Mẩu tin trên báo Lao Động ngày 27-4-2009 sau đây cho thấy trả lời của bộ Công thương khác xa thực tế:
Những lời tâm huyết
Tây Nguyên bây giờ đang vào mùa mưa. Mưa quất ràn rạt vào mặt người, mưa xối xả trên những vạt đồi lúp xúp cà phê và cỏ dại. Giở tấm bản đồ không ảnh (chụp từ trên máy bay) địa hình một số tỉnh như Lâm Đồng, Đắc Nông, Đắc Lắc... cho nhóm nhà báo xem, anh cán bộ địa chất đi theo đoàn chỉ vào những vùng xanh thẫm trên bản đồ và khẳng định đó là những vùng còn rừng, còn những vùng có màu bờn bợt như màu cỏ úa là vùng đồi trọc hoặc chưa được phủ xanh.
Nếu đem so sánh tấm bản đồ địa hình của Tây Nguyên chụp năm 2008 với tấm bản đồ chụp hơn 10 năm trước thì mới thấy thật là xót xa, khi những vùng bờn bợt như màu cỏ úa cứ loang rộng ra trên bản đồ và lớn hơn rất nhiều vùng có màu xanh thẫm.
Trong khi đó ý trả lời sau đây lại khác hẳn:
Đại tá Bùi Quang Tiến - TGĐ Cty cổ phần alumin Nhân Cơ - ôm một tập bản đồ mặt cắt địa hình thân quặng ra hiện trường để chỉ cho chúng tôi cấu trúc vỉa quặng bauxite. Ông Tiến nói: "Vỉa quặng bauxite có độ dày trung bình từ 2-10m có cấu trúc dàn đều trên bề mặt các ngọn đồi với độ sâu dưới lớp đất mặt từ 0,2-1,5m chứ không nằm theo vỉa như vỉa than. Vì vậy công nghệ khai thác hết sức đơn giản là chỉ việc gạt lớp đất mặt phía trên để bóc lấy quặng. Sau khi bóc hết lớp quặng, người ta có thể dễ dàng gạt lại lớp đất màu lên trên để hoàn thổ cho dân có thể canh tác trở lại, lúc này lớp đất màu đã được xới xáo kỹ nên có thể đem lại năng suất cây trồng cao hơn".
Như vậy có thể hoàn thổ lại cho dân, cớ sao lại phải chặt phá rừng đến nỗi những vùng xanh thẫm trên bản đồ và khẳng định đó là những vùng còn rừng, còn những vùng có màu bờn bợt như màu cỏ úa là vùng đồi trọc hoặc chưa được phủ xanh.
Cho nên, nỗi lo vẫn còn đó./.
Ý kiến của bạn
· Vẫn đáng lo thật
· Sao trả lời trên báo lại khác thực tế như vậy
· Không có ý kiến