơn trước (CPI vẫn dương). Nhưng khi thảo luận còn có ý kiến cho rằng không nên kết luận ngay mà còn phải chờ xem. Tại sao lại như vậy?
Nguyên nhân không thấy được những dấu hiệu cảnh báo thiểu phát gắn liền với suy thoái
Trước hết là do xa rời chủ nghĩa Mác.
Ngay bộ trửơng Bộ Tài chính, từ bỏ lý luận Mác Lê nin, chạy theo trường phái lạm phát giá cả đầy sai lầm để đưa ra một định nghĩa mà chính Gs. Samuelson, cha đẻ của thuyết lạm phát giá cả đã phải thay đổi quan điểm trong lần xuất bản thứ 17 cuốn kinh tế học của Gs. Trong bài "“Một số giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô” trên Tạp chí Cộng Sản số tháng 7-2008, bộ trưởng đã trích dẫn về lạm phát xa lạ với lý luận Mác-Lênin và kinh tế học hiện đại: “Lạm phát được đánh giá bằng cách so sánh giá cả của cùng 1 loại hàng hóa vào hai thời điểm khác nhau, với giả định chất lượng hàng hóa không đổi”. Định nghĩa này sai về cả hai mặt: một là phải theo một rổ hàng hoá gồm trên 10 nhóm hàng và gần 500 mặt hàng, chứ không phải một loại hàng hoá; hai là phải dùng CPI trừ năng lượng và lương thực thực phẩm (CPI excluding energy and foods) để phản ảnh trung thực tỷ lệ lạm phát tiền giấy. TCTK không dùng loại CPI này là đã tạo ra một tỷ lệ lạm phát kép (gồm cả lạm phát tiền giấy và lạm phát giá cả)
Như vậy là không đúng với lý luận Mác Lênin đã viết rắng lạm phát là thừa tiền cho lưu thông, cụ thể là khi khối tiền thực tế lưu thông Ms (Money supply) vượt quá khối tiền cần cho lưu thông Md (Money demand) theo quy luật: Md = PQ/V
[1]. Còn thiểu phát là trường hợp ngược lại: khối tiền thực tế lưu thông Ms < Md mà cách biểu hiện số học là CPI âm. Quy luật khối tiền cần cho lưu thông đã được dạy trong chương trình Kinh tế Chính trị học Mác – Lênin mà lớp trung cấp và cao cấp ở các trường Đảng đều có. Cán bộ nhà nước trong diện được đề bạt đều phải qua chương trình đạo tạo trung, cao cấp ở các trường Đảng, chả lẽ ông Vũ Văn Ninh không qua một lớp nào? Quốc hội nên giám sát lại.
Thứ hai là vì đã không vận dụng quy luật khối tiền cần cho lưu thông của Mác.
Công thức của quy luật này tương tự như công thức MV = PQ của Fisher. Chỗ khác nhỏ là Mác đã tách M trong công thức của Fisher thành Md và Ms. Chính vì vậy khi điều hành tiền tệ, quy luật khối tiền cần cho lưu thông đã không được vận dụng. Câu nói "thả nổi giá cả" đưa ra khi lạm phát tính theo CPI cũ của TCTK đã cung cấp sai tỷ lệ lạm phát tiền giấy là 9,5% năm 2004. Đối lập với câu này là câu của Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng "Nếu không thận trọng thì tăng giá và tác dụng tăng giá sẽ vượt qúa tầm kiểm soát và kinh tế sẽ có thể đổ vỡ" trên báo Lao Động ngày 19/11/2007. Câu nói này đã tác động mạnh tới tâm lý người tiêu dùng làm tăng V, tốc độ lưu thông tiền tệ và làm P, giá cả, tăng nhanh hơn M, tiền lưu thông; điều chỉ xẩy ra trong lạm phát phi mã. Sau đó không một tờ báo nào nhắc lại câu này (chắc là trong cuộc họp thường kỳ với Tổng biên tập các báo đã có sự nhắc nhở của ban Văn hóa Tư tưởng của TW Đảng). Dù năm 2006 chỉ với việc điều chỉnh quyền số nhóm hàng lương thực thực phẩm từ 47,86% xuống 42,65% là đã làm CPI giảm xuống chỉ còn 7,4% hay giảm 33% so với 2004. TCTK đã phủ nhận chính việc làm tốt này của mình. Việc báo cáo không trung thực tỷ lệ lạm phát năm 2007 là 12,56% đã gây ra việc hoảng hốt chống lạm phát từ đầu năm 2008, đánh đổi tăng trưởng cao lấy vài % của lạm phát kép. Chứ dùng CPI trừ năng lượng và lương thực thực phẩm thì tỷ lệ lạm phát của nước ta chỉ từ 5 đến 6% như mức trung bình của các nước chỉ có 3,36% đến 4,5%, đâu có lạm phát cao. Chỉ số lạm phát cơ bản đã trừ đi những biến động giá cả nhất thời như giá lương thực tăng do thiên tai, giá dầu lửa tăng do cung < cầu dầu lửa và do đầu cơ, hay nói cách khác là những nguyên nhân gây tăng giá không do tiền tệ. Bây giờ CPI cũ kỹ đó đã cho con số âm là thiểu phát. Giá dầu và lương thực ảnh hưởng mạnh tới CPI nên khi giá dầu giảm từ 124USD/thùng xuống 67USD/thùng, hay giảm 54%, CPI tất nhiên phải âm. Lạm phát tiền tệ chưa chắc đã gỉam tới số không chưa nói vượt qúa sang số âm. Thời gian trôi qua gần một năm đủ chứng minh CPI trái với thông lệ chung của các nước đã gây bao rắc rối cho điều hành tiền tệ và cho cả kinh tế. đồng thời làm chậm việc nhận ra nguy cơ suy thoái.
Dấu hiệu của suy thoái và thiểu phát đã rõ
1. Nhiều cảnh báo về suy thoái từ đầu năm đã không được lắng nghe
- Chủ tịch ngân hàng phát triển châu Á đã có bài "Việt Nam nên chấp nhận suy thoái trong ngắn hạn" từ tháng 3-2008,
- bản thân tôi đã gửi thư lên chủ tịch nước báo cáo về nguy cơ suy thoái từ tháng 3 nhưng chắc thư ký không trình thư lên. Nhóm chúng tôi đã có bài báo " lạm phát giá cả. coi chừng nhầm thuốc" đăng trên báo Nhân Dân điện tử, rồi bài thứ hai "lạm phát giá cả, bù lỗ không phải thuốc chữa" trên báo Lao Động được Vietnamnet đăng lại và Google sử dụng làm tài liệu để trả lời câu hỏi CPI trừ năng lương và lương thực thực phẩm là gì? Khi chúng tôi hỏi Tổng biên Tập một tạp chí vì sao không tiếp tục đăng một số bài báo viết về lạm phát và biện pháp kiềm chế lạm phát tại cuộc họp cộng tác viên thì được trả lời khi gửi bản thảo lên một bộ để xin ý kiền đã được phản hồi là không được đăng vì rối việc!
2. Một sô dấu hiệu của suy thoái đã xuất hiện trên thị trường
- Thị trường chứng khoán rớt từ 927 điểmxuống 332 điểm và không gượng dậy được, nguyên do vì không hiểu rằng lãi suất tăng cao là TTCK lao đao vì đầu tư chứng khoán không lãi bằng gửi tiền tiết kiệm ngân hàng lại rủi ro cao. Tin đại gia chứng khoàn bị mất cả ngàn tỷ đồng do VN.Index thủng sàn. cổ phiếu ngân hàng giảm đồng loạt làm cổ đông ngân hàng lo lắng, như vậy nhà đầu tư bằng cổ phần đã bị thiệt hại nặng do suy thoái
- sức mua giảm sút: Tin từ Vietnamnet 30-10 chỉ rõ sức mua giảm ở mọi nhóm hàng: thực phẩn phẩm giảm 30-50%, sữa giảm 10-15%, hàng điện tử giảm 25%, thời trang cao cấp giảm 20%.
3. Một số giải pháp kiềm chế lạm phát gây sốc cho kinh tế đã mở cửa cho suy thoái
- Rõ ràng hơn cả là các gỉai pháp kiềm chế lạm phát đẩy ngành ngân hàng đến bờ vực của mất khả năng chi trả không được chính phủ quan tâm và khoán cho ngành ngân hàng tự giải quyết lấy. Vì vậy đã có những động thái ngược chiều: Nâng lãi suất lên lại động viên các ngân hàng hạ xuống do không giải quyết được cuộc chạy đua lãi suất do các ngân hàng nhỏ nâng lãi suất tiền gửi lên để hút tiền gửi của các ngân hàng lớn. Thu hút tiền về rồi lại bơm tiền ra để bảo vệ ngân hàng khỏi mất khả năng thanh khoản. Trong chống lạm phát phi mã thành công năm 1989 ngân hàng nâng lãi suất lên 12%/tháng sau hạ xuống 9 rồi 7% nhưng lãi suất cho vay xí nghiệp quốc doanh và HTX vẫn duy trì ở mức 1% đến 3% tháng, nhờ ngân sách nhà nước hỗ trợ. Bộ Tài chính hoàn toàn không học tập ở các vị tiền bối nên thản nhiên từ chối hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho nông nghiệp và thủy sản v.v… Thử hỏi có trái ngược với 27.000 tỷ bù lỗ cho tổng công ty Xăng dầu hai năm 2004 và 2005 "hào phóng" thả cho ngân sách chẩy máu sang các nước láng giềng bao cấp giá xăng rẻ cho người tiêu dùng ở nước ngoài. Đề nghi Quốc hội chất vấn Bộ Tài chính về vấn đề này để tháo gỡ nguy cơ suy thoái cho đất nước. Rõ ràng so với Bộ trưởng Tài chính Mỹ là kém xa về tầm nhìn trước nguy cơ suy thoái của đất nước mà chính bộ trưởng bộ Tài chính đã nói trong phiên truyền hình trực tiếp buổi Quốc hội chất vấn các thành viên Chính phủ.
- thị trường bất động sản giảm giá 60% biểu hiện sức mua bất động sản gỉam sút mạnh, chả lẽ cũng không phải là dấu hiệu báo trứơc suy thoái ngấp nghé qua nhiều cửa để ngỏ cho nó xâm nhập, trong đó cửa từ ngân hàng là nguy hiểm nhất vì nó tuơng tự như lối xâm nhập vào Mỹ của suy thoái.
Viết bài này với nỗi lo không ngủ được vì nguy cơ suy thoái cận kề sau 19 năm hưng thịnh lên tục từ đổi mới đến, nay nên rất mong các bạn vào thăm blog gửi bài này tới các đại biệu Quốc hội, may ra còn kịp ngăn chặn./.
[1] Các Mác, Tư bản, Nhà xuất bản Tiến Bộ Mat-scơva và Sự thật Hànội năm 1988 trang 158