Ngày 3/4/2008 tôi email cho Ms Vân Anh thư ký của Thường trực IMF tại Việt Nam bức thư như sau:
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 03 tháng 4 năm 2008
Kính gửi Ms Vân Anh
Tôi được ông Nguyên Đức Thắng Tổng Cục Thống kê giới thiệu Email của Ms vì ông ấy đi nước ngoài không kịp hỏi Ms về một số bảng thống kê của tôi như sau:
Bảng 1. Tình hình lạm phát ở Mỹ và ở các nước
Năm |
2001 |
2002 |
2003 |
2004 |
2005 |
2006 |
2007 |
Mỹ |
1,77 |
1,79 |
1,83 |
1,89 |
1,95 |
2,01 |
2,57 |
Việt Nam |
0,8% |
4% |
3% |
9,5% |
8,4% |
7,4% |
12,56 |
Trung bình các nước * |
4,05% |
3,36% |
3,64% |
3,35% |
3,6% |
3,51% |
|
V.N so với Mỹ ** |
45% |
223% |
164% |
502% |
430% |
368% |
489% |
V.N so với các nước |
19,7% |
119% |
83% |
283% |
233% |
227% |
|
Nguồn: * Thống kê tài chính quốc tế, ** từ trang web: http://inflationdata.com/inflation/inflation
Bảng 2. Tình hình hai cuộc suy thoái rợn tóc gáy ở Mỹ thời kỳ 1973-1982
Năm |
1972 |
1973 |
1974 |
1975 |
1979 |
1980 |
1981 |
1982 |
% tăng tiền |
9,41% |
6,1% |
2,41% |
4,47% |
9,42% |
4,86% |
4,88% |
7,41% |
Chỉ số giá |
3,32% |
6,22% |
11,01% |
9,15% |
11,27% |
13,5% |
10,32% |
6,16% |
% tăng GDP |
5,29% |
5,76% |
-0,5% |
-0,19% |
3,16% |
-023% |
2,52% |
-1,94% |
Nguyên do là Văn phòng Chính Phủ có gửi cho tôi một phiếu chuyển văn bản (xin định kèm email này) để bộ Kế họach và Đầu tư trả lời cho tôi rõ về bức thư tôi gửi lên Phó Thủ Tường Nguyễn Sinh Hùng đóng góp về cách tính chỉ số giá tiêu dùng. (đính kèm). Tôi có email cho ông Nguyễn Đức Thắng đề nghị xác nhận qua Thường trực IMF tại Việt Nam 12 Tràng Thi, xem số liệu trong các bảng trên có đúng là lấy trong đĩa CD Thống kê Tài chính Quốc tế của IMF và trong các trang web của Mỹ không?
Việc này là rất hệ trọng vì như tôi viết trong thư gủi Phó Thủ Tướng là các biện pháp kiềm chế lạm phát của chính phủ ta hiện nay đều được xây dựng trên thông tin sai về tỷ lệ lạm phát của các nước cao hơn Việt Nam trong khi thực tế là thấp hơn theo số liệu của IMF. Các biện pháp kiềm chế lạm phát đều nhằm đưa mặt bằng giá cả Việt Nam lên cao như các nước trong khi thực tế lại thấp hơn vì các nước đã dùng CPI excluding energy and food nên CPI không nhẩy vọt lên gấp 3-4 lần so với năm 2003 và so với các nước như ở nước ta. Vì thế mà rất nhiều giải pháp kiềm chế lạm phát đã gây sốc cho nền kinh tế và “nếu không thận trọng, tăng giá và tác động tăng giá có thể gây sụp đổ kinh tế” như Phó Thủ Tướng đã cảnh báo trên báo Lao Động ngày 19/11/2007.
Rất mong Ms vì khó khăn to lớn hiện nay của Việt Nam mình, email cho tôi việc xác nhận đúng những số liệu trên để ngày 6-4 này tôi ra Hà Nội sẽ có tài liệu làm việc ngay với TCTK.
Kính chúc Ms Mạnh khỏe./.
Khi ra Hànội tới trụ sở của IMF, được gặp Ms Vân Anh tôi mới biết Ms là một cô gái Việt Nam trè đẹp và rất nhiệt tình.Khi tôi trình bày sự việc, cô rất thông cảm với tôi tuổi đã cao nhưng vẫn lặn lội ra Hà Nội trình bầy nhờ giúp đỡ cho Việt Nam. Không may ông đại diện lại kiêm luôn thường trực IMF tại Thái Lan một tuần nữa mới về.
Để gây ấn tượng, tôi nói chuyện với cô Vân Anh lần tôi gặp ông Michael Bell thường trực IMF năm 1996 tại Việt Nam, trình bầy về đề nghị IMF bỏ việc đặt ra hạn mức Tín dụng cho tất cả các ngân hàng cổ phần với mức quá thấp chỉ bằng 30% đến 50% tổng số tiền gửi làm các ngân hàng cổ phần lỗ nặng vì 50% đến 70% tiền gửi đã trả lãi cho người gửi, nay không được đem ra cho vay, không có thu nhập theo lãi suất cho vay nên phải chịu lỗ về trả lãi tiền gửi và chi phí cho việc thu nhận tiền gửi.
Ông Michael Bell giải thích cần phải dùng hạn mức tín dụng để kiểm soát mức tạo tiền của các ngân hàng thương mại để kiểm soát lạm phát dựa trên công thức:
Tiền gửi mới tạo ra = tiền gửi ban đầu x 1/tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Với tỷ lệ dự trữ bắt buộc khi đó của Việt Nam là 10% sẽ tạo tiền gửi mới bằng 10 lần tiền gửi ban đầu. Ông Michael Bell bổ xung là còn phải 3 yếu tố nữa ngòai tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Ông Bell không giảng dậy nên không nhớ tên của 3 yếu tố đó. Tôi giảng chuyên về tiền tệ, tín dụng nên nhớ rõ yếu tố thứ hai là dự trữ dôi ra (excess reserve), thứ ba là tỷ số dự trữ tự do/ tiền gửi không kỳ hạn (Liberal reserve ratio) và thứ tư là tỷ lệ giấy bạc /tiền gửi không kỳ hạn (Banknote ratio)
Tôi trình bầy những hạn chế của thuyết ngân hàng thương mại tạo tiền ở chỗ nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 1% ngân hàng thương mại sẽ tạo tiền 100 lần. Ở Anh đã bỏ dự trữ bắt buộc (dự trữ bắt buộc – 0) ngân hàng thương mại ở đó có tạo tiền vô tận không vì theo toán học 1/0 = ∞. Tôi ca ngợi ông Michael Bell có dũng cảm khoa học cao nên sau khi tôi nêu chuyện tạo tiền 100 lần và vô tận, ông đã nhận ngay là đưa toán học vào kinh tế học quả là còn những nghi vấn khoa học cần xem xét. Tôi đề nghi luôn với ông Michel Bell cho bỏ hạn mức tín dụng. Ông hứa ngay sẽ bàn với ngân hàng trung ương dùng hạn mức tín dụng không được làm cho các ngân hàng thương mại bị lỗ.
Tôi báo cáo ngân hàng trung ương chuyện gặp ông Michael Bell và ngân hàng trung ương liên cho các ngân hàng thương mại cần hạn mức là bao nhiêu cho khỏi lỗ cứ báo cáo ngân hàng trung ương sẽ phê chuẩn ngay. Năm sau (1997) ngân hàng trung ương bỏ hạn mức tín dụng. (chuyện này tôi đã kể ở bài “NHỮNG CUỘC TRANH LUẬN THUYẾT PHỤC ĐƯỢC IMF” nhưng vẫn kể lại để các bạn khỏi tỉm lại bài này)
Cô Vân Anh chú ý lắng nghe có chỗ nào không rõ đều hỏi lại. Tôi rất mừng là cô ấy không phải chỉ nghe theo phép lịch sự. Nhưng tôi phải về lại thành phố Hồ Chí Minh vì con trai tái phát bệnh nên không chờ 1 tuần theo lời hẹn để gặp ông đại diện IMF. Về nhà tôi email ngay cho cô Vân Anh thư sau:
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 10 tháng 4 năm 2008
Kính gửi chị Vân Anh
Không may cho tôi là nhà tôi lại điện cho tôi báo tin con trai tôi lại bị tái phát bệnh cũ nên tôi phải về không đợi được cuộc gặp mặt với ngài đại diện thường trực của IMF để nghe giải thích về các nước sử dụng CPI excluding energy and food đã giữ được tỷ lệ lạm phát thấp chỉ bằng ¼ của Việt Nam và trình bày nguyện vọng tha thiết của tôi muốn cứu đất nước Việt Nam khỏi lạm - suy (stagflation ghép từ stagnation và inflation) vì đang dùng thuốc chữa lạm phát tiền tệ để chữa lạm phát chi phí đẩy thực chất là cơn sốc dấu lửa đã khoác áo lạm phát như con qủy đột lốt người.
Nều không biết việc này, Thủ Tướng của chúng ta sẽ không ngăn kịp lạm-suy khi nó chưa xẩy ra. Vì vậy tôi thiết tha đề nghị cô trình bầy với ngài đại diện IMF giúp đất nước chúng ta thoát khòi được cơn lạm – suy có thể xẩy ra bất cứ lúc nào bằng cách gíup Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng dùng CPI excluding energy and food để hạ thấp tỷ lệ lạm phát xuống như các nước đã dùng CPI này.
Tôi nghĩ Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hứa kìm giữ lạm phát ở Việt Nam năm 2008 thấp hơn năm 2007 trước Quốc Hội và nhân dân Việt Nam. Trong trả lời phỏng vấn tờ Financial Times Thủ Tưởng cũng đã trả lời quyết tâm giữ lạm phát thấp như vậy. Chịu trách nhiệm quản lý tiền tệ toàn cầu trong đó có Việt Nam, ngài đại diện IMF chắc cũng rất lo lằng nếu Việt Nam cứ giữ cách tính CPI cũ chắc chắn sẽ không hạ thấp được tỷ lệ lạm phát đã lên tới 10,09% trong qúi I – 2008. Cứ nghĩ đền việc đó là tôi không ngủ được và thấy ngài đại diện IMF là người có khả năng cứu Việt Nam thoát khỏi lạm phát cao và tình hình lạm-suy. Chỉ cần khuyên Thủ Tướng Việt Nam thay đổi cách tính CPI là có thể hạ lạm phát ngang như số trung bình của các nước mà Thống kê Tài chính Quốc tế đã công bố là từ 3,36% tới 4,05% từ 2001 tới 2006.
Tôi nghĩ chỉ cần ngài đại diện thông báo là có một giảng viên đại học Việt Nam đã 79 tuổi từ Thành phố Hồ Chí Minh lặn lội ra Hà Nội để trình bày nguyện vọng được ngài đại diện giúp cho Việt Nam và ngài đại diện thấy ý thay đổi CPI nếu được Thủ Tướng chấp nhận, có thể hạ ngay lạm phát như đã hứa là đúng. Tôi xin cảm tạ ngàn lần ngài đại diện về việc này.
Cũng cảm ơn cô vì đã nhiệt tình giúp tôi và sẽ giúp đất nứớc Việt Nam chúng ta thóat khỏi hiểm nguy./.
Nhưng cô Vân Anh đã trả lời email là phải đi công tác xa không giúp được. Bây giời tôi vẫn cứ phân vân mãi tại sao lại không được IMF giúp đỡ: do họ ngại thế là can thiệp vào công việc của Chính phủ ta, hay vì lý do nào khác? Họ biết rất rõ nhưng nước dùng CPI trừ năng lượng và lương thực thực phầm có tỷ lệ lạm phát thấp hơn hẳn các nước không dùng loại CPI này. Chỉ cần nhắc nhở về cách dùng CPI sao cho việc đo lạm phát chính xác hơn, tại sao cũng không làm nhỉ?
Hy vọng vài tháng nữa sẽ kết thúc được chuyện nói việc có lợi cho đất nước lại không được lắng nghe.