Ngày 5/11/2008 lúc viếng thăm trường Đai học kinh tế Luân Đôn, nữ hòang Anh Elizabeth đã hỏi các nhà kinh tế hiện diện: “ Tại sao không ai tiên đóan cuộc khủng hoang tín dụng hiện nay” Các gíao sư kinh tế đã mổ sẻ nguyên nhân chính là do kinh tế học đã bị khủng hỏang.
Câu hỏi đó của Nữ Hòang thật là tuyệt vì nó nói lên sư quan tâm của một nhà lãnh đạo đất nước tới nguyên nhân của cuộc khủng hỏang và gắng tìm ra lời giải.
Qua dòng tin trên của Thời báo kinh tế Việt Nam ngày 4/01/2001, khai thác từ tờ New York Times tôi thấy rất bổ ích cho nước ta.
Xin phép kể lại những phê phán chinh của các nhà kinh tế và nêu lên những vấn đề rất hữu ích cho Việt Nam ta.
Trả lời nữ hòang là sự phê phán kinh tế học mà ý kiến bao trùm là :
Điều này không chỉ được nhận thấy từ người ngoài ngành, gay gắt nhất lại chính từ các nhà kinh tế. Paul Krugman (Nobel 2008) chẳng hạn, thẳng thắn cho rằng môn kinh tế học vĩ mô trong 30 năm qua “nhẹ lời nhất thì có thể nói là cực kỳ vô ích, còn thật nặng lời thì phải nói là thật sự có hại!”.
Từ nhận xét này nhiều giáo sư đã nói:
I. VỀ TRƯỜNG PHÁI KEYNES
Nhiều ý kiến nhận xét là vì các nhà quản lý kinh tế không hiểu J.M.Keynes đã giải quyết khủng hỏang kinh tế thời kỳ 1929-1932 như thế nào? Giở lại lịch sử kinh tế thế giới thời kỳ đó, chúng ta thấy ngay đó là cuộc khủng hỏang kinh tế sản xuất thừa của tất cả các nước tư bản.Tháng 9-1929, cuộc khủng hoảng bắt đầu từ nước Mĩ, là nước tư bản giàu nhất. “Sản lượng công nghiệp ở Mĩ giảm 50%, trong đó gang, thép sụt xuống 75%, ô tô giảm 90%, 11500 xí nghiệp nhỏ và cả những xí nghiệp lớn bị phá sản. Nông thôn cũng bị tác động mạnh mẽ” [i]
Từ ngày học Trung học phổ thông, tôi đã nghe bố mẹ và người lớn kể chuyện lại lúc tôi sinh ra, Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nặng của khủng hỏang kinh tế: Hãng xe lửa Đông Dương mua thóc ở Nam bộ để chạy tàu còn rẻ hơn mua than Hòn Gay, nhưng nông dân Nam bộ nghèo đói đến mức không mua được vải may quấn áo phải dùng bao bố đã thảy ra để quấn quanh bụng thay quần áo.
Học thuyết Keynes ra đời với cuốn Lý thuyết tổng quát về nhân dụng. lãi suất và tiền tệ đã làm cho cuộc khủng hỏang kinh tế 1929-1932 trở thành cuộc khủng hỏang Kinh tế cuối cùng của chủ nghĩa tư bản với lời khuyên lấy lạm phát tiền giấy để tiêu thụ hết số hang hóa sản xuất thừa mà trước đó các nhà tư bản đem đổ xuống sông xuống biển vì họ nghĩ rằng làm vậy sẽ đỡ thiệt cho họ tốt hơn là phải phá giá đề tiêu thụ. Trong cuốn sách trên, Keynes đã phân tích tiền giấy là đồng tiền lý tưởng vì nó có thể phát hành ra bao nhiêu cũng được theo nhu cầu hàng hóa lưu thông tăng lên, trong khi đó giấy bạc ngân hàng đảm bảo bằng vàng bị không chế về khối tiền lưu thông theo luật ngân hang (currency principe) phải rút bớt về khi khối lượng vàng dự trữ giảm sút do hàng xuất ra nước ngòai để thanh tóan hàng nhập siêu hay trả nợ quốc gia. Vì vậy chế độ bàn vị vàng luôn luôn tạo ra những đợt thiểu phát (deflation) làm sản xúât giảm sút.
Tất cả các nước tư bản đã áp dụng lời khuyên này và đã tránh được tình trạng hàng sản xuất thừa không tiêu thụ được. Đáng tiếc là đến thập kỷ 1970, tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã không biết đến các phương thuốc kiềm chế lạm phát đã được viết trong các cuốn Kinh tế học đương thời trong mục các công cụ của chính sách tiền tệ mà phổ biến hơn cả là lãi suất dương cao hơn tỷ lệ lạm phát tiền giấy theo công thức:
Lãi suất dương = lãi suất thực + tỷ lệ lạm phát
Vì vậy vị tổng thống này đã duy trì lãi suất âm suốt trong các năm tại vị chỉ bằng từ 64% tới 81% của tỷ lệ lạm phát như trong biểu đồ sau. Lỗi để xẩy ra lạm phát cao (từ 2% vọt 8-9%) lên là do mình nhưng vị này đã không biết đến cái sai của các nhà kinh tế nhất là phái Chicago say sưa với việc đem tóan học vào kinh tế học nên đã đổ tội cho Keynes sai lầm về lý thuyết và coi thập kỷ 1970 là cái chết thứ hai của Keynes (mất năm 1948). Các nước tư bản vì không nghiên cứu sâu kinh tế học nên đã vô ơn với Keynes, người đã cứu nguy cho chù nghĩa tư bản thóat khòi khủng hỏang kinh tế chu kỳ từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929-1932.
Bảng số liệu đây chỉ rõ sai lẩm của Jymmy Carter:
Năm
|
1965
|
1966
|
1967
|
1968
|
1969
|
1970
|
1971
|
1972
|
1973
|
1974
|
1975
|
Tiền
|
184.45
|
187.93
|
202.16
|
219.02
|
226.93
|
241.02
|
257.46
|
280.83
|
297.69
|
302.96
|
323.75
|
% so năm trước
|
2%
|
8%
|
8%
|
4%
|
6%
|
7%
|
9%
|
6%
|
2%
|
7%
|
CPI
|
18.31
|
18.86
|
19.38
|
20.2
|
21.29
|
22.55
|
23.51
|
24.29
|
25.8
|
28.64
|
31.26
|
Lãi suất tiền gửi
|
4.34
|
5.48
|
5.02
|
5.86
|
7.76
|
7.56
|
5.01
|
4.67
|
8.42
|
10.24
|
6.44
|
Lãi suất/ CPI
|
-76%
|
-71%
|
-74%
|
-71%
|
-64%
|
-66%
|
-79%
|
-81%
|
-67%
|
-64%
|
-79%
|
Từ năm 1984 đến 1997, Trung Quốc đã khôi phục học thuyết Keynes dùng lạm phát cao tới 10,49% để duy trì một tỷ lệ tăng trưởng bình quân 12,03% trong suốt 14 năm đó. Đưa Trung Quốc vọt lên cường quốc kinh tế thứ 6 thề giới. (xem bài Kinh nghiệm sử dụng lam phát để tăng trưởng nhanh của Trung Quốc trong trang web Vnhung.org)
Việt Nam đã sáng tạo trong việc khôi phục học thuyết Keynes nên đã dùng lạm phát vừa phải (một chữ số) để tăng trưởng kinh tế liên tục từ khi đổi mới (1989) tới nay theo bảng số liệu sau:
Vieät Nam
|
Dec-89
|
Dec-90
|
Dec-91
|
Dec-92
|
Dec-93
|
Dec-94
|
Dec-95
|
Dec-96
|
Dec-97
|
Tieàn: tyû ñoàng
|
4874
|
6404
|
11.946
|
18.93
|
24.883
|
33.083
|
42.34624
|
55.30419
|
71.12119
|
% so naêm tröùoc
|
109.50%
|
33.60%
|
75.57%
|
58.46%
|
31.45%
|
32.95%
|
28%
|
31%
|
28.60%
|
Chæ soá giaù
|
34.60%
|
67.10%
|
64.60%
|
17.36%
|
5.20%
|
14.40%
|
3.60%
|
4.50%
|
3.60%
|
Lôïi hôn haïi
|
3.16
|
0.5
|
1.17
|
3.37
|
6.05
|
2.29
|
7.78
|
6.8
|
7.94
|
GDP: ngaøn tyû, giaù 1994
|
125571
|
131968
|
139634
|
151782
|
164043
|
178534
|
195567
|
213833
|
231264
|
% so vôùi naêm tröôùc
|
4.68%
|
5.09%
|
5.81%
|
8.70%
|
8.08%
|
8.83%
|
9.54%
|
9.34%
|
8.15%
|
Đặc biệt là từ 1993 tỷ lệ tăng trưởng là 8,08 % đến 9,34% mà tỷ lệ lạm phát chỉ có 3,4% đến 14,4%. Lợi của tăng trưởng so với cái “hại” lạm phát là từ 2,25 lần tới 7,04 lần hay nói cách khác tiền lưu thông tăng 7,94 % thì giá mới tăng 1 % (1997).
Các giáo sư kinh tế khi trả lời câu hỏi của nữ hoàng Elizabeht đa phần đều phê phán học thuyết Chicago xa rời thực tế khi đem tóan học vào kinh tế và không thiết thực như học thuyết Keynes đã cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản.
Việt Nam ta chưa có những câu hỏi như của nữ hòang, các nhà kinh tế cũng chưa nhân ra khủng hỏang kinh tế học có lẽ vì cách tổ chức hội thảo của ta đã theo kiểu hội phát hơn là tranh luận vào những khó khăn thực tế trong điều hành tiền tệ của đất nước, dẫn chứng như trong cuộc hội thảo năm 2007 do Học viên chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Hà Nội tổ chức, người được mời phát biểu đầu tiên đã đề nghị 4 vấn để nên tập trung tranh luận nhưng chủ tọa đã thả cho quá nhiều đại biểu chỉ nêu những vấn đề liên quan đến bản tham luận của mình nên sa đà vào những điểm mà kinh tế học đã nói rất rõ như vai trò của lãi suất dương trong kiềm chế lạm phát nhưng một giảng viên đã phản đối một giáo sư gắn lãi suất với lạm phát chứng tỏ việc giảng dậy của học viên đã không đạt yêu cầu trong lĩnh vực kinh tế tiền tệ, khi tất cả nhưng cuốn kinh tế học hịên hành đều nói rất rõ về các công cụ của chính sách tiền tệ trong đó có lãi suất dương là công cụ kiềm chế lạm phát nổi bật đã được dùng để chấm dứt lạm phát phi mả 1985 -1988 trong năm 1989 với lãi suất dương 9 %/tháng làm người dân xếp hàng gửi tiền tiết kiệm vào các ngân hàng.
II. TÌNH TRẠNG KHÔNG KHOA HỌC TRONG KINH TẾ HỌC
Nói chung nhiều trường đại học các nước không quan tâm kiểm nghiệm trong thực tế để xem mức độ đúng sai của các trường phái khác nhau trong kinh tề học. Thói quen chung là cuốn sách nào nổi tiếng vì khối lượng bán nhiều trong từng lần xuất bản thường được dùng trong giảng dậy. Trong một nước, từng thời kỳ khác nhau trong quá trình quản lý tiền tệ, kiểm sóat lạm phát có hiệu quả khác nhau nhưng nhiều trường phái kinh tế đã không phân tích nguyên nhân là do vận dụng những trường phái kinh tế khác nhau hay do các nhà điều hành tiền tệ làm không đúng quy luật lưu thông tiền tệ. điển hình như thời kỳ 1979-1982, Fed đã gây ra cuộc lạm-suy sâu sắc cho nước Mỹ vì đã thắt chặt tiền tệ và dùng lãi suất cực cao: 20%/năm để chống “ lạm phát chi phí đẩy”, một sai lầm cũ về lạm phát của Paul A. Samuelson. Kết quả đã dẫn nước Mỹ đến tình hình lạm suy với mức lạm phát bình quân 11.69% và GDP giảm -1,94% với 25.000 doanh nghiệp phá sản và thất nghiệp trên 10%[ii]
Nhiều trường đại học kinh tế Mỹ đã giảng theo cuốn Kinh tế học của Gs Paul A. Samuelson vì lượng bán mỗi lần xuất bản lên đến trên nửa triệu cuốn (nếu cả số dịch và xuất bản ở nước ngòai lên đến vài triệu cuốn). Vì vậy họ đã không phát hiện ra những sai lầm của Gs với định nghĩa lạm phát xẩy ra khi giá cả chung tăng lên, đảo lộn nhân quả lấy kết quả của lạm phát tiền giấy là tiền mất giá đẩy giá cả chung tăng lên thành nguyên nhân của các lọai lạm phát gia cả giống như nói mưa là nguyên nhân sinh ra mây. Nước ta cũng vấp phải việc giảng theo sai lầm cũ của Gs Paul A. Samuelson do việc sùng bái giải thưởng Nobel 1970 mà Gs có được, Trong khi nhiều cuốn kinh tế học khác chỉ được dịch và in một lần thi cuốn của Gs Paul A. Samuelson được dịch và xuất bản tới 5 lần kể từ năm 1989 khi mở cửa biên giới để hòa nhập và rộng rãi tiếp thu những kiến thức Kinh tế học đa dạng của thế giới. Nhà xuất bản chính trị Quốc gia chỉ dịch theo cuốn Economics của Gs Paul A. Samuelson xuất bản đền năm 2002 nguyên gốc tiếng Anh mà không tiếp tục dịch và tái bản theo cuốn này với sư thay đổi quan điểm của Gs về lạm phát chi phí đẩy và đọan tuyệt với những sai lầm cũ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo biên sọan cuốn Kinh tế học vĩ mô năm 2008 cũng vẫn theo sai lầm cũ của Gs Paul A. Samuelson. Khi được một giảng viên đại học Ngân Hàng góp ý bằng thư gửi ông Bộ trưởng, Cục trưởng cục biên sọan sách Giáo khoa cũ đã nhận ra sai sót này và gọi điện cho giảng viên đó nhưng cục trưởng mới đã không tiếp nhận thư góp ý. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục trong việc để cuốn Kinh tế học vĩ mô này ảnh hưởng tới việc quản lý tiền tệ của đất nước đã được lưu vào lịch sử như một bằng chứng về chất lượng giảng dạy đại học yếu kém.
Việc kiểm nghiệm trong thực tế điếu hành tiền tệ đã không được tiến hành với những trang lịch sử tiền tệ Việt Nam đáng tư hào với việc chỉ trong năm 1989, Ngân hàng TW dùng lãi suất dương 9%/ tháng đã chấm dứt lạm phát phi mã 1985 1988 đã tửng gây ra khủng hỏang nhiều mặt với kinh tế đất nước như biến tiền lương tháng cán bộ công nhân chi đủ ăn trong một tuần. Điều này đã được khắc phục trong nghị quyết của Đại Hội Đảng lần VI về đổi mới.
Nhìn sang một số nước chúng ta cũng chứng kiến việc Venezuela rơi vào khó khăn ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp cách mạng theo đường lối tiến lên chủ nghĩa xã hội của tổng thống Hugo Chavez. Chúng ta có thể phân tích tình hình lưu thông tiền tệ của Venuzuela mấy năm gần đây theo bảng sau:
Tình hình lạm phát ở Venezuela
|
Năm
|
1999
|
2000
|
2001
|
2002
|
2003
|
2004
|
2005
|
% lạm phát (a)
|
23.5%
|
16.2%
|
12.5%
|
22.4%
|
31.1%
|
21.76%
|
15.95%
|
Lãi suất tiền gửi (b)
|
21.28
|
16.3
|
15.51
|
29
|
17.21
|
12.6
|
11.63
|
Lãi suất tiết kiệm (c)
|
8.15
|
3.17
|
2.66
|
3.86
|
6.24
|
4.47
|
6.38
|
Lãi suất
|
tiền gửi (b/a)
|
90%
|
100.6%
|
124%
|
129%
|
55%
|
58%
|
72%
|
Lãi suất
|
tiết kiệm (c/a)
|
34%
|
24%
|
21%
|
17%
|
20%
|
|
|
Nguồn: Thống kê Tài chính Quốc tế của IMF
Lãi suất tiền gửi chỉ có 3 năm dương, còn lại là âm 55% tới 90% so với tỷ lệ lạm phát. Nếu chúng ta liên hệ với chính phủ Venezela, để nghị dùng lãi suất dương cao hơn tỷ lệ lạm phát chắc chắn Tổng thống Hugo Chavez sẽ kéo lạm phát xuống mức một chữ số và làm yên lòng người dân.
Phải nói lạm phát ở một số nước cao như vậy là do chính qũy Tiền tệ quốc tế IMF không coi trọng lý thuyết tiền tệ nên đã không sử dụng đầy đủ những giải pháp kiềm chế lạm phát. Cụ thể như nhiều nước có tỷ lệ lạm phát cao (trong đó có Việt Nam) là do đã chống cả lạm phát tiền giấy với lạm phát chi phí đẩy mà Gs Paul A. Samuelson đã nhận ra sai lầm và thay đổi quan điểm. Để tránh lạm phát chi phí đẩy tất cả các nước phát triển đã dùng CPI trừ năng lượng và lương thực thực phẩm (CPI excluding energy and foods) nên tỷ lệ lạm phát rất thấp chỉ 1-2%. Nhưng IMF đã không khuyên các nước có lạm phát cao dùng lọai CPI này.
III. CÁC NHÀ QUẢN LÝ TIỀN TỆ ĐÃ KHÔNG ĐỌC KỸ KINH TẾ HỌC
Ở Mỹ, có trường phái Chicago đã thống trị kinh tế học trong nửa thế kỷ qua với cách đưa tóan học vào Kinh tế học và lập ra “giả thuyết thị trường hữu hiệu” Theo “phiên bản mạnh” (cực đoan) của nó thì tất cả những gì mà người đầu tư cần biết đều được phản ảnh trong giá của chứng khoán. Đây là một hệ quả của thuyết “kỳ vọng hợp lý” (rational expectations) khống chế kinh tế học vĩ mô trong gần 30 năm nay [iii]()
Trường phái Chicago theo lời trích dẫn trên phê phán Obama tổng thống Mỹ như sau: “Robert Lucas (một trong những “sư tổ” ở Chicago) cho rằng chính sách kích cầu của Obama là một thứ “kinh tế học dỏm”, John Cochrane (một nhà kinh tế Chicago trẻ hơn) thì cho đó là “chuyện thần tiên”.”
Rất mong các nhà điều hành tiền tệ thấy rõ tình hình khủng hỏang Kinh tế học để trau dồi lý luận Mác-Lênin làm cơ sở đề phê phán khoa Kinh tế Chính trị mà Mác đã viết trong đầu đề bộ Tư Bản./.
[i] Trích từ Gogle mục từ Khủng hỏang tư bản chủ nghĩa
[ii] Frederic S. Mishkin,
Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường Tài chính, nhà xuất bản Khoa hoc và Kỹ thuật, Hà nội 1994, trang 29
).
[iii] trích trong khủng hỏang kinh tế học trên thời báo Kinh tế Việt Nam điện tử ngày 4/01/2010
[iv] Tạp chí Cộng sản tháng 2 -2008