| Su | Mo | Tu | We | Th | Fr | Sa |
---|
24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 1 | 2 | 3 | 4 |
|
2
-
SỐNG THEO MẪU NGƯỜI CỘNG SẢN KHÔNG ĐẢNG
Năm 1948 khi quyết định không về Hà nội theo gia đình để đi kháng chiến tôi đã dọa mẹ nếu ép con về Hà nội con sẽ bỏ nhà đi bộ đội. Mẹ tôi đã vào Hà nội với cô Cúc, em gái út của tôi mới 5 tuổi, theo người bố tôi gửi ra đón và đành để lại các chị tôi ở lại kháng chiến với tôi. Anh tôi đã thoát ly theo đoàn Văn Nghệ lưu động, ở nhà chỉ còn mình tôi là đàn ông. Nên gia đình tôi tản cư đến đâu cũng ở cạnh nhà với bác đốc Nghiêm, đốc học ở Bắc Ninh nên được đối sử theo chế độ nhân sĩ yêu nước, phụ trách ban thi đua của tỉnh Vĩnh yên. Con trai cả là Đỗ Trọng Kim làm Đổng lý Văn phòng bộ Tài chính đã giới thiệu 3 chị em tôi đi làm ở Nha Tín dụng Sản Xuất do ông Đào Thiên Thi làm Tổng giám đốc.
Vào làm ở đây tôi hỏi trưởng phòng, xếp của tôi nhiều nhất là về lạm phát vì tôi bị lạm phát hành ngay từ lúc tôi phải lo mọi công việc chợ búa cho gia đình. Ở vùng tản cư chợ họp 5 ngày một phiên, chợ nào nổi tiếng, họp 5 ngày 2 phiên. Chợ huyện ngày nào cũng họp như xa tới 12 cây số nên đành chịu. Gạo thời đó chưa bán theo kg mà theo ang, ang lớn 4 kg nhỏ hơn chỉ 3 kg nên cứ phải theo ang mà quy ra kg để so sánh mà tính được mức cần mua. Tôi nhớ mợ, (tôi gọi bồ mẹ là cậu,mợ) khi tôi mới học lớp 4 đã bắt tôi phải tập giặt lấy quần áo để biết cách giặt, dù nhà có người giúp việc; ngày tết hay ngày giỗ phải tham gia xé thịt gà luộc cho nhỏ tơi để nấu món thang, Tôi được khen là sé thịt gà nhỏ tơi khá lắm nên càng cố gắng làm cho bát thang thêm đẹp. Nhờ đó mà tản cư tôi vẫn gánh 2 cái rổ đi chợ và lo cơm nước khi mợ và hai chị bị sốt rét gầy nhom chả đi chợ nấu cơm được.
Kỳ đó lạm phát phi mã đến mức lương tháng khi tôi làm thấy giáo làng ở huyện Vĩnh Tường gần Việt Trì là 180 đ đủ sống và mua hồng hạc Việt Trì cho cả nhà nếm mùi đặc sản. Vậy mà 2 năm sau khi làm ở Tổng Tín, một bát phở giá đã là 200 đ, hơn một tháng lương thầy giáo làng. Lương tôi khi đó đã quy ra gạo được 38 kg một tháng. 30 kg nộp hết cho nhà ăn với 15 kg nấu cơm và 15 kg để mua thức ăn, còn 8 kg lĩnh bằng tiền để tiêu vặt. Đến lúc giáp hạt giá gạo tăng vọt, giá thịt heo, thịt trâu rẻ hẳn nên ăn rất tươi. Trưởng phòng ở Tổng Tín trả lời cho tôi biết lạm phát đến mức nào đó tự nó giãn ra và giá ngừng tăng. Tôi không thỏa mãn nhưng chẳng biết xem sách nào để hiểu rõ vấn đề.
Lúc đó Tổng Tín có chi bộ Đảng nhưng đang thời kỳ Đảng rút vào bí mật nên quần chúng chỉ xì xào với nhau, bọn mình làm gì đảng viên báo cáo lên chi bộ hết. Tôi ra phòng thông tin đọc báo thấy giới thiệu về chủ nghĩa Mác rất thích và cảm thấy quyết định đi kháng chiến của mình là thức thời vì chắc chắn tương lai không phải chỉ là đuổi quân xâm luợc đi mà là xây dụng chủ nghĩa xã hội đem lại bình đẳng cho dân nghèo. Tôi nhớ nhất những bài bút chiến giữa bộ trưởng bộ tư pháp là nhân sỹ yêu nước theo quan điểm tư pháp độc lập với tác giá là thư ký của Tổng bí thư Trường Chinh. Cuối cùng ông bộ trường đã chấp nhận tòa án của nhà nước tư sản cũng nằm trong vòng chuyên chế của chủ nghĩa tư bản.
Lúc đó tôi xem ở phòng thông tin bài viết ca ngợi cuốn “Người Xô viết chúng ta” về những gương sáng đẹp của những người Cộng Sản không đảng đã hy sinh như những đảng viên Cộng sản trong cuộc nội chíến và trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại chống phát xít trong Thế chiến thứ hai và tự nhủ gìờ đảng rút vào bí mật, ta làm người cộng sản không đảng ngay trong công việc hàng ngày chả hay lắm sao.
Năm 1951 tôi chuyển lên tổng hàng (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) làm việc. Nhờ những bài viết trong Tạp chí NGÂN HÀNG Trung quốc do ông Hoàng Thanh Tùng lính Nhật làm ở ngân hàng Tokyo chạy sang hàng ngũ của ta, dịch ra, tôi hiểu rộng ra dần những bài học vỡ lòng từ một lớp huấn luyện về ngân hàng của Việt Nam Quốc Gia Ngân hàng nằm trong bộ Tài chính.
Nhờ được chuyên gia Trung Quốc khuyên về vị trí quan trọng của một ngân hàng trung ương không thể để nằm trong bộ Tài chính, Đảng đã cử đồng chí Nguyễn Lương Bằng trong Bộ Chính trị làm tổng giám đốc đầu tiên của ngân hàng nhà nước. Được tín nhiệm bầu làm chủ tịch Công Đoàn, tôi càng cố gắng tham gia các hoạt động xã hội kể cả việc như cắt tóc cho anh em trong cơ quan. Vì thế buổi trưa tôi hầu như không nghỉ chỉ khi kẻng đánh báo 15 phút đến giờ làm việc, tôi mới nằm trên ghế băng chợp mắt đúng 10 phút. Tôi đã luyện được đồng hồ sinh học trong người đánh thức rất đúng giờ.
Tôi nhớ anh chị em trong Vụ Nghiệp vụ soạn thảo một nghị định hay thông tư giải thích và hướng dẫn một nghiệp vụ ngân hàng thường mất vài tuần hay một tháng. Còn tôi chỉ trong một tuần đã viết xong và không phải sửa lại mấy khi cấp trên duyệt. Vì thế năm 1952 tôi được bầu là 1 chiến sỹ thi đua trong 8 chiến sỹ thi đua của ngân hàng trung ương. Được dẫn một chiến sỹ thi đua nổi bật nhất đi báo cáo ở Đại hội chiến sỹ thi đua toàn quốc mà có nhiều người được phong là anh hùng quân đội hay anh hùng lao động như đồng chí Ngô Gia Khảm giám đốc một Công binh xuởng bị bỏng cháy nham nhở cả khuôn mặt khi tán thuốc súng và có nhiều sáng kiến chế tạo vũ khí, như anh hùng quân đội La văn Cầu chặt đứt cánh tay bị thương lủng lẳng cho khỏi vướng để đánh thắng giặc Pháp.
Sau đó tôi được cử đi dự lớp chỉnh huấn của các cơ quan Trung ương đóng ở ATK (An Toàn Khu). Lớp tổ chức thành từng chi có nhiều tồ 12 người. Chi tôi có nhà văn, kịch sĩ Thế Lữ, trong tổ của tôi có nhà thơ Xuân Diệu thích chải chuốt trong các giờ nghỉ, nhà văn Nguyên Tuân nổi tiếng đi hát ả đào ở Khâm Thiên. Không may cho tôi, khi khai lý lịch tôi đã theo thẻ viên chức bộ Giao Thông Công chính của bố tôi ghi là chánh văn phòng bộ và bị quy ngay là con của viên chức cao cấp thời thuộc Pháp. Theo phân biệt bạn, thù, ta trong chỉnh huấn, tôi bị phân là con kẻ thù nên suýt bị phá sản báo cáo chỉnh huấn khi tổ thông qua. Tôi đã gặp các bạn của bố tôi tham gia chỉnh huấn hỏi cho rõ. Các bác cho tôi biết bố tôi chỉ là trưởng bộ phân quản trị của bộ khi làm thẻ này, ông phóng đại lên thành chánh văn phòng cho oai. Tôi báo cáo lại chuyện này những không thay đổi được lời đã khai.
Năm sau tôi được cử đi công tác tại Nghệ An cùng với ông Vũ Thế Chi ở vụ tổ chức cán bộ. Khi ông Chi quay về ngân hàng trung ương nói tôi ở lại chờ ngân hàng Nghệ An mua xe đạp ở vùng địch tạm chiếm ra sẽ kết hợp đem xe về ngân hàng trung ương. Nhưng chỉ tháng sau tôi đã nhận quyết định chuyển công tác về ngân hàng Nghệ an. Nghĩ đến chuyện bị lừa như thằng trẻ con, tôi buồn quá nhưng rồi công tác thực tế cuốn hút tôi và tôi đã xây dựng gia đình với một cô kiểm ngân cũng say mê công tác và văn nghệ như tôi. Lúc đầu ông bố vợ tương lai không đồng ý vì nghe thấy lý lịch tôi là thành phần tư sản Hà nội. Nhưng nhân chuyến đi công tác Hà Nội ông tới thăm nhà tôi và thấy không phải nhà buôn phố hàng Đào mà chỉ là một ông phán (không phải là ông tham sự quan to) bộ Giao thông công chính nên cũng đồng ý.
Biết được chuyện này tôi viết thư lên ông Tố Hữu là giảng viên chính của lớp chỉnh huấn hỏi lại về vị trí cua bố tôi hiện là công chức lưu dung có công giữ lại tài sản của bộ để bàn giao đầy đủ cho chính quyển cách mạng vào tiếp quan thủ đô. Bức thư chắc không đến tay ông Tố Hữu nhưng có tác dụng tích cực giúp tôi lập gia đình với người tôi yêu
Không may là sau này, năm 1959 trong cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh tại Hà Nội lúc tôi làm cán bộ ngân hàng Hà nội, gia đình tôi bị quy là tư sản vì có hai nhà và đem cho thuê hai phòng. Gia đình tôi bị lôi ra đấu tố như trong cải cách ruộng đất vì ông bạn bố tôi thuê một căn phòng trong nhà, đã bịa đặt ra là nhà tôi cất dấu xe máy trong tủ với ý đồ mà ông đã nói ra sau đó, là sẽ hạ được giá thuê nhà khi nhà nước tịch thu ngôi nhà. Anh chị em tôi liền làm đơn khiếu nại về cách đấu tố điêu theo sai lầm trong cải cách ruộng đất. Thành ủy cử ngưởi xuống đo đạc lại diện tích nhà và thấy rõ chỉ có hai xe máy loại của trẻ em cất trong gầm cầu thang mà tôi vẫn dùng 1 cái để đèo nhà tôi đi làm hàng ngày. Chả có cái tủ nào đủ to để nhét xe máy vào, Bạn bố tôi ngượng vì đã đấu tố sai, chuyển đi nơi khác thuê nhà, ông tổ trưởng cải tạo tư sản cũng bị điều đi nơi khác. Nhưng tôi đã bị liệt vào thành phần tư sản. Dù bị cải tạo theo kiểu nống lên thành tư sản nhưng theo tinh thần chỉnh huấn tôi đứng ra kê khai đủ số vàng có trong nhà kể cả tư trang là 15 lượng.
Vào Thành phố Hồ Chí Minh tôi được tham gia đoàn cố vấn cải tạo tư sản ở thành phố; tôi thấy nếu cứ theo tiêu chuẩn đổi tiền quá 2 triệu đồng và vàng không phải là tư trang chỉ có hơn 10 lượng thì tiểu thương chợ Bến thành trở thành tư bản hết. Tôi đã giúp cho ban cải tạo quận 11 trả lại vàng tư trang, đồng hồ mạ vàng cho nhiều hộ bị thu giữ bất cứ thứ gì có dính chút vàng theo thực tế là ban cải tạo đã trả lại vàng tư trang cho gia đình tôi.
Tôi vẫn say mê công tác và có nhiều sáng kiến cải tiến thể lệ cho vay thương nghiệp được cục Thương nghiệp công nhận và sửa vào thể lệ cho vay như chỉ thu nợ trực tiếp vào tài khoản vay tiền bán hàng theo giá vốn, vậy định kỳ phải trích lại chênh lệch giá mua bán cho công ty. Những cải tiến này làm cho đồng chi Lê Đức, phó Tổng giám đốc ngân hàng trung ương, người đi học ở Đức loại cho vay theo doanh số này không nhận ra nổi đứa con nghiệp vụ tín dụng mà mình đã mang từ Đức về.
Việc cho trích phí thuế lãi đã cột chặt công ty Mâu dịch quốc doanh vào tín dụng ngân hàng. Vì chỉ cần theo rõi doanh số thu nợ là biết ngay công ty thực hiện kế hoạch bán hàng ra sao và bán hàng không đạt kế hoạch sẽ trích phí thuế lãi ít, không đủ tiền để chi tiêu. Có những bài báo của tôi trên tập san Ngân hàng nói về kinh nghiệm kiểm tra đảm bảo nợ của tôi, các tỉnh hỏi trung ương phải thực hiện bài đó như thế nào. Cục Thương nghiệp phải sửa đổi thể lệ cho vay cho mọi nơi thống nhất thi hành.
Còn nhớ chuyện công ty phát hành phim Việt Nam vay theo thể lệ cho vay trong định mức của Cục Công Nghiệp cũng nộp tiền bán hàng thẳng vào tài khoản vay nhưng cách kiểm soát không khoa học như thể lệ cho vay thương nghiệp nên nợ thiếu đảm bảo cao và khoản nợ phải đòi người mua đọng lại vài qúy. Tôi nhận bàn giao việc cho vay công ty này, đến gặp giám đốc Công ty và đề nghị thay đổi cách quản lý bán hàng nếu không sẽ bị “kỷ luật tín dụng” (nói theo ngôn từ của thể lệ cho vay). Giám đốc đỏ mặt, chỉ vào tấm bằng khen của bộ nói “anh có giỏi trèo lên gỡ tấm bằng khen này xuống rồi hay nói tới kỷ luật tín dụng”. Tôi nhận ngay khuyết điểm về ngôn từ chuyên môn dễ gây ra hiểu lầm và đưa ngay bản cân đối kế toán của công ty ra phân tích cho ông Giám đốc thấy, bán hàng đạt và vượt kế hoạch nhưng thu tiền bán hàng chậm quá có khoản 3 qúy sau mới thu tiền. Trong tiền bán hàng có tiền lãi gộp, chúng tôi chỉ thu nợ theo giá vốn. Vậy tiền bán hàng thu về nộp chỉ vào ngân hàng khoảng 1/3 kế họach thì tiền trích lãi gộp làm sao đủ để chi tiêu.
Được cái hay là ông giám đốc tự biết mình không chuyên về kế toán nên hỏi rất kỹ các con số. Sau đó gọi kế toán trưởng lên trình bày tình hình. Ông kế toán trưởng nói ngay: “Ông Nhung nhớ chế độ kế toán của bộ hơn cả tôi. Quên chỗ nào hỏi ngay ông ấy đỡ phải đọc lại chế độ”. Cuối năm đó ông giám đốc mời tôi đến dự hội nghị công nhân viên chức của công ty và khoe ngay: nhờ cán bộ tín dụng cố vấn cho công ty thu hồi được 90% tiền nguời mua hàng nợ mà công ty ta được thêm một bằng khen về thu hồi nợ đọng.
Nhờ những sáng kiến thay đổi thể lệ cho vay thương nghiệp, tôi được ngân hàng Hà nội cho đi học lớp đại học tại chức đầu tiên của trường đại học kinh tế. Tốt nghiệp xong tôi được điều về trường Trung Cao cấp nghiệp vụ ngân hàng. Tôi vẫn theo cái nếp tự mình vạch ra kế hoạch công tác nên bận túi bụi nhất là về hướng dẫn luận văn tốt nghiệp. Vì thế ngồi chờ tầu ở ga xe lửa tôi vẫn có thể giở bản thảo luận văn của sinh viên ra để đọc, sửa và gợi ý hướng tra cứu để viết cho có sức thuyết phục. Vì bận, nên đi khám bệnh xong tôi về ngay trường để làm việc theo chương trình tôi đặt ra, bình thường như công việc riêng của mình nhưng anh chị em cho là chuyện lạ vì ai đi khám bệnh xong cũng về nhà.
Tôi vẫn giữ liên hệ tốt với cục Tín dụng Thương Nghiệp nên ông Cục trưởng hay Cục phó năm nào cũng xuống trường gợi ý những đề tài nghiên cứu luận văn theo ý định cải tiến của Cục. Cho nên những ý kiến đề xuất cải tiến thể lệ cho vay trong các luận văn đạt điểm cao tôi đều gửi lên Cục và Cục chọn ra những ý hay để viết thêm vào thể lệ cho vay. Sinh viên lớp sau đều khen sao các lớp trước viết luận văn giỏi vậy. Viết năm trước là năm sau đã thấy trong những bổ xung hay hướng dẫn thi hành những điểm mới trong thể lệ cho vay. Tôi cũng thường xuyên gửi luận văn xuất sắc đi dự thi và nhiều lần tất cả luận văn gửi dự thi đều đoạt giải từ giải nhất, nhì tới giải khuyến khích. Do những thành tích và thái độ làm việc tôi đã 8 lần được bầu là chiến sỹ thi đua của trường. Năm 1989 tôi có bài báo “Một Quyết định đầy khó khăn” nói về quyết định của Hội Đồng Bộ Trưởng quy định những giải pháp chống lạm phát như lãi suất qua cao gây lỗ cho ngân hàng và khó khăn cho doanh nghiệp, HTX. Báo Sài Gòn Giải phóng, chắc thích bài báo, nên đổi tên bài là “Một Quyết định đầy mâu thuẫn” với lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao hơn lãi suất cho vay do bám vào lãi suất lừa bịp của cơ sở Nước hoa Thanh Hương. Đồng chí bí thư Thành Ủy cho thư ký đến nhà mời tôi lên gặp. Khi gặp, đồng chí ân cần hỏi thăm việc giảng dậy ở trường như thế nào, có đúng như những gì đã viết không? Tôi trả lời bài báo là kết quả giảng dạy và nghiên cứu của tôi về quy luật lưu thông tiền tệ, về những đóng góp của tôi trong cuộc hội thảo về lạm phát mà Tạp chí Công Sản và Ban Kinh tế TW Đảng tổ chức tại Hà Nội năm 1988 và góp phần vào xác định lãi suất dương có tác động rất mạnh tới chống lạm phát.
Đáng buồn là năm sau, đồng chí tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng đã bị buộc về hưu khi vừa đúng 60 tuổi và có bài báo chia tay buồn với độc giả của báo.
Trường cũng đối sử với tôi khá hơn sau những đóng góp của tôi cho hội thảo của Tạp chí Cộng Sản. Tôi nhân dịp đó để nghị xem xét kết nạp tôi vào Đảng nhưng được trả lời là trên 50 tuổi phải do TW Đảng quyết định việc này. Tôi tiếp tục sống theo mẫu người Cộng sản không đảng. Nhiều lúc nghĩ lại giá hồi trẻ phấn đấu vào đảng chắc sẽ được đề bạt vào những chức vụ cao hơn chả đên nỗi lương cao hơn lương hiệu trưởng phải đợi cho tới lúc ổng lên lương mới được tăng để khỏi vượt “khung”. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại tôi vẫn thích thú với mẫu người Cộng sản không đảng vì nếu vào đảng để mưu đồ địa vị tôi đã chẳng thể có công trình nghiên cứu để đời về nhấm lẫn của Gs Paul A. Samuelson.
Nhà tôi trớ trêu thế nào mà lúc là cảm tình Đảng, gặp ông bí thư chi bộ bất mãn hơn 10 năm không kết nạp ai vào Đảng, đến lúc về hưu, hoạt động đoàn thể năng động và hết lòng với hội viên. Đi quyên góp các mạnh thường quân gây được vài chục triệu đồng cho Qũy chăm sóc Người cao tuổi. Nhiều đảng viên cùng làm việc phải thốt lên bà ấy làm việc hiệu quả bằng 2 đảng viên. Thành hội phụ nữ 8 năm liền cấp bằng khen là cán bộ phụ nữ xuất sắc. Giờ 75 tuổi mà không rút lui được. Tôi cũng giống nhà tôi ở nét hăng say cho công tác đoàn thể như tôi đã dành cho Ban Liên lạc cán bộ Hà nội. Tôi quen nhiều ngân hàng nhờ đó cũng quyên được hàng chục triệu đồng hàng năm cho qũy của Ban. Hội viên biết tôi nhiều hơn các thành viên của Ban nên có ai ốm đau nằm viện đều nhắn cho tôi biết để tôi đến đưa tiền thăm viếng. Nhân chuyện này, tôi đã qua hội viên này nắm địa chỉ hội viên khác, đi đến nhà tất cả hội viên để hoàn chỉnh danh sách và bổ xung địa chỉ, điện thoại những hội viên thay đổi địa chỉ; có hội viên ở xa trên 10km phải đi tới 3 lần mới tìm ra nhà.
Người Cộng sản không đảng có những nét đẹp như thế sao không tự hào được. Tôi đã tự khám phá ra chủ nghĩa xã hội bằng cả khối óc và trái tim nên hết lòng bảo vệ chủ nghĩa xã hội bằng những lý do thuyết phực nhất. Như chuyện anh Chấn có những bài về tiền tệ được giới văn nghệ tìm đọc. Nhưng khi tìm ra trang blog của anh, tôi không ưng thái độ của anh Chấn nhân dịp không thành công về chống lạm phát ở Việt Nam đã viết đây là “thời cơ nổi dậy để lật đổ chế độ Cộng sản” Tôi đã nói thẳng với anh Chấn: “Mỹ có phải Cộng sản đâu mà đang đại suy thoái như thập kỷ 1930. Cách viêt đó rât yếu về chuyên môn và non nớt về chính trị. Anh làm sao có thể chứng minh đa đảng là tự nhiên hết lạm phát hết suy thoái?”.
Bạn bè tôi thường nói tôi là “ông Mác con” khi tôi bênh vực lý luận Mác Lênin trước luận điểm ngược hẳn của trường phái kinh tế khác. Tôi cho đó là lời khen thích đáng./.
|
=
390
283245
|
Hội thảo |
|
Hỗ trợ |
Engineer Vũ Ngọc Dũng
HP: 0903918144
vudzung57@gmail.com
---------
|
Nếu quý vị thấy website hữu ích. Xin ủng hộ số tiền tùy hỷ gửi vào tài khoản sau:
Ngân hàng: VietinBank
Số tài khoản: 106004126294
Chủ tài khoản: Vũ Ngọc Dũng
|
|
Truy vấn |
Xin chào |
! |
Đã xem |
|
Đang xem |
|
|
|