| Su | Mo | Tu | We | Th | Fr | Sa |
---|
24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 1 | 2 | 3 | 4 |
|
27
-
NHỮNG LUẬN ĐIỂM VỀ TIỀN TỆ CỦA LIÊN XÔ
MỘT NGUYÊN NHÂN SỤP ĐỔ CỦA KHỐI XHCN CHÂU ÂU
Bài này tiếp tục ý tưởng giới thiệu về lý thuyết tiền tệ. Tôi giới thiệu một số luận điểm chính để bạn xem blog dễ nắm được:
Luận điểm thứ nhất là tiền tín dụng quay trở về nơi phát hành nên không gây ra lạm phát. Tiền tín dụng được định nghĩa là tiền (tiền giấy) do ngân hàng phát hành ra qua các khoản cho vay nên nó sẽ quay trở về nơi phát hành khi thu nợ về vì vậy nó ra lưu thông rồi lại trở về ngân hàng nên không gây ra lạm phát. Luận điểm này chỉ là suy luận thuần túy vì thực tế khoản cho vay có thể trả nợ đúng hạn nhưng cũng rất nhiều khoản không thu nợ được. Luận điểm này được Việt Nam đưa vào thực tế bằng cách ngân hàng trung ương phát hành tiền để bao toàn bộ nguồn vốn cho các ngân hàng thương mại mà lúc đó được gọi tên là các ngân hàng chuyên nghiệp gồm có 4 ngân hàng quốc doanh tổ chức thành 4 cục tín dụng: Cục tín dụng Ngoại thương, Cục tín dụng Công nghiệp, Cục tín dụng Thương nghiệp và Cục tín dụng Nông nghiệp. Về sau thêm ngân hàng Kiến thiết được bàn giao từ bộ Tài chính sang.
Các ngân hàng chuyên nghiệp được cung cấp toàn bộ nguồn vốn từ việc phát hành giấy bạc ngân hàng của ngân hàng trung ương. Tất nhiên đây là những giấy bạc ngân hàng không đảm bảo bằng vàng hay bạc nên thực chất là tiền giấy cưỡng bức lưu hành. Các ngân hàng chuyên nghiệp được bao cấp về vốn nên không lo huy động vốn trong nhân dân. Mặt khác lãi suất tiền gửi tiết kiệm luôn luôn là 2%/năm, thấp xa tỷ lệ lạm phát nên đã có những bài báo với tranh châm biếm là bàn 1 con gà gửi vào Quỹ Tiết kiệm lúc rút ra chỉ đủ mua 1 quả trừng gà. Năm 1985, bà Ba Thi, người đã mở công ty Lương thực để mua gạo theo giá thị trường cung cấp đủ cho thành phố Hồ Chí Minh, đã ủng hộ ngân hàng thành phố 3% đủ nâng lãi suất tiết kiệm lên 5%, kết quả đã thu được 800 triệu (vào khoảng 800 tỷ hiện nay) tiền gửi tiết kiệm vượt mức đề ra ban đầu là 500 triệu. Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh không đem cho vay ra được theo lãi suất bao cấp thấp xa lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Bà Ba Thi lại phải vận động các xí nghiệp xuất nhập khẩu vay luôn số huy động vượt mức. Nhưng đáng buồn là đến sau cuộc thu đổi tiền không cần thiết tháng 9 năm đó theo sai lầm về Giá – Lương –Tiền, ngân hàng trung ương đã quan liêu buộc ngân hàng nhà nước thành phố Hồ Chí Minh hủy bỏ lãi suất tiết kiệm hợp quy luật đó. Sai lầm này đã dẫn đến cuộc lạm phát phi mã 1985 – 1988 tạo ra cuộc thoái trào thứ nhất mà kết quả là TW Đảng phải kỷ luật cách chức phó Thủ Tướng phụ trách kinh tế và 5 vị bộ trưởng khác.
Hệ thống tín dụng trái quy luật đó đã dẫn đến các xí nghiệp quốc doanh vay tiền thoải mái theo lãi suất bao cấp có 1%/ năm (vay trong định mức) đến 3%/ (vay tên định mức) nhưng không phát triển được sản xuất và lưu thông hàng hóa đền nỗi các cửa hàng Mậu dịch Quốc doanh và HTX Mua bán không có cả hàng hóa để trưng bầy trong các tủ hàng và người dân phải xếp hàng từ 4 giờ sáng bằng những cục gạch để mua hàng cung cấp bằng tem phiếu.
Liên xô rơi vào tình trạng tương tự, các xí nghiệp quốc doanh không phát triển được sản xuất và lưu thông hàng hóa đến mức độ các nước tư bản phương Tây bình luận rằng kinh tế XHCN như con tầu chỉ có bánh lái (để lái kinh tế theo chủ nghĩa xã hội) mà không có động cơ cho tầu chạy. Quan điểm của Liên xô là quốc doanh có thể bán hàng theo giá nhà nước quy định (vì lỗ đã có ngân sách bù) vì vậy sẽ không có lạm phát với giá cả tăng vọt. Vì thế nên tôi đánh giá là tiền tệ không được quản lý theo quy luật lưu thông tiền tệ là một trong những nguyên nhân gây ra đổ vỡ chế độ XHCN “kế họach hóa tập trung theo mệnh lệnh nhà nước”, khác thời Stalin đã đẩy kinh tế Liên xô tăng trưởng cực nhanh.
Luận điểm thứ hai là Giải quyết lạm phát bằng đổi tiền.
Lập luận cơ bản là đổi tiền có thể rút bớt tiền lưu thông về qua tỷ lệ thu đổi và thay đổi đơn vị tiền tệ cho phù hợp với sức mua thực tế của đồng tiền.
CUỘC DỔI TIỀN ĐẤU TIÊN
Năm 1957, cuộc đổi tiền đầu tiên, theo kiểu hủy tiền cũ, nổ ra: 1000 đồng tiền cũ đổi được 1 đồng tiền mới. Mức đổi tối đa là 2 triệu đồng tiền cũ (hay 2000 đ tiền mới); quá mức này phải gửi vào Ngân hàng. Như vậy là khối tiền mặt lưu thông đã được rút bớt một số tiền quá mức thu đổi phải gửi vào ngân hàng và làm giảm lạm phát. Vì là cuộc đổi tiền đấu tiên nên giữ được bí mật tuyệt đối. Các nhà tư sản ở Hà nội kháo nhau: chính phủ cách mạng có tài dùng thu đổi tiền để kiểm kê biết hết khả năng bằng tiền mặt của họ. Và họ cũng hiểu đổi tiền là một công cụ để làm cách mạng XHCN, cải tạo tư sản trong hòa bình. Do tiền gửi quá mức phải gửi vào ngân hàng và chỉ được rút ra chi tiêu cho nhu cầu sinh hoạt như mua đồ dùng gia đình, xe máy v.v… Hoàn toàn không được rút ra để kinh doanh. Như vậy có nghĩa là tước bỏ công cụ kinh doanh tư bản chủ nghĩa và thiết lập kinh tế XHCN chỉ có 2 thành phần kinh tế: quốc doanh và HTX. Sau này khi đổi mới chúng ta mới hiểu ra là một hành động chủ quan duy ý chí tưởng chỉ cần 2 năm cải tạo là thành xã hội XHCN.
Tiền lương theo bậc lương đã thay thế khoản trợ cấp cán bộ trong kháng chiến tính hàng tháng theo giá gạo. Mức lương tối thiểu là 18 đồng, tương đương 45 kg gạo. Lương cán bộ tốt nghiệp đại học là 70 đồng, tuơng 175 kg gạo hay 3 chỉ vàng (hiện nay khoảng 2,4 chỉ). Giá gạo là 0,40 đồng 1 kg, giá thịt là 3 đồng/1kg… đã giữ được ở thị trường có tổ chức cho tới khi thống nhất đất nước năm 1975, giá thị trường tự do chỉ cao gấp khoảng 4 lần thị trường có tổ chức.
Số tiền lưu thông được rút bớt qua đổi tiền thực tế đã không làm cho tiền lưu thông phù hợp với giá trị hàng hóa đang lưu thông PQ trong công thức của quy luật lưu thông tiền tệ MV = PQ của Fisher hay quy luật khối tiền cần cho lưu thông của Mác tương tự Md = PQ/V. (công thức này hay hơn ở chỗ tách M thành Md (Money demand, khối tiến cần cho lưu thông) và Ms (Moner supply, khối tiền thực tế lưu thông). Điều này cho phép xác định lạm phát là trường hợp Md < Ms còn thiểu phát là trường hợp Md > Ms. Nhưng trong cuộc đổi tiền trên chỉ số giá tiêu dùng không giảm cùng tỷ lệ với tỷ lệ tiền lưu thông đã được giảm bớt qua đổi tiền. Còn trong cuộc đổi tiền thứ 3 khối tiền tệ ở miền Nam tăng 25% nhưng dân chúng vẫn mua theo giá cũ ở chợ không tăng 25% như tỷ lệ đổi tiền ở miền Nam.
CUỘC ĐỔI TIỀN LẦN THỨ BA ĐỂ THỐNG NHẤT TIỀN TỆ CẢ NƯỚC
Năm 1978, nhà nước tiến hành đổi tiền để thống nhất tiền tệ cả nước vì cuộc đổi tiền năm 1976 đã để lại hai đồng tiền đều do nhà nước phát hành với mức chênh lệch là 1 đồng miền Nam bằng 1,25 đồng tiền miền Bắc nên khi đổi tiền ở miền Bắc 1 đồng tiền cũ lấy 1 đồng tiền mới, còn ở miền Nam đổi 1 đồng tiền cũ lấy 1,25 đồng tiền mới. Theo tỷ lệ này giá cả hàng hoá ở MDQD và HTXMB miền Nam tăng 25%. Nhưng ở thị trường tự do miền Nam, dân chúng vẩn mua bán theo giá cũ: 1 kg thịt là 12 đ tiền cũ người bán vẫn bán giá 12 đ tiền mới. Như vậy khối tiền lưu thông tăng thêm 25% tính theo tỷ lệ thu đổi nhưng giá cả ở chợ vẫn giữ nguyên không tăng do tâm lý người dân quen theo giá cũ.
Trong đổi tiền, chính phủ có thể dùng một tỷ lệ đổi tiền cao hơn thực tế để hủy bớt khối tiền lưu thông nhưng sẽ tạo ra hiệu ứng đồng tiền xấu đẩy đồng tiên tốt ra khỏi lưu thông theo quy luật Gresham. Đó là cuộc đổi tiền thứ hai khi thống nhất đất nước.
CUỘC ĐỔI TIỀN LẦN THỨ HAI
Năm 1976, ta đổi tiền ở miền Nam với 500 đ tiền cũ đổi lấy 1 đ tiền mới. Đây là một tỷ lệ đổi tiền cao hơn thực tế làm cho đồng tiền miền Bắc trở thành đồng tiền tốt vì mua được nhiều hàng hơn so với sức mua thực của nó. Nó làm cho đồng tiền lưu thông ở miền Nam trở thành đồng tiền xấu đuổi đồng tiền tốt miền Băc ra khỏi khu vực lưu thông ở miền Nam nên Miền Nam có tỷ lệ lạm phát thấp hơn biểu hiện có thể mua gạo ở ngoài chợ giá có 0,27 đồng so với 0,4 đ ở miền Bắc.
Nó giúp ta chấm dứt lạm phát phi mã ở miền Nam trong chiến tranh mà mức gía tăng khoảng 500 lần so với lúc chưa có chiến tranh.
Nhưng tỷ lệ thu đổi này đã tạo một tỷ giá ảo cao ngất giữa tiền miền Bắc và tiền miền Nam ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu gần giống như tỷ giá giữa tiền Đông Đức và Tây Đức phá vỡ xuất khẩu ở Đông Đức. Trong giao dịch hàng hóa trên thị trường tự do đã hình thành 1 tỷ giá 4 Mác Đông Đức mới đổi được 1 Mác Tây Đức, nhưng chính phủ Tây Đức đã lấy lòng người dân Đông Đức với tỷ giá có 2 đồng Mác Đông Đức đã đổi được 1 đồng Mác Tây Đức. Tuy nhiên cái giá phải trả về kinh tế là hàng hóa Đông Đức không thể xuất khẩu nổi vì tỷ giá mới đã làm hàng hóa Đông Đức đắt gấp đôi so với trước. Xí nghiệp làm hàng xuất khẩu phá sản vì không bán được hàng, kéo theo thất nghiệp. Đông Đức không gia nhập IMF nên không có số liệu của IMF về tình hình kinh tế tiền tệ và xuất nhập khẩu. Ở Việt Nam cũng tương tự: tỷ giá thiên về miền Bắc đã tạo một luồng hàng hóa từ Nam ra Bắc. Thêm vào đó viện trợ không hoàn lại trong kháng chiến chống Mỹ đã chấm dứt. Nguồn hàng viện trợ đã giúp Việt Nam giữ được tỷ lệ lạm phát thấp trong kháng chiến đã hầu như không còn nữa nên sau chiến tranh mà tỷ lệ lạm phát tăng đều qua các năm.
Tóm lại các luận điểm về tiền tệ của Liên Xô có phần suy luận chủ quan ít dựa vào quy luật lưu thông tiền tệ và hầu như không nói đền các công cụ của chính sách tiền tệ là những phương thuốc chữa lạm phát tiền giấy dựa theo quy luật lưu thông tiền tệ./.
|
=
390
283194
|
Hội thảo |
|
Hỗ trợ |
Engineer Vũ Ngọc Dũng
HP: 0903918144
vudzung57@gmail.com
---------
|
Nếu quý vị thấy website hữu ích. Xin ủng hộ số tiền tùy hỷ gửi vào tài khoản sau:
Ngân hàng: VietinBank
Số tài khoản: 106004126294
Chủ tài khoản: Vũ Ngọc Dũng
|
|
Truy vấn |
Xin chào |
! |
Đã xem |
|
Đang xem |
|
|
|