Từ sau Tết đến nay tôi phấp phỏng đợi chờ xem kết cục những điểm tôi đề nghị ở trang blog này sẽ có thể ảnh hưởng tới suy thoái ở Việt Nam đến mức nào. Có thể làm giảm thiết hại do suy thoái không. Dự đoán theo tôi thiết nghĩ là phải cân nhắc xem có thể xẩy ra những kịch bản nào và con đường dẫn tới kịch bản đó:
Kịch bản tốt nhất: Các bộ trưởng xa rời lý luận Mác Lênin, không hiểu rõ đúng bản chất lạm phát và suy thoái, nhận ra sai lầm và tự sửa những giải pháp kiềm chế lạm phát không đúng quy luật lưu thông tiền tệ gây sốc cho kinh tế và tạo lỗ hổng cho khủng hoảng kinh tế thế giới xâm nhập vào nước ta và chắc chắn gây ra tổn thất lớn nhất. Đây là kịch bản mà tôi rất mong do nó sẽ đưa Việt Nam tới mức suy thoái thấp nhất nhưng lại ít khả năng xẩy ra vì e rằng các bộ trưởng khó vượt qua chính mình để nhận ra khuyết điểm xa rời lý luận Mác - Lênin nên xa lầy vào thuyết lạm phát giá cả. Thuyết này trái với định nghĩa của Mác về lạm phát tiền giấy do khối tiền lưu thông nhiếu hơn nhu cầu lưu thông hàng hóa (M > PQ/V).
Điển hình nhất là sai lầm của bộ trưởng bộ Tài chính. Nếu ông ta thấy được sai lầm gốc rễ này sẽ thấy ra ngay các giải pháp:
- bù lỗ cho tổng công ty xăng dầu tưởng rằng có thể hạ giá xăng trên thị trường thế giới nhưng thực tế chỉ hạ được giá xăng trong nước thấp hơn các nước láng giềng làm ngân sách chẩy máu theo dòng xăng buôn lậu qua biên giới bao cấp giá xăng rẻ cho cả người tiêu dùng nước ngoài. Thủ Tướng đã nhận ra sai lầm này của ông và cấm bù lỗ xăng dầu từ năm 2007; hy vọng Thủ tướng từ việc này sẽ giúp ông bộ trưởng Tài chính hiểu tiếp lạm phát giá cả là cái vỏ bọc mà Gs Paul A. Samuelson che dấu cho cơn sốc dầu lửa nên ông bộ trưởng tiếp tục sai lầm là chỉ mở một mắt để đọc định nghĩa của Mác về lạm phát vốn chỉ có 1 thứ là lạm phát tiền giấy, lao theo thuyết lạm phát giá cả trái ngược với lý luận Mác-Lênin;
- từ nhầm lẫn trên, ông bộ trưởng dẫm vào vết xe đổ của Fed năm 1979-1982 dùng các công cụ của chính sách tiền tệ vốn chỉ là thuốc chữa lạm phát tiền giấy để chữa lạm phát giá cả nên đã đưa nước Mỹ vào cuộc lạm-suy 1979=1982 với 25.000 doanh nghiệp phá sản, 10 triệu người mất việc làm (trên 10% lực lượng lao động). Lao theo trường phái lạm phát giá cả nhưng ông lại không đọc cuốn kinh tế học của Gs Paul A. Samuelson để thấy những nhầm lẫn củ của của Gs ( mà trong lần xuất bản thứ 17 năm 2002, Gs đã nhận ra sai lầm và thay đổi quan điểm về lạm phát chi phí đẩy, một loại lạm phát trong các loại lạm phát giá cả).
- ông bộ trưởng muốn làm ngân hàng trung ương thứ hai nên đã gửi nhầm 52 ngàn tỷ tiền gửi của Kho bạc nhà nước vào ngân hàng quốc doanh thay vì gửi đúng chế độ vào ngân hàng trung ương. Ông đã khéo léo né tránh trong cuộc trả lời chất vấn của Quốc hội nên đã dấu được
thâu tóm ngân hàng trung ương vào siêu bộ Tài chính