Đọc các thông tin về sụp đổ các ngân hàng ở Mỹ, tôi thấy Việt Nam sẽ gập những khó khăn tương tự:
Ngân hàng Mỹ lao đao về cho vay mua nhà thế chấp bằng chính ngôi nhà đó. Qua những công cụ tài chính cực mới, tài sản thế chấp được môi giới bán sang các ngân hàng khác, ngưởi môi giới cứ theo mức môi giới được mà hưởng hoa hồng. Giá nhà đất sụt tài sản thế chấp không đủ cho tổng dư nợ vay đã bị đúp lên theo môi gíơi; thế là vỡ nợ.
Việt Nam ta không có khoản nợ vay mua nhà như vậy nhưng nguy cơ cũng tương tự như Mỹ do:
- các khoản vay thế chấp bằng nhà đất rất nhiều. Và quy mô khoản vay tăng lên tùy theo giá trị tài sản thế chấp chứ không tùy theo phương án kinh doanh, theo doanh thu thực tế của doanh nghiệp vay như các ngân hàng nước ngoài. Vì thế khá nhiều doanh nghiệp có nợ quá hạn do doanh thu không đủ trả nợ. Ngân hàng ta lại không đòi hỏi cam kết của doanh nghiệp vay vốn là phải nộp toàn bộ doanh thu bán hàng vào thẳng tài khoản vay để trả nợ, để ngân hàng nắm đằng chuôi việc thu nợ từ doanh thu bán hàng của người vay. Vì vậy doanh nghiệp bị nợ quá hạn khá nhiều nhưng họ vẫn che dấu ngân hàng được vì:
- Kèm theo đó là dịch vụ cho vay nóng để trả nợ quá hạn, lãi suất tới 3%/ngày và hơn thế. Dịch vụ này do các tư nhân quen thân với ngân hàng đảm bảo. Biết chắc là doanh nghiệp này sẽ được ngân hàng cho vay lại trong thời hạn quy định (vì ngân hàng chỉ đối phó với chuyện vay nợ mới của ngân hàng để trả nợ cũ của ngân hàng quá hạn). Vì vậy việc đảm bảo nợ vay ngân hàng bằng nhà đất thế chấp có thể gây cho ngân hàng Việt Nam rắc rối về nợ đảm bảo bằng giấy tờ nhà đất.
Về vấn đề trách nhiệm của ngân hàng trung ương để xẩy ra lạm phát cao. Thực ra ngân hàng trung ương không gây ra lạm phát vì tổng tài sản do GDP tăng trưởng tạo ra tổng cộng là 4.303 ngàn tỷ (từ 1990 đến 2006) tăng thêm 193 ngàn tỷ nhưng tổng số tiền lưu thông tăng lên chỉ có 151 ngàn tỷ bằng có 45,16% như vậy là đúng với quy luật lưu thông tiền tệ và không gây lạm phát. Sở dĩ lạm phát năm 2007 cao tới 12,56% là do TCTK đã không dùng CPI trừ năng lượng va lương thực thực phẩm (CPI excluding energy and foods) như tất cả các nước phát triển và rất nhiều nước đang phát triển nên CPI hiện là số cộng của lạm phát tiền giấy và lạm phát giá cả (oil inflation hay price inflation). Như vậy là tỷ lệ lạm phát kép (cộng tỷ lệ của hai loại lạm phát tiến giấy và lạm phát giá cả)
GDP (1990 -2006)*
|
tăng thêm*
|
Tiền lưu thông**
|
% so GDP**
|
4303784 tỷ
|
293167 tỷ
|
1514455 tỷ
|
45.16%
|
Nguồn: * từ Website của Chính phủ
** từ báo cáo của ngân hàng trung ương, xuất bản công khai
Lo cho ngân hàng như vậy. Cũng mong là tôi không đúng; được thế sẽ là hồng phúc cho đất nước ta. Tôi theo gương Gs Paul Samuelson, sẽ nhận ngay nhầm lẫn của mình. Nhưng suy tính lập luận mãi vẫn thấy lo. Nếu chính phủ nhận ra, tổ chức toạ đàm để ngăn chặn trước nguy cơ này chứ đề nó xẩy ra rồi chắc chắn là khó chữa. Rất mong nỗi lo này được chia sẻ.
Y kiến của bạn