14
-
TRUNG QUỐC MUỐN TỰ SÁT KHI BỨC TỬ SÔNG MÊ KÔNG?
Trung Quốc muốn tự sát khi bức tử sông Mê Kông? TRUNG QUỐC BỨC TỬ SÔNG MÊ KÔNG LÀ TỰ SÁT Tin báo Tuổi Trẻ mới đưa ngày 26-5-2009 về Trung Quốc đã hoàn thành đập Tiểu Loan ở Vân Nam cao 292 m với công suất 4200 MW gây ra mối quan ngại về mối đe dọa nghiêm trọng cho con sông vốn là nguồn nước trọng yếu nhất khu vực Đông Nam Á. Mục tiêu xây dựng con đập khổng lồ này lại là để lái dòng chẩy sông Mê Kông sang lưu vực hai con sông Trường sa và Hoàng Hà vốn đã cạn khô phơi đáy sông đến 1000 km từ bờ biển. Báo chí thế giới 10 năm trước đã cảnh báo Trung quốc đã đẩy tăng trưởng GDP lên hai chữ số với bất kể rủi ro nguy hiểm đến môi trường và cuộc sống của hàng trăm triệu người sống ở lưu vực hai con sông này và ưa thích xây những con đập cao, những hồ chứa nước rộng nhất nhì thế giới. Tin đáng lo ngại nay nhắc tôi nhớ tới kỷ niệm ở trường Trung Cấp ngân hàng Hà Bắc với vụ nổ kinh hoảng đang đêm khuya do vỡ cái bể chứa nước cao 4m. Cả trường nháo nhào điểm danh học sinh các lớp để xem có thiếu học sinh nào không có thể là nạn nhấn của tai nạn nổ bể nước này. Khi nắm chắc là không thiếu em nào Ban Giam hiệu mới thở phào thoát nạn. Lúc phân tích nguyên nhân nổ bể tôi mới trình bày nguyên nhân do phòng Hành chính xây bể nhưng không tính tới áp suất của lớp nước vào tường bể nước cao như vậy. Trên một mét vuông thành bể sức ép của một mét khối nước là 100 cm x 100 cm = 1000 kg với sức ép 1kg trên một cm2. Nhu vậy ở sát đáy bể sức ép là 4000 kg thừa sức làm nổ tung bể nước. Con đập Tiểu Loan cao 292 m thì sức ép ở đáy đập sẽ là 292 tấn /m2. Sức ép cực lớn này không chỉ ép lên mặt đứng của đập mà cả lên toàn bộ thành và đáy của hồ chứa nước sẽ nén lớp phù sa lắng đọng ở lòng hồ làm đáy đập dâng cao gây ra những thay đổi môi trường ở các nước cuối lưu vực sông Mêkông. Trung Quốc lại theo đuổi mục tiêu lấy nước ở các hồi chứa cực cao để cung cấp nước cho các con sông Trường Giang và Hoàng Hà ở miền Bắc vốn đã bị cạn kiệt như đã nói ở đầu bài này. Nhiều báo trên thế giới đã gọi hiện tượng này là bước đi nguy hiểm của tham vọng tăng trưởng GDP hai chữ số ném hàng trăm triệu nông dân ở lưu vực hai con sông này vào cảnh nghèo khó đang phá hỏng mối liên minh công nông nên tãng của chủ nghĩa xã hội. Theo điều tra của một tờ báo nước ngoài 70% dân Trung Quốc thích chủ nghĩa tư bản sau khi Đặng Tiểu Bình lái Trung Quốc theo kinh tế thị trường trong khi Pháp chỉ có 36% ưa thích chủ nghĩa tư bản. Mục tiêu này thực chất là lấy sai lầm lớn hơn để chữa sai lâm bức tử hai dòng sông phía Bắc. Như vậy là con đường tự sát bằng những vi phạm môi trường ngày càng nguy hiểm khi đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích của cộng đồng Quốc tế./. Ý kiến của bạn • TQ muốn tự biến thành kẻ thù của các nước hay sao • Lao đao 2 con sống Trường Giang và Hoàng Hà chưa đủ sao? • Không có ý kiến
|